Hạng B2
2/3/15
265
310
63
tphcm
Bác lưu ý, trong két xăng có 1 cái lưới lọc thô (e gọi là lọc bình) để lọc thô xăng trước khi vào bơm, nó khác với lọc xăng. Còn lọc xăng là lọc tinh ko nằm trong két xăng, nằm trên đường ống xăng dẫn từ két xăng lên dàn vòi phun.

Tuy nhiên, các dòng xe đời mới giờ ng ta thiết kế lọc xăng nằm cùng cụm bơm xăng luôn, nhiều lúc thay là thay cả cụm luôn.
Dạ, em cảm ơn bác. em đang chạy con xe cỏ morning, lúc đầu em cũng nghĩ cái lọc xăng tinh nó để bên ngoài nên tìm mãi chẳng thấy đâu, sau 1 hồi ngâm cứu mới biết là nó lắp chung vào cụm bơm xăng và đặt luôn trong bình xăng lớn bằng nhựa dưới băng ghế sau , nên em mới nói khó thay so với các dòng xe ngày trước ạ
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
17/9/15
130
2.950
93
XXXX
Bác hoangvuong thân mến. Tiện đây em cũng xin hỏi bác 1 chuyện. Em đi xe hay mở nhạc quen rồi, k nay đi quên k mở thế là lúc quay volang nó kêu két két rất nhỏ. K phải là tiếng tạch tạch khi có xinhan nhé. Có vấn đề gì không bác nhỉ.

Bác ơi, bác hỏi hơi lạc chủ đề chút, cái này bác nên vào box tư vấn kỹ thuật nhé. Các bác cố gắng hỏi những câu liên quan tới các bài e đã đăng nhé, và hỏi câu gì đơn giản thôi vì ở đây nhiều newbie lắm.
Với cả bác hỏi hơi mông lung, bác bị đau tim thì nhiều nguyên nhân cũng như tay lái kêu két két cũng nhiều nguyên nhân.
Trước khi hỏi câu này, bác đã hiểu nguyên lý làm việc của vô lăng tới bánh xe chưa, nếu chưa thì chờ bài sắp tới của e. Bởi hỏi cái mà mình chưa hiểu nguyên lý thì mọi ng trả lời bác ko thể hiểu hết đc. Bác cũng nên tìm trên diễn đàn trước, bác tham khảo ở đây Vô lăng kêu két két

Thân!
HV
 
Tập Lái
27/9/15
14
15
3
Bài viết của bác rất sinh động, trực quan, xem dễ hiểu. Chúc bác ngày mới tràn đầy sinh lực:3danbanh:...viết tiếp phần điện nữa nha bác. Thanks!
 
  • Like
Reactions: hoangvuong2512
Hạng B2
17/9/15
130
2.950
93
XXXX
Ôi, xin lỗi các bác. Đợt đầu rảnh rảnh e viết 1 lèo, mấy hôm nay bận quá nên chưa viết được các bác thông cảm.

Chiều nay đi làm vài chén với mấy ông anh về ngà ngà say, èo mè, đang phóng với tộc độ bàn thờ tính lấy le với con bồ thì đột nhiên 1 thằng ngu suzuki wagon tạt ngay trước mặt đoạn giao cắt Cá sấu hoa cà (Thủ đức), tạt ngang thì e éo nói j, nhưng đệch ông nó chứ, đang tạt thế thì bỗng nhiên xe nó đứng khựng lại, rồi giật giật như bị động kinh dẫm phải đinh. E đúng là hồn lìa khỏi xác. Tuy vậy, với tài năng thiên bẩm cùng phản xạ thiên phú, trong tích tắc e đổi chân dậm phanh cái két ngay cách hông xe nó chắc chừng 5cm. Hú hồn.

Xe e vừa dừng, e đạp tung cửa xe lao xuống như 1 con thú hoang và chồm tới ngay cửa lái của nó tính táng cho nó vài bạt tai vì cái sự ngu thiên phú của nó. Thật ko thể chịu đựng được, các cụ dạy rồi, 1 điều nhịn 9 điều nhục các bác à...Lao tới cửa xe, nhìn thoáng qua cửa kính, thấp thoáng thấy 1 thằng ngồi đầu chạm cả trần xe, bắp tay thì cuộn lên vài con chuột nhỏ xinh hồn nhiên ngước nhìn e như chưa hề có cuộc chia ly. @@. Ngay trong khoảnh khắc 2 ánh mắt chạm vào nhau đó, bất giác e chợt thấy mình giàu lòng trắc ẩn và vị tha biết dường nào. Nhoẻn 1 nụ cười khả ố, e vội vàng nhẹ nhàng lùi lại phía xe e, leo lên xe trong niềm thương cảm vô bờ bến của con bồ....Thôi thì 1 điều nhịn chín điều lành các bác à...Haizzz, thôi, dù sao cũng ngồi đây mà viết bài cho các bác được là e thấy hạnh phúc lắm rồi...:)
Đùa các bác chút cho vui thế chứ chuyện nó không đến nỗi phức tạp như vậy, chẳng qua là có 1 ông đi ô tô suzuki wagon tạt ngang qua đầu e rồi tự nhiên khựng lại, giật giật vài phát, tiến vài phát rồi lùi vài phát, e ngồi trên xe với mấy đứa bạn chỉ buồn cười thôi, chắc ổng mới tập lái cũng thông cảm cho ổng.

