Tập Lái
13/5/19
3
0
2
33
Bài 7: Một số các bộ phận khác của động cơ
View attachment 343921

Nói chung nắp quy lát như là cái nắp máy có chứa các bộ phận như xu páp, trục cam...cái nắp này đậy lên thân máy đc ngăn cách bằng 1 cái gioăng cho kín. Thân máy là phần có chứa piston trở xuống đó. Các pác phải nhớ mấy cái tên này, chứ ra ngoài gara người ta bảo nắp quy lát, rồi thì gioăng nắp quy lát lại ngơ ngơ, thợ nó tinh lắm, nhìn bác nào ngơ ngơ là nó vặt lông ngay... :)))

Hết bài 7/ HV - Còn nữa...
Em k tìm đc bài 8.1 và bài 8.2 nhờ mọi ng chỉ giúp ạ. thanks all
 
Hạng F
29/10/16
11.499
21.747
113
Pháp
Em k tìm đc bài 8.1 và bài 8.2 nhờ mọi ng chỉ giúp ạ. thanks all
Nhìn hình đính kèm hình như là Joint de culasse, , nhưng để chủ thớt post nhé, còn tôi chỉ phụ hoạ cho vui, nhưng nhiệm vụ chính là gì ?

Tôi chi nói ngắn gọn là phần nầy là phần nối tiếp của máy trên và các bộ phận chuyện động dưới, không thể nào là mono-coque, tức là như trứng gà mà có nhân , phải ráp như thế nào, thức là ở dưới để nhân sau đó mới ráp mặt trên và dưới, từ đó joint de culasse ra đời, ... Mong bác chủ thớt nói thêm nha
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
19/2/19
26
2
3
32
Bài viết hay và chi tiết quá. 81 cmt mà đọc mãi chưa hết :(( thật là chi tiết like cho chủ thớt đi. :)
 
Tập Lái
15/6/19
2
0
1
30
Bài 6: Cấu tạo của Xupap và cơ cấu truyền động trục cam
Trục cam và xupap là 2 bộ phận chính của cơ cấu phân phối khí. Trước tiên hãy xem trục cam dẫn động xupap ra sao nhé
View attachment 1488009
Hình 6.1 - Cơ cấu dẫn động trục cam

Cái trục cam nằm ngang trên cùng đấy, nó có 8 vấu cam để điều khiển 8 xu pap đấy. Trục cam lại được dẫn động bởi trục khuỷu thông qua xích cam. Xem hình ảnh trong thực tế nào
View attachment 1488010

View attachment 343597
Hình 6.2 - Trục cam thực tế
Và trong cụm máy
View attachment 343599
Hình 6.3 - Cơ cấu phân phối khí trong động cơ xăng đốt trong
Và mặt cắt ngang chi tiết
View attachment 1488011
Hình 6.4 - Mặt cắt ngang trục cam và xupap
Lưu ý, khi mở nắp capo lên thấy trên nắp máy có chữ DOHC thì đó là xupap đc dẫn động bởi 2 trục cam, còn OHC hoặc SOHC là 1 trục cam. Còn VVT-i thì là hệ thống cảm biến liên quan đến thời gian đóng mở xu pap.

Trục cam thì đơn giản thế thôi, còn xu páp thì sao.
* Cấu tạo xu páp
View attachment 343617
Hình 6.5 - Cấu tạo xupap

Nhìn hình chắc ko cần giải thích gì về cấu tạo thêm. Chỉ lưu ý các bác có cái khe hở xupap (cái phần sát giữa mấu cam và đầu xu páp ấy, trong hình vẽ sát nịt vậy là chưa đúng). Cái khe hở này để khi xupap nó nóng nó nở ra thì ko bị cấn vào vấu cam. Đợt trước trên diễn đàn có bác hỏi là xe để lâu ko chạy thì khởi động rất dễ, còn khi chạy được 1 đoạn đường dài, tắt máy xong khởi động lại ko được là vì cái khe hở này đây. Nhiều bác cười vì vô lý tưởng bác đó hỏi ngu. Nhưng là vì cái xu pap nóng nó nở ra đội lên vấu cam, làm cái đế xupap (cái banh ra như cái kèn bên dưới đó) ko liền được với xi lanh, buồng đốt ko kín nên ko đủ áp suất buồng đốt, ko nổ được máy.

Lưu ý 2 là cái bạc dẫn hướng xu pap, màu vàng vàng trên hình đó. Xu pap trượt lên trượt xuống trong cái bạc dẫn hướng này. Trên bạc dẫn hướng có cái phớt dầu để ngăn ko cho dầu nhớt lọt từ ngoài vào trong buồng đốt. Cùng xem xupap trong thực tế ra sao nào
View attachment 1488012
Hình 6.6 - Xupap (lưu ý xupap nạp thường to hơn xu pap xả)

Hết bài 6/ HV - Còn nữa...
A viết hay lắm. Cái khe hở xuxpap rất hay. Giờ e hiểu tại sao mấy xe cũ chạy nóng máy mà tắt máy r đề k nổ. Cảm ơn a.
 
