Tập Lái
7/7/17
1
0
1
29
chào bác HV. em đang là sinh viên học oto năm cuối,và đang làm đồ án về hệ thống khởi động bằng nút bấm trên xe camry 2014(chỉ hệ thống khởi động),nhưng không có tài liệu, muốn xin ít tài liệu của bác hoặc có bác nào có cho em xin được không ạ,cảm ơn bác HV và mọi người (SĐT của em: 0962507322).
 
Hạng B1
6/10/16
67
41
18
41
Ơi bác chủ ko biết du lịch ở đâu mà đồng bào OS ngóng chờ mãi, mong bác khỏe để tiếp tục khai sáng
 
Tập Lái
9/7/17
1
1
3
35
Bài 14 (Phần 2) - Hệ thống khởi động xe ô tô
Trở về tuổi thơ


Bài này e sẽ tập trung phân tích về cái máy phát điện, bên cạnh đó, các bác sẽ hiểu lại 1 số nguyên lý về điện và từ trường học hồi cấp 2, 3 mà đến bây giờ e chắc chắn nhiều bác vẫn còn ngu ngơ mơ hồ.

Tuổi thơ dữ dội của các bác đã bao giờ vọc vạch cái mô tơ điện mini chưa nhỉ? Ví dụ như tháo cái quạt thổi lò than của bà nội ra chơi chẳng hạn? Trong cái quạt thổi lò than này có 1 cái mô tơ nhỏ, ng ta gắn cánh quạt lên mô tơ để khi mô tơ quay tạo ra gió thổi không khí vào lò than đấy. Hay là nghịch mô tơ trong xe ô tô đồ chơi chẳng hạn. Em nó đây
IMG_1747.jpg

View attachment 364866
Hình 14.6 - Mô tơ điện mini

Các bác có nhớ khi tháo mô tơ này ra có 2 miếng nam châm màu đen gắn cố định xung quanh phía trong vỏ mô tơ ko nhỉ? Cái này ng ta gọi là Sờ tai to[BCOLOR=#ffff00] (Stato)[/BCOLOR] đấy. Còn 1 cái bộ phận quay quay để gắn quạt vào các bác có thấy nhiều dây điện quấn lên nó ko? Đó là Rô to [BCOLOR=#ffff00] (Roto).[/BCOLOR] Điện sẽ được dẫn vào rô to dưới tác động của từ trường làm rô to quay. Điện năng chuyển thành cơ năng).

CÁC BÁC NHỚ CHO E CÁI LÀ [BCOLOR=#ffffff]STATO LUÔN ĐỨNG YÊN[/BCOLOR] CÒN ROTO LUÔN CHUYỂN ĐỘNG. STATO ĐỨNG YÊN, ROTO CHUYỂN ĐỘNG. NHỚ ĐIỀU NÀY ĐỂ ĐỌC PHẦN DƯỚI KO BỊ LOẠN.HAHA

Nhưng vấn đề là toàn bộ cái cụm roto nó quay tròn, vậy làm sao để truyền điện cho nó trong khi nó vẫn quay? Thế là người ta sinh ra cái chổi than. Xem ảnh
View attachment 364858
Hình 14.7 - Chổi than và cổ góp

Ta thấy rằng điện được dẫn vào chổi than, chổi than này ép vào cổ góp của Roto để truyền điện, xem thêm hình
View attachment 364859
Hình 14.8 - Chổi than

Lõi chổi than là bột đồng ép, có 1 lò xo để nếu lõi đồng ép này bị mòn thì lò xo sẽ đẩy tiếp phần còn lại xuống. A đù, giờ thì các bác hiểu chổi than, cổ góp là gì rồi. Sau này cứ cái gì mà quay quay như máy bơm, quạt điện, mô tơ...mà bị mòn chổi than thì các bác biết nó mòn cái gì rồi đúng ko.

Mà đấy là chuyện của ngày xưa, còn bây giờ ta trở lại cái máy phát điện xem nào.
Máy phát điện thì cấu tạo kết cấu ngược với mô tơ, các bác lấy tay quay roto thì lúc này lại tạo ra dòng điện (Cơ năng chuyển thành điện năng). Nhưng lưu ý, lúc này Roto lại đc cấu tạo từ nam châm, và Stato lại cấu tạo từ các vòng dây (thường là dây đồng), điện sẽ được dẫn từ vòng dây của Stato ra ngoài.
Phat_dien.jpg

Hình 14.6 - Roto và stato trong máy phát điện

Vậy nó tạo ra điện thế nào? Xem sơ đồ nguyên lý
View attachment 364704
Hình 14.9 - Nguyên lý tạo ra điện

