Hạng D
16/5/08
1.032
1.123
113
Nếu bác chủ cảm thấy đủ tự tin chạy ban đêm thì cứ vô tư mà đi không phải lăn tăn gì cả. Em quê ở Nha Trang vẫn hay chở gđ về dịp lễ tết, chạy ban đêm khỏe hơn ngày nhiều, nhất là xe 2b cùng chiều ít qua đường bất ngờ do thấy ánh đèn pha từ sau, còn ban ngày thì khỏi nói. Chạy đêm khuya hay gặp mấy chú tốc hành ngược chiều cướp đường chuẩn bị vượt xe trước, trong tình huống này bác nên pha cos liên tục khi nó có dấu hiệu vượt để gởi thông điệp trên đường vẫn còn có mình, đường ta ta cứ tới, thông thường mấy chú sẽ lấy đầu vô khi chưa vượt, còn nó đã vượt rồi thì bác nên phòng thủ là vừa: giảm tốc ngay -> stop -> xem lề phải để né…tùy theo mức độ mà ứng biến.
p/s: em cũng đang kế hoạch đi TH 30/4 này, nếu được đi cùng bác chủ cho vui.
 
Hạng D
2/6/09
1.163
139
63
TPHCM
Đi ban đêm em thấy lại khỏe hơn,chủ yếu là do bác chủ cảm thất tự tin khi đi đêm không thôi!:)
 
Hạng D
21/4/12
3.481
49
48
36
Ban đêm khó quan sát, xe khách chạy ẩu. Nên ko gấp thì đi ban gày cho chắc bác ơi
 
Hạng F
29/11/11
6.435
8.307
113
Ban đêm k quan sát được kính hậu nên khi bị xe đối diện lấn tuyến hơi nguy hiểm,
Đi đêm nếu muốn an toàn kiếm xe nào của Bình Định hay Chính Nghĩa chạy cách nó khoảng 50m là an toàn luôn, có điều xe nó dừng giữa khuya mình cũng phải dừng theo, k thì kiếm xe khác bám tiếp
 
Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
16
niềm đam mê
Nguyên tắc lái xe an toàn vào ban đêm Theo thống kê của Uỷ ban an toàn giao thông quốc gia Mỹ, số vụ tai nạn xảy ra vào ban đêm lớn gấp ba lần so với ban ngày. Có nhiều mối nguy tiềm ẩn mà người lái xe không để ý khi tối trời, hãy cùng tìm hiểu một số biện pháp an toàn.
Tại sao lái xe ban đêm lại nguy hiểm đến vậy? Nguyên nhân chính yếu là bóng tối. Việc lái xe ban đêm phụ thuộc 90% vào khả năng quan sát của tài xế. Thiếu ánh sáng mặt trời khiến mắt người nhận diện màu sắc kém hơn. Đặc biệt, thị lực người cao tuổi yếu hơn những người trẻ. Một lái xe tầm 50 tuổi cần tăng độ sáng gấp đôi so với những người 30 tuổi.
tintuc.jpg
Sự mệt mỏi, buồn ngủ hoặc bị căng thẳng lâu, đầu óc thiếu tỉnh táo cũng là nguyên nhân dẫn đến mất tập trung khi cầm lái.
Say rượu cũng là yếu tố nguy hiểm, gây hậu quả nghiêm trọng vì không chỉ gây tai nạn cho người lái mà xe có thể đâm vào người đi đường hoặc những phương tiện tham gia giao thông khác. Vì vậy, điều kiện tiên quyết đảm bảo an toàn trước khi cầm vô-lăng là lái xe nên tránh uống quá nhiều rượu bia.
Dưới đây là một số lời khuyên từ Uỷ ban an toàn quốc gia Mỹ giúp bạn giảm thiểu tối đa nguy hiểm khi lái xe ban đêm:
* Luôn giữ kính xe sạch từ ngoài vào trong, đặc biệt là phía trước, đảm bảo vết bẩn không cản tầm nhìn.
* Đèn xe là bộ phận quan trọng giúp bạn nhìn rõ mọi vật trên đường khi trời tối, đồng thời giúp lái xe khác cũng có thể nhìn ra bạn. Hãy kiểm tra đèn pha, đèn hậu và xi-nhan, nếu chúng quá bẩn, bạn nên lau sạch ngay và điều chỉnh lại góc chiếu của đèn pha cho phù hợp.
2%28325%29400.jpg
Hình ảnh minh hoạ khi lái xe quá mệt hay say rượu
* Nếu đi trong thành phố, nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù 2 bên đường có lắp đèn cao áp vì đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe gặp sự cố. Nếu cần thiết, bạn có thể bật đèn sương mù bởi nó không làm tài xế các xe chạy ngược chiều bị chói mắt, và có thể quan sát hai bên đường rõ hơn.
* Nếu đi ngoài thành phố, bạn có thể bật pha xa nhưng lưu ý chỉ bật khi thấy phía trước không có xe chạy ngược chiều. Khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Cách tốt nhất khi muốn vượt là nháy đèn từ xa để báo cho tài xế xe chạy phía trước.
* Điều chỉnh độ sáng bảng đồng hồ cho phù hợp để dễ đọc các chỉ số, nhưng cũng không nên để quá sáng gây chói mắt.
* Không nên vừa lái xe vừa dùng đồ uống và nghe nhạc quá to. Đây là hai yếu tố có sức “mê hoặc” lớn khiến các lái xe lơ đễnh.
* Tránh vừa lái xe vừa hút thuốc bởi trong đó có chất nicotine và carbon monoxide sẽ làm giảm thị lực của người lái xe vào ban đêm.
* Vì trời tối, bạn không nên lái quá nhanh, giảm tốc độ ngay khi nghi ngờ có chướng ngại vật, chỉ nên đi trong tầm sáng của đèn pha.
5%28169%29400.jpg
* Nên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm, nếu không, bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha của các xe chạy phía sau.
* Nếu bạn đã quá mệt thì đừng cố lái xe, hãy nghỉ một lúc hoặc dừng lại bên đường để “nạp năng lượng”.
* Trong trường hợp xe bị hỏng, hãy dừng xe cách đường đi càng xa càng tốt sau đó bật đèn flash để báo hiệu sự cố.
* Nếu chùm đèn pha bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối có nghĩa là xe bạn đang tiến gần đến vật cản hấp thụ ánh sáng. Hãy giảm tốc độ và cẩn thận quan sát.
Theo Autopr
 