Tập Lái
15/6/19
2
0
1
30
Em rất mê ô tô. A có thể dạy em được không? E xin theo phụ không lương có được không a?
 
Hạng F
29/10/16
11.499
21.747
113
Pháp
A viết hay lắm. Cái khe hở xuxpap rất hay. Giờ e hiểu tại sao mấy xe cũ chạy nóng máy mà tắt máy r đề k nổ. Cảm ơn a.
Không phải là chỉ hở mà các xe có hệ thống càm ứng nhiệt, trong trường hợp máy quá nóng vì lý do kỹ thuật nào đó (quên đổ nước, ống nước rò rỉ ....) thì nó tự tắt máy để tránh hư máy (nhất là joint de culasse, và cong culasse), không chỉ là xe cũ mà là xe mới cũng thế
 
Tập Lái
17/6/19
1
1
1
30
Sặc, các bác làm e như đang sống trên đỉnh cao của danh vọng vậy. Ha ha.
Nói chơi chứ e chân thành cảm ơn tất cả những lời động viên các bác, bài e mới viết tới trang 5 thôi mà các pác cảm ơn tới tận trang 12 rồi, nãy giờ e ngồi đọc từng lời bình luận của mỗi bác mà rớt nước mắt, thấy có nhiều bác đăng ký tài khoản diễn đàn vì bài của e làm e vui lắm, vui ko phải vì diễn đàn có thêm thành viên mà vui vì e đã góp đc chút ít công sức nhỏ nhoi trong công cuộc phòng chống tệ nạn vặt gà tại các "Gà ra" xe hơi. Hôm trước giờ e bận quá ko có thời gian viết nữa, các pác làm e "áp nực" quá, phải chiến tiếp thôi.

Các bác lưu ý, vì nhiều comment nhiều trang quá nên để các bác khỏi phải lần mò từng trang theo dõi bài viết của e, e sẽ cập nhật đường link bài mới nhất tại bài 1 trang 1 của e, các bác cứ click vào đó nhé.

Cái hệ thống bôi trơn này e muốn các bác phải hiểu chi tiết và có hình dung đc trong thực tế luôn, sau này nhìn cái động cơ ngoài đời biết chỗ nào là các te, chỗ nào lọc dầu, chỗ nào là bơm dầu...nên e rất mong các bác cứ đi từ từ với e, đừng nóng vội nhé. Người ta học cả nửa năm, năm trời mới hiểu, ae ta học thế này là quá siêu tốc, ko phải gọi là quá thần tốc rồi đấy.

Bài 8 (Phần 3) - Nguyên lý dầu bôi trơn và những hình ảnh thực tế
(E đổi lại tên từng phần cho các bác dễ theo dõi chứ cứ 8.1 8.2 nhìn hoa mắt vãi)
Chu trình 2: Dầu bôi trơn đi từ lưới lọc dầu (lược dầu) -> Bơm dầu
(Các bác lưu ý, ở phần 2 e bổ sung thêm 1 số hình ảnh, các bác xem lại cho dễ hình dung hơn)
Giờ ta tìm hiểu cái bơm dầu nhé, đây là hình em nó trong thực tế
View attachment 345925
Hình 8.9 - Bơm dầu

Các bác để ý bơm dầu này được lắp vào đầu trục khuỷu luôn, trên đầu trục khuỷu nó có cái gờ ngang ngang và cái bánh răng bên trong của bơm dầu cũng đc thiết kếc gờ ngang vậy để khi trục khuỷu quay thì làm bánh răng của bơm dầu quay luôn.

Tháo em bơm ra xem nào
View attachment 345961
Hình 8.10 - Phần tiếp giáp giữa bơm dầu và thân máy

E biết đến giờ nhiều bác vẫn đang thắc mắc ko biết trong máy nó có thiết kế hệ thống dẫn dầu bằng cách gắn thêm các ống như ông nước ko thì xin thưa là ko, người ta chế tạo thân máy dày nhô vào nhô ra lung tung để thiết kế thêm mấy cái ống nằm trong dẫn dầu luôn. Xem thêm phát ảnh nữa cho dễ hình dung
View attachment 345964
Hình 8.11 - Hướng đi của dầu