Ở hình trên, cái Roto đc biểu thị bởi thanh nam châm có chữ S, N quay quay đó. S, N biểu thị cho cực bắc và cực nam của nam châm. Khi quay như vậy các bác thấy điện kế đồng hồ thay đổi, có nghĩa là có dòng điện. Hiện tượng này là hiện tượng cảm ứng điện từ. Bản chất của nó là liên quan tới sự chuyển động electron nhưng mà đây là tiền đề đã đc chứng minh nên các bác ko cần cất công đi tìm hiểu làm mẹ gì. Có nghĩa là các bác cứ cho nam châm quay trong cuộn dây thì sẽ tạo ra điện trong cuộn dây. Thế thôi

Vấn đề ở đây là nếu cho nó quay như vậy thì lại tạo ra dòng điện xoay chiều trong cuộn dây. Các bác thấy trên ảnh chiều dòng điện cứ thay đổi tuần hoàn ko, thực tế là nó thay đổi hàng chục lần trong 1 giây. Số lần đổi chiều trong 1s ng ta gọi là tần số, ví dụ tần số 50Hz là 50 lần đảo chiều trong 1 s.

Nhưng mà thiết bị điện trên ô tô của chúng ta lại dùng điện 1 chiều, tức là phải ép dòng điện chạy theo 1 hướng thôi. Mịe, thế là lại phải đẻ ra cái Chỉnh lưu
View attachment 364876
Hình 14.10 - Điod chỉnh lưu trong máy phát điện

Bộ chỉnh lưu chẳng qua là tập hợp của các Diod chỉnh lưu, Diod này có tác dụng chỉ cho dòng điện đi qua 1 chiều, nếu điện chạy chiều ngược lại thì ko được. Ng ta bố trí khoảng 6 cái Diod như vậy để đảm bảo điện 1 chiều ra mượt mà, ko bị ngắt quãng do chạy ngược lại quá lâu. Thế nhưng tốc độ trục khuỷu động cơ lúc nhanh lúc chậm, kéo theo Roto máy phát cũng nhanh chậm theo. Mà điện áp thì phải ổn định. Thế là đẻ thêm cái gọi là Tiết chế vi mạch (giống như cái ổn áp)
View attachment 364942
Hình 14.11 - Tiết chế vi mạch

Giải thích cái này thực sự cũng hơi khó, nhưng mà nó khái quát như thế này
Trên cái roto ngoài nam châm, người ta quấn thêm cuộn dây ở phía dưới các nam châm này với mục đích để tạo thêm nam châm điện (người ta gọi cuộn dây trên roto này là các cuộn kích từ). Nam châm điện này khi hoạt động sẽ điều tiết được từ trường và làm cho dòng điện trong Stato luôn ổn định dù Roto quay chậm hay là quay nhanh. Điện được truyền vào cuộn dây roto qua Tiết chế vi mạch nhờ chổi than. Và tiết chế vi mạch lại lấy điện 1 chiều từ ắc quy và sau đó là từ chính điện xoay chiều đã chuyển thành 1 chiều tại bộ chỉnh lưu.
avr_IMG_2489.jpg

Hình 14.12 - Vi mạch của tiết chế

Trong tiết chế có bộ vi mạch gồm các Transitor, điện trở, diod...kệ bà nó đi, chẳng qua những thứ này để giúp điều tiết dòng điện 1 chiều, cũng là để điều tiết từ trường trong roto để đảm bảo điện áp ổn định tại stato.

Lưu ý là cuộn dây trên stato khác cuộn dây trên roto nhé, và điện dẫn đến các thiết bị tiêu thụ trong xe là đi ra từ Stato, còn điện trong Roto là lấy từ điện 1 chiều trong ắc quy, sau đó là từ điện đã đc chỉnh qua bộ chỉnh lưu của chính nó.

Lại làm tí cho thông não nhở

Hết bài 14 (phần 2)/ HV - Còn nữa...
Cảm ơn a.Hoàng Vương vì những điều đã chia sẻ. với người mới như em thực sự rất bổ ích.Mong anh luôn giữ lửa nhiệt tình để có thêm những bài viết hay.Thêm nữa rất mong những ai có kiến thức sẽ chia sẻ như anh HV để giúp nhau tiến bộ ah
 
  • Like
Reactions: ducthanh503
Tập Lái
7/6/16
6
16
3
39
Cám ơn bác chủ. Hôm nay em rảnh làm cóp ra file word làm 1 phát 93 trang để gặm nhấm dần.
Chúc bác sức khỏe.
 
