Hạng D
17/8/14
1.920
2.229
113
bác ơi mình gọi 113 bang sdt di động họ có nghe máy không bác? em ở đồng nai hồi đó có ông lão đi lạc lang thang ở công viên cần giúp đỡ gọi công an phường mấy cuộc mà không dc :(
Ở các tỉnh không biết phân chia thế nào, ở TPHCM thì: gọi bằng ĐTDĐ thì kết nối đến 113 thành phố, gọi điện thoại bàn thì ở quận/huyện nào sẽ kết nối đến 113 quận/huyện đó.
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.952
113
Kiểu này hóng mấy tay luật sư vậy, nhưng tui nghĩ cãi khỏe.
- Đêm khuya, đường vắng, ko thể thấy xe dưới mương.
- Người đón, chặn xe ngay gian sao biết?
- Người đón chặn xe kém nạn nhân máu me..vẫn ko dám dừng vì sợ dàn cảnh thì...chạy qua sau đó gọi điện báo CC hay 113 xong.
Ban ngày thì tình huống đã khác. Cách xử lý như vậy nếu luật bắt tội thì cũng chẳng có gì ân hận. Có chăng hối tiếc vì đã gặp tay luật sư kém.
 
Giả thiết chủ thớt nghĩa ra rất hay ! Nếu không chuẩn bị trước thì rất dễ lúng túng không biết xử lý thế nào. Giúp người khác khi họ bị nạn không chỉ là nghĩa vụ mà pháp luật bắt buộc mà còn là nghĩa vụ mà đạo lý bắt mình phải làm. Tuy vậy, giúp thế nào để không liên lụy đến bản thân đây?
Sẽ khó mà còn được một cách xử sự "mẫu" cho tất cả các tình huống như bác chủ đưa ra. Có lẽ sẽ tùy vào đánh giá, phán đoán của mỗi người trong những điều kiện hoàn cảnh cụ thể để xem rằng : đó thực sự là người bị nạn hay là tình huống giả tạo để gài bẫy cướp đường? Nếu là tình huống gặp nạn thật thì việc mình xuống giúp có ảnh hưởng gì đến bản thân không? có bị "văng miểng" không?.... Từ đó, sẽ có cách xử lý hợp lý nhất : xuống giúp đỡ liền hay là gọi 113 trước khi xuống giúp hay là chạy đến cơ quan công an gần nhất báo tin rồi cùng quay lại giúp,....
Tuy vậy, dù tình huống nào thì cũng phải đề cao mục đích duy nhất là "cứu người bị nạn".
 
Hạng B2
19/8/14
454
1.785
93
Vấn đề là nhận định tình huống thực tế, không có đáp số chung. Luật chỉ yêu cầu cứu giúp khi có thể. Không thể bắt buộc người không biết bơi nhảy xuống sông cứu người bị đuối nước!
 
Hạng D
4/9/13
1.869
1.544
113
TP HCM
có lần đi Phan Thiết với ông chú chạy chiếc Jolie 7c và trong xe full 6 người lớn và 1 em bé, thấy từ xa có tai nạn, có người dân ra quắc xe nhờ chở đi cấp cứu, chú em thấy vậy cũng chạy chậm lại hạ kính xuống nói rằng xe tui chở hết chổ rồi (tại vì dân người ta chặn hàng ngang trên đường luôn) cái người dân cũng nói "xe ảnh vậy sao chở dc" và nói đi đi, đi đc khoảng 1km thì thấy có xe cấp cứu chạy ngược chiều lại, chắc sẽ cứu người bị nạn
 
  • Like
Reactions: lê Thiện
Hạng B2
19/8/14
454
1.785
93
có lần đi Phan Thiết với ông chú chạy chiếc Jolie 7c và trong xe full 6 người lớn và 1 em bé, thấy từ xa có tai nạn, có người dân ra quắc xe nhờ chở đi cấp cứu, chú em thấy vậy cũng chạy chậm lại hạ kính xuống nói rằng xe tui chở hết chổ rồi (tại vì dân người ta chặn hàng ngang trên đường luôn) cái người dân cũng nói "xe ảnh vậy sao chở dc" và nói đi đi, đi đc khoảng 1km thì thấy có xe cấp cứu chạy ngược chiều lại, chắc sẽ cứu người bị nạn

Nếu đúng vậy thì phải cho mọi người trên xe xuống tạm chỗ đó và hỗ trợ cứu người. Chứ nói như vậy rồi đi luôn thì có thể gặp rắc rối với PL.
 
  • Like
Reactions: tuanpo
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Muốn làm người tốt cũng khó trong tình hình an ninh, trật tự xã hội và cách xử lý của chính quyền cũng như người nhà nạn nhân đối với người cứu giúp người bị nạn như hiện nay.
 
Hạng B1
14/6/14
60
59
18
41
Về mặt nhân văn thì đúng là nếu thấy tai nạn mình nên xuống cứu.
Trước tiên gọi cho CS 113, hoặc cứu thương để báo cáo cho họ biết về địa điểm, tình huống này, một mặt thì để có lực lượng xuống ứng cứu (cứu người bị nạn - nếu là tai nạn thật, cứu chính mình - nếu là dàn cảnh/hoặc chí ít cũng có tính răn đe bọn chúng là mình đã báo chi tiết cho lực lượng chức năng. Nếu điện thoại có chức năng ghi âm thì càng tốt, để sau này nếu gặp phải Chí Phèo mình còn có chứng cớ trước tòa. Ngoài ra nếu tình huống cấp bách, ví dụ như cứu người chết đuối, mình có thể nhờ người đi chung xe làm công đoạn này.
Tuy nhiên bàn về vấn đề em thấy cũng có điểm bất hợp lý. Ở nước ngoài cụ thể là ở Mỹ, xin lỗi em lại lôi nước ngoài ra để so sánh vì nó có liên quan đến điểm bất hợp lý em sắp nêu, khi gặp phải tình huống tai nạn (ở nơi vắng vẻ), khủng bố, cướp giật thì người chứng kiến thường gọi 911 và chờ đợi lực lượng chức năng tới giải quyết. Vì đường dây 911 này hoạt động hiệu quả, kết hợp với hạ tầng tốt, sơ cấp cứu trên xe cứu thương cũng tốt, đặc biệt là có trực thăng cấp cứu nên từ đó đã định hình nên: giải cứu, xử lý tai nạn là công việc của lực lượng công quyền. Còn ở Việt Nam, trái ngược lại, những điều đã nêu trên không được đáp ứng đầy đủ nên nhà nước mới đẻ ra cái luật phạt người khi không trợ giúp. Đấy chẳng phải cũng là một cách để đổ trách nhiệm lên bớt cho người dân, như cái cách các cụ vẫn nói đường xấu là tại dân đi nhiều, xxx xấu là vì dân hối lộ.
 
  • Like
Reactions: meoi
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Ở nước ngoài họ khuyến cáo là gọi 911 rồi ở yên trong xe ko nên can thiệp vào.
ở VN cái vụ truy lùng 2 xe khách này hơi bị mắc cười.
 
Hạng D
4/9/13
1.869
1.544
113
TP HCM
Nếu đúng vậy thì phải cho mọi người trên xe xuống tạm chỗ đó và hỗ trợ cứu người. Chứ nói như vậy rồi đi luôn thì có thể gặp rắc rối với PL.
Nhưng ng dân chủ động xua tay nói mình đi mà chắc tại thấy có con nhỏ đang ngủ