Các bác sẽ thấy là dầu được bơm hút từ các te lên qua lỗ dầu rồi đi vòng vòng trong thân máy ra cái lọc dầu như trên đấy. Rồi, quày lại các bơm dầu nào, xem em nó tháo rời ra nhé
View attachment 345966
Hình 8.12 - Em bơm dầu bị đè lật ngửa ra (phần này là tiếp giáp với thân máy đấy)
Đè ra, lột đồ e nó...
View attachment 346106
Hình 8.13 - Eo ơi, em í lõa thể
Giờ làm gì tiếp nhở, xoay núm...Hê hê...Ý e là vặn cái ốc của van an toàn ra thì các bác sẽ thấy nó chỉ là cái lò xo bên trong mà thôi
View attachment 345970
Hình 8.14 - Van an toàn của bơm dầu
Ok, đến đây các bác hình dung ra được chưa, ko được thì nghỉ bà đi, đàn ông gì mà lột hết đồ đến thế rồi mà đứng mặt nghệt ra thế thì vứt...Đùa chứ, tiếp nhé các bác, xem nguyên lý hoạt động của em bơm dầu nào
Internal_gear_pump.gif

Hình 8.15 - Hoạt động bơm dầu
Cũng đơn giản thôi nhở, giờ các bác xem cái nguyên lý van an toàn nhéView attachment 346058
Hình 8.16 - Nguyên lý van an toàn bơm dầu động cơ
Các bác để ý thấy dầu được bơm từ các te lên đi qua bơm vào đường dầu chính, bình thường thì nó ko đi qua van an toàn, nhưng khi áp suất dầu cao (chữ P hiện lên đó) thì dầu nó sẽ đẩy cái van nó mở để dầu chạy ngược về cácte giảm áp suất. Áp suất cao khi bị tắc nghẽn gì đó chẳng hạn, hoặc động cơ chạy quá nhanh, nếu ko có van, dầu bị bơm lên quá nhanh hết bà nó dưới các te thì quá trình bôi trơn nó ko đồng đều, chỗ có dầu chỗ ko có thì các bác biết điều gì xảy ra rồi đó.

Thôi, hôm nay học từng đó đã, hẹn các bác chu trình tiếp theo trong bài 8 nhé.
Hết bài 8 (phần 3)/ HV - Còn nữa...
Xem bài tiếp theo tại đây Bài 8 (Phần 4)
Đọc hết phần này e nghĩ bác chắc cũng là mem cứng của thiên địa hội.:))
 
  • Like
Reactions: hoangvuong2512
Tập Lái
8/7/17
39
17
8
Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà không phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.[pagebreak][/pagebreak]

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà em học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền không lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời không quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.
View attachment 345355
Bài 1: Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Hết bài 1 / HV - Còn nữa...

➡️ Các bác đăng ký kênh Otosaigon.com tại đây https://www.youtube.com/user/otosaigon để xem những video đánh giá xe chi tiết hấp dẫn nhất.
➡️ Tham gia Group Trên Đường Thiên Lý tại đây https://www.facebook.com/groups/trenduongthienly/ để cùng nhau chia sẻ mọi vấn đề bắt gặp được trên đường khi lái xe, các video hành trình hoặc hình ảnh ghi lại những tình huống bất ngờ, tai nạn, kinh nghiệm xử lý trục trặc của xe ... Giúp mọi người văn minh hơn khi tham gia giao thông.
Cám ơn các bác!

Phần cập nhật bài mới nhất dành cho các thành viên đã theo dõi do bài bị đẩy qua nhiều trang, các newbie chưa cần quan tâm tới phần này
Bài 8 (Phần 3) - Chu trình 2: Lược dầu đến bơm dầu
Bài 8 (Phần 4) - Chu trình 3: Bơm dầu đến lọc dầu và két làm mát
Bài 8 (Phần cuối) - Chu trình cuối: Két làm mát đến trục khuỷu, thanh truyền, trục cam
Bài 9: Cách thăm dầu và tra dầu bôi trơn động cơ
Bài 10: Hệ thống làm mát động cơ
Bài 11: Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Bài 12 - Hệ thống cung cấp không khí
Bài 13 - Hệ thống khí thải
Bài 14 - (Phần 1) Hệ thống khởi động
Bài 14 (Phần 2) - Trở về tuổi thơ
Bài 14 (phần 3) - Máy khởi động (Củ đề)
[BCOLOR=#ffff00]Newest[/BCOLOR] Bài 15 - Hệ thống điều hòa (Updated 18/08/2016)

Chào bạn,

Bạn có thể inbox cho mình xin file mềm Kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô từ A-Z!

Cám ơn bạn trước!
 
Hạng F
29/10/16
11.499
21.747
113
Pháp
Chào bạn,

Bạn có thể inbox cho mình xin file mềm Kiến thức cơ bản cấu tạo ô tô từ A-Z!

Cám ơn bạn trước!
Giống như bạn là kỹ sư tinh học đòi lấy bằng thạc sĩ/bác sĩ về y khoa qua vài tấm hình ....