Hạng C
23/5/12
656
832
93
Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi?
26-05-2020 - 08:22 AM | Bất động sản
Chia sẻ515


Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi?

Câu chuyện về thành lập “Thành phố phía Đông” dường như chưa hết nóng khi mới đây có một số ý kiến cho rằng, nên mở rộng Thành phố phía Đông của Tp.HCM một phần sang huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) để tăng nội lực, có dư địa phát triển về kinh tế - xã hội, trong đó có thị trường BĐS.


TIN MỚI
Nên hay không nên?, ở góc độ thị trường BĐS đang là câu chuyện được giới đầu tư địa ốc quan tâm. Và cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề mở rộng này.
Suốt thời gian qua, thông tin thành lập “Thành phố phía Đông” với việc sáp nhập 3 quận của TP là Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức đã khiến thị trường BĐS khu Đông Sài Gòn có dấu hiệu sôi động trở lại. Theo nhiều chuyên gia, việc thành lập thành phố phía Đông của Tp.HCM sẽ trở thành động lực mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cho cả thị trường BĐS Tp.HCM nói chung và thành phố mới nói riêng.
Bên cạnh câu chuyện đề xuất bổ sung việc sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức để hình thành đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc Tp.HCM (tạm gọi là Thành phố khu Đông). Thì có một số ý kiến từ lãnh đạo Hiệp hội cho rằng nên sáp nhập cả huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) vào “Thành phố phía Đông” để tăng dư địa phát triển.
Trả lời trên báo chí mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, nên mở rộng TP phía đông của TP.HCM một phần sang huyện Long Thành và Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai để có dư địa phát triển. Không những thế, sân bay Long Thành cũng nên sáp nhập vào TP phía đông này bởi một sân bay tầm quốc tế không thể để một tỉnh quản lý. TP nên xin cơ chế sáp nhập một phần huyện Long Thành và toàn huyện Nhơn Trạch vào “Thành phố phía Đông”.
Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi? - Ảnh 1.
Khu Đông đang có nhiều lợi thế phát triển do vị trí giao thông kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện với trục đường cao tốc và tuyến Metro số 1 sắp đi vào hoạt động
Xung quanh câu chuyện này có nhiều ý kiến khác nhau. Ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân cho rằng, việc sáp nhập 2 huyện này vào “Thành phố phía Đông” là hợp lý. Bởi trước hết giải quyết vấn đề giãn cư, chia sẻ áp lực lên Tp.HCM đã quá chật chội về quỹ đất. Dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có bao gồm: Giao thông, tài nguyên đất, dân cư, kinh tế, dịch vụ và công nghiệp thì đây là đề xuất khả thi, đóng góp rất lớn đến việc hình thành đại đô thị kiểu mẫu về kiến trúc cảnh quan, môi trường sinh thái, giao thông và kinh tế.
Đặc biệt, với điểm nhấn trung tâm là sân bay quốc tế Long Thành thì sự hình thành các khu vực phụ cận và phụ trợ hàng không sẽ thu hút nguồn đầu tư khổng lồ. Từ đó tạo nên thế 5 chân vững chãi và liên kết khép kín: Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.Khu Đông và Bà Rịa Vũng Tàu. Theo ông Huy, đây cũng là nơi đầu tiên cung cấp tất cả mô hình kinh tế, kinh doanh, sản xuất, vận chuyển đều thông hành quốc tế.

Còn đại diện một NĐT lâu năm tại khu Đông Tp.HCM, nếu như thành hiện thực thì “Thành phố phía Đông” sẽ trở thành một khu trung tâm mới, đô thị mới đúng nghĩa và nâng tầm giá trị hơn rất nhiều. Nhơn Trạch và Long Thành nếu được sáp nhập về Tp.HCM sẽ trở thành một khu đô thị sân bay, không những giúp Tp.HCM giải quyết dc vấn đề giãn dân mà còn giúp TP có thêm quỹ đất rất lớn để phát triển BĐS trong dài hạn. Bên cạnh đó, khu vực hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch theo Quy hoạch đang tập trung khá nhiều cảng biển là một lợi thế để phát triển logistic của vùng, tạo đà phát triển kinh tế.
Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, việc thành lập “Thành phố phía Đông” là chủ trương đi cùng với định hướng chiến lược phát triển dài hạn của thành phố. Khu Đông đang có nhiều lợi thế phát triển do vị trí giao thông kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện với trục đường cao tốc và tuyến Metro số 1 sắp đi vào hoạt động. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố để hình thành nên 1 trung tâm mới về kinh tế, giáo dục, công nghệ, thương mại và dịch vụ, vui chơi giải trí....
Việc sáp nhập 3 quận khu Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân bổ nguồn lực hợp lý, quy hoạch đồng bộ, thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này trong tương lai với mô hình khu đô thị sáng tạo đi tiên phong trong các lĩnh vực phát triển của thành phố.
Theo bà Hương, việc thống nhất 3 quận thành lập thành phố khu Đông với các cơ chế phát triển đặc thù, riêng biệt sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và là cơ hội rất lớn về công ăn việc làm, về nhu cầu nhà ở cũng như thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi? - Ảnh 2.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào các cơ hội đầu tư trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc thành lập Thành phố khu Đông theo định vị khu đô thị sáng tạo và là trung tâm phát triển kinh tế mới của thành phố sẽ là đòn bẩy thu hút nguồn lực đầu tư và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực này trong thời gian sắp tới. Việc triển khai nên cần tiến hành sớm nhằm nắm bắt cơ hội phát triển tăng tốc của thị trường BĐS sau khi đại dịch bệnh đã qua đi.
Cũng theo bà Hương hiện tại nên tập trung nguồn lực cho việc sáp nhập 3 quận trước. Việc mở rộng ra khu vực lân cận có thể sẽ tính đến trong tương lai. Bởi sự tương đồng về mặt quy mô và các yếu tố nền tảng còn phải xem xét trong quá trình sáp nhập. Cần xác định vai trò như thế nào trong tổng thể chiến lược