Tiếp nhé các bác Bài 12: Hệ thống cung cấp khí

Thường thì hệ thống khí và nhiên liệu người ta hay gộp lại, e thì e tách ra cho các bác hình dung được rõ ràng và ko lan man. Vì e biết nhiều bác đang đọc bài e đầu cũng 3, 4 thứ tóc rồi nên đôi khi cái sự hình dung các bác nó lại nhạy bén và sâu sắc quá mức cần thiết. Giả dụ như e nói cái cần số các bác lại nghĩ ngay tới cái "ấy", hay là e nói tới nhớt bôi trơn, các bác cũng lại nghĩ tới cái "ấy". :)), rồi lại lên youtube search ba cái chuyện "ấy", lại ngồi nuối tiếc cái thời trẻ trâu ấy, e là e thấy...ko lấy làm thích rồi đấy.

Quay lại bài này thì hệ thống khí cũng đơn giản lắm, chúng ta cần hiểu là xăng muốn cháy được thì phải có ô xi, nên người ta cần đưa 1 tỉ lệ lượng không khí vào đủ để đốt cháy hết lượng xăng, còn tỉ lệ bao nhiêu kệ bà nó đi, nhớ mệt đầu, các bác biết giờ cũng chả đc cái quái gì, lúc nào xảy ra chuyện các bác cứ Gu Gồ là xong. Vậy không khí được đưa vào Xi lanh như thế nào?

Quy trình đi của e nó: Bầu lọc gió -> Đường ống nạp -> Cửa nạp -> Xi lanh

1. Bầu lọc gió
Bầu lọc gió chứa cái lọc gió động cơ trong đó, mà các bác lưu ý cái lọc gió này là lọc gió động cơ nằm gần động cơ, khác với cái lọc gió điều hòa thường nằm phía trước ghế phụ nhé. Nói thật các bác chứ trước đây e cũng éo biết đâu...haha.

E thấy bên VNExpress có cô bé xinh xinh hướng dẫn cái này, các bác xem qua video phát hiểu ngay và luôn Video thay lọc gió động cơ
Xem xong các bác quay lại đây luôn nhé, ko ngồi xem lan man bên đó mất cả buổi đấy, đọc xong bài này rồi các bác thích làm trời làm đất gì thì làm nhé...

2. Đường ống nạp
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 12.1 - Số 1 là 4 ống nạp, 2 lọc gió động cơ, 3 là đường ống nạp


Đường ống nạp chạy từ bộ lọc đến động cơ sẽ được chia ra làm 4 ống đến từng xi lanh. Trong lòng ống nạp người ta gắn 1 cái bướm ga, người ta gọi như vậy là vì hình dạng nó giống cái bướm (mấy bác già già lại hình dung linh tinh rồi). Em nó đây
Kiến thức cơ bản từ A-Z về cấu tạo ô tô dành cho người chưa biết gì

Hình 12.2 - Bướm ga

Khi các bác đạp chân ga, bướm ga này sẽ xoay lên để mở cho không khí vào nhiều hơn vào trong ống nạp, bướm ga này thường đặt ngay đoạn chia đường ống nạp thành 4 ống nạp đó.

Và ngay sau bướm ga, người ta gắn 1 cái cảm biến ô xi để kiểm tra lưu lượng ô xi, nếu bướm mở lớn, khí ô xi vào nhiều, cảm biến sẽ báo lên ECU (bộ điều khiển trung tâm) kết hợp 1 số cảm biến khác để điểu khiển lượng xăng ở vòi phun.

P/S: Các bác thi thoảng buồn buồn vệ sinh bướm vợ 2 các bác sạch sẽ nhé, ko là tốn xăng tốn của lắm...:))

3. Cửa nạp và xi lanh

Cửa nạp thì các bác xem bài trước và nhiều bài khác rõ rồi chứ ạ, thường không khí và nhiên liệu sẽ được hòa trộn tại đây, khi piston đi từ trên xuống dưới thì sẽ tạo ra 1 lực hút để hút hỗn hợp không khí nhiên liệu này vào trong xilanh (tất nhiên là xupap nạp lúc này mở ra).

Đấy là theo kiểu tự nhiên của hầu hết các loại xe thông dụng, hiện nay để tăng công suất động cơ, người ta hay độ thêm các bộ phân tăng áp hoặc siêu nạp để tăng lượng không khí vào để đảm bảo nhiên liệu cháy trọn vẹn, tăng công suất động cơ.

Thêm thắt tí cho mấy bác tò mò về tăng áp với siêu nạp khác nhau ra sao. Giống nhau là 2 cái dùng bộ phận giống như là cái máy nén không khí để hút không khí nén vào cho nhiều ở cửa nạp thôi. Tuy nhiên máy nén của siêu nạp được dẫn động bởi trục khuỷu động cơ nên tổn hao nhiên liệu, còn máy nén của thằng tăng áp thì lại đc dẫn động từ luồng khí thải nên tiết kiệm nhiên liệu hơn. Nhưng cái gì cũng có cái giá của nó, Siêu nạp thì chắc chắn là siêu hơn Tăng áp rồi.

Hết bài 12/ HV - Còn nữa
Xem tiếp bài 13 tại đây Bài 13
 
Chỉnh sửa cuối:
Tập Lái
17/10/15
5
12
3
44
hay quá, bác HV giải thích giúp em khi đi đường ngập nước thì nước vào động cơ như thế nào ah. Cảm ơn bác nhiều
 
Hạng B2
17/9/15
130
2.950
93
XXXX
hay quá, bác HV giải thích giúp em khi đi đường ngập nước thì nước vào động cơ như thế nào ah. Cảm ơn bác nhiều

Bác hỏi câu hay ho gớm, nước nó chảy vào qua hệ thống hút khí vào đấy.
Nếu nước vào thì nó phá vỡ động cơ, gãy xec măng, gãy piston. Nên khi ngập nước chết máy thì bác đừng cố khởi động máy, phá động cơ đấy. Cứ để nguyên thế mà kêu cứu hộ nhé