Tập Lái
7/4/17
9
4
3
39
chevroletvn3s.com
Chào các anh chị em - những người mà khi mở nắp capo (hay thậm chí còn ko biết nắp capo là cái gì) thấy một mớ hỗn độn các máy móc chi tiết trong đó mà ko phân biệt được cái gì ra cái gì, thì đây chính là loạt những bài học về cấu tạo ô tô được viết dưới dạng nền tảng căn bản nhất.[pagebreak][/pagebreak]

Em mạn phép các cụ nhà ta được làm cái topic này dành cho các newbie mới bắt đầu đam mê về xe cộ, kể cả chị em đều có thể học được. Đây sẽ là toàn bộ những kiến thức mà e học được, nghiên cứu và chắt lọc tổng hợp lại theo ngôn ngữ đơn giản nhất để 1 người nông dân cũng có thể hiểu được. Bài viết có thể sẽ được sửa đổi theo sự góp ý các bậc cao nhân nhà ta.

Trước khi học thì mình cần đưa ra 1 số nguyên tắc học để đảm bảo học hiểu nhanh nhất có thể:

Nguyên tắc 1: Học theo phương pháp diễn dịch: Có nghĩa là đi từ vấn đề lớn đến vấn đề nhỏ. Ví dụ học về động cơ thì trong động cơ có xi lanh, trong xi lanh có pít tông, trên pít tông thì có xéc măng...

Nguyên tắc 2: Học kiến thức nền ko lan man. Ví dụ chúng ta tạm thời ko quan tâm có bao nhiêu loại động cơ và vị trí đặt ở đâu trên từng loại xe, chỉ cần quan tâm 1 loại cơ bản và 1 ví trị cơ bản thông dụng nhất mà thôi.
View attachment 345355
Bài 1: Tổng quan cấu tạo chung ô tô

Trên ô tô có rất nhiều hệ thống làm việc đồng thời: động cơ, hệ thống bôi trơn, hệ thống điều hòa, hệ thống điện...Nói chúng là chúng ta chưa cần quan tâm gì tới tất cả các hệ thống đó. Chỉ biết rằng là nó liên quan tới nhau và giúp cho chiếc xe có thể chuyển động được 1 cách an toàn và tiện nghi cho con người.

Đầu tiên và quan trọng nhất cần phải học, đó chính là ĐỘNG CƠ - ĐÓ LÀ TRÁI TIM CỦA XE. Ta sẽ học về động cơ trước sau đó sẽ học các hệ thống phụ trợ liên quan động cơ, rồi mở rộng ra dần...

Bạn có biết: Chiếc xe ôtô chạy bằng xăng đầu tiên đã được vận hành vào năm 1887, tác giả của nó là ông Gotlib Daimler, người Đức.

Hết bài 1 / HV - Còn nữa...

Phần cập nhật bài mới nhất dành cho các thành viên đã theo dõi do bài bị đẩy qua nhiều trang, các newbie chưa cần quan tâm tới phần này
Bài 8 (Phần 3) - Chu trình 2: Lược dầu đến bơm dầu
Bài 8 (Phần 4) - Chu trình 3: Bơm dầu đến lọc dầu và két làm mát
Bài 8 (Phần cuối) - Chu trình cuối: Két làm mát đến trục khuỷu, thanh truyền, trục cam
Bài 9: Cách thăm dầu và tra dầu bôi trơn động cơ
Bài 10: Hệ thống làm mát động cơ
Bài 11: Hệ thống cung cấp nhiên liệu
Bài 12 - Hệ thống cung cấp không khí
Bài 13 - Hệ thống khí thải
Bài 14 - (Phần 1) Hệ thống khởi động
Bài 14 (Phần 2) - Trở về tuổi thơ
Bài 14 (phần 3) - Máy khởi động (Củ đề)
[BCOLOR=#ffff00]Newest[/BCOLOR] Bài 15 - Hệ thống điều hòa (Updated 18/08/2016)


Hay quá dù đã học và lái xe hơn 1 năm nhưng có nhiều điều về xe còn chưa được hiểu rõ. Đọc tài liệu bác viết cũng tâm huyết đấy. Bác mất nhiều công để viết, nên mọi người chỉ bỏ thời gian đọc cũng có ích nhiều đấy chứ. Bổ xung thêm một ít hiểu biết về xe. Lỡ đi dọc đường bị trục trặc cũng biết xử lý sơ bộ ... ka ka
 
Hạng B2
23/6/17
156
41
28
nhiều kiến thức bổ ích, nhưng hiểu hết thì chắc không nổi ạ, để dây từ từ đọc hiểu
 
HSK
Tập Lái
30/7/17
4
2
3
52
Tôi đang tìm hiểu về ô tô. Cám ơn bạn HV ! Tôi đang đọc hết bài 14 bạn viết tôi sẽ đọc đến cùng những bài bạn đã viết trong chuyện mục này. Những kiến thuc về ô tô bạn chia sẻ thật dễ hiểu và dễ nhớ. Thật dễ hiểu cho những người mới tìm hiểu về ô tô như tôi.