Hạng D
5/8/09
1.138
544
113
@badguy, boymi: các bác đi ngày nào? e ra Đà Nẵng, ngày đầu chạy ra đến Tuy Hoà nghỉ, dự kiến xuất phát 25/4, cứ 4h sáng cho lành
 
Hạng D
19/2/10
1.999
5.426
113
Đi đêm thì mát đó,nếu như bác chủ chạy quen rồi thì không sao,đi chơi thì đừng để áp lực thời gian làm mình phân tâm khi cầm lái.Mấy ngày đó xe ngoài đường cũng khá đông,việc di chuyển trên đường cũng mất nhiều thời gian đó,không như dự tính ban đầu đâu,chú ý mấy ông đầu kéo,xe khách bắc nam,xe ở tuyến NHA TRANG đổ vào,kiểm tra nước làm mát xe,vỏ...yên tâm là lên đường.Chúc bác có kỳ nghỉ vui cùng gia đình.
 
Hạng C
29/9/07
677
98
28
Sai Gon
boymi nói:
Nếu bác chủ cảm thấy đủ tự tin chạy ban đêm thì cứ vô tư mà đi không phải lăn tăn gì cả. Em quê ở Nha Trang vẫn hay chở gđ về dịp lễ tết, chạy ban đêm khỏe hơn ngày nhiều, nhất là xe 2b cùng chiều ít qua đường bất ngờ do thấy ánh đèn pha từ sau, còn ban ngày thì khỏi nói. Chạy đêm khuya hay gặp mấy chú tốc hành ngược chiều cướp đường chuẩn bị vượt xe trước, trong tình huống này bác nên pha cos liên tục khi nó có dấu hiệu vượt để gởi thông điệp trên đường vẫn còn có mình, đường ta ta cứ tới, thông thường mấy chú sẽ lấy đầu vô khi chưa vượt, còn nó đã vượt rồi thì bác nên phòng thủ là vừa: giảm tốc ngay -> stop -> xem lề phải để né…tùy theo mức độ mà ứng biến.
p/s: em cũng đang kế hoạch đi TH 30/4 này, nếu được đi cùng bác chủ cho vui.
Em thì không vấn đề gì, chỉ sợ bà xã cảm thấy không yên tâm thôi bác. Hồi lần đầu tiên em đi ban đêm cũng lo lắm, nhưng cũng rón rén đi theo kiểu điếc không sợ súng. Rồi thì cũng quen nhìn đèn và sử dụng đèn để ra tín hiệu, rồi nhiều tình huống khác chỉ có đi rồi mới nói được. Nhưng em thấy nguy hiểm nhất là tính sai khoảng cách và tốc độ xe ngược chiều khi vượt. Bởi vậy đi đêm em nghĩ nếu hạn chế vượt và không vượt trong tình huống khó thì sẽ ổn thôi.

Để xem bà xã em có chịu đi ban đêm không, có gì em ới bác.
 
Hạng D
5/5/12
1.539
214
63
16
niềm đam mê
KỸ THUẬT LÁI XE ĐÊM
Trước một chuyến đi dài, người có kinh nghiệm sẽ đưa ra lời khuyên nên đi từ chiều tối để đến nơi vào buổi sáng. Thường thì người ta nói rằng vào ban đêm xe cộ trên đường sẽ ít hơn, lái xe dễ dành hơn và tốc độ nhanh hơn. Chỉ có điều thực tế chứng minh điều ngược lại: lợi thì ít mà hại thì nhiều, phản xạ của người lái cũng chậm hơn, tầm quan sát thường xuyên thay đổi do ánh đèn pha của xe chạy ngược chiều…
Lái xe ban đêm là công việc căng thẳng và phức tạp, ngay cả các lái xe giầu kinh nghiệm. Để có tự tin trên những đường phố hay xa lộ trong bong đêm, tài xế cần phải ghi nhớ một số nguyên tắc đơn giản.
1. Trước hết, luôn phải giữ cho kính xe sạch - cả ngoài và trong. Kính bẩn sẽ làm đèn pha các xe ngược chiều bị nhấp nháy, giảm tầm nhìn (chính vì vậy ngay cả mùa hè tốt nhất cũng nên đổ nước rửa kính vào bình chứ không chỉ là nước thường).
2. Tiếp theo là nên điều chỉnh độ sáng của bảng đồng hồ. Ánh sáng không nên quá mờ đục, phải đủ để đọc được dễ dàng các chỉ số, nhưng cũng không quá sáng gây khó chịu cho người lái. Nếu như có thể điều chỉnh góc chiếu của đèn pha thì hoàn toàn không thừa khi chỉnh lại vị trí pha phù hợp với tải trọng của xe. Phần đuôi xe càng nặng (nhiều người ngồi ghế sau hay nhiều hành lý) mũi xe càng ngóc cao lên và do vậy góc chiếu của pha càng phải nhỏ để tránh làm loá mắt tài xế các xe chạy ngược chiều.
3. Cuối cùng, không nên quên chỉnh gương chiếu hậu trong xe vào vị trí đi đêm (có nấc chỉnh trên gương). Nếu không bạn sẽ liên tục bị chói mắt do đèn pha các xe chạy phía sau.
Nếu thực hiện đủ các bước trên thì bạn có thể lên đường. Nguyên tắc bắt buộc là phải bật đèn pha gần, dù hai bên đường có lắp đèn cao áp sáng trưng đi nữa. Hãy ghi nhớ rằng đèn báo hiệu tai nạn chỉ bật khi xe có sự cố. Cùng với đèn pha gần, nếu cần thiết có thể bật đèn sương mù. Đèn sương mù không làm tài xế các xe chạy ngược bị chói mắt, và giúp người cầm lái quan sát hai bên vệ đường rõ ràng hơn.
Tất nhiên, tầm quan sát sẽ rõ hơn nếu bật xa. Nhưng tiếc rằng đèn pha chỉ có thể sử dụng trên xa lộ ngoài thành phố, hơn nữa chỉ khi nếu phía trước hay phía sau không có xe chạy ngược chiều. Tuy nhiên, khi chạy sát xe phía trước, nên chuyển sang pha gần, khi vượt qua rồi thì có thể chuyển sang pha xa. Nói tóm lại, nếu muốn vượt, tốt nhất nên nháy pha từ dằng xa để báo trước cho tài xế xa chạy phía trước.
Trên thực tế, đa số tài xế đều chuyển sang pha gần khi nhìn thấy xe chạy ngược chiều. Chỉ có một số ít tài xế lái ẩu và thiếu văn hoá mới muốn làm chói mắt tài xế khác, có điều hành động này sẽ chỉ làm tăng thêm độ mạo hiểm xảy ra tai nạn giao thông. Nói chung, dù xe chạy ngược chiều bật pha gần hay pha xa thì sau khi chạy ngang qua, trong một khoảng khắc nào đó tầm nhìn sẽ gần như bị mất. Chính vì vậy, khi chạy đến gần tốt nhất nên chạy sát bên đường hơn đề phòng bất trắc, và hướng tầm nhìn của mắt vào phía bên phải giúp nhanh chóng khôi phục sự quan sát cho mắt. Một ghi nhớ quan trọng nữa. Nếu chùm sáng đèn pha xe bạn bỗng nhiên không còn phản xạ lại từ các vật thể trên đường hoặc giống như là chiếu vào hang tối, thì nên hết sức cẩn thận – xe bạn đang tiến gần đến vật cần hấp thụ các chum ánh sang chiếu vào - chẳng hạn như rơ-moóc kéo hay xe đỗ ở vệ đường mà không bật đèn báo. Thậm chí nếu như không phải chăng nữa thì trong trường hợp này cũng nên giảm tốc độ và tăng cường sự tập trung để bảo đảm an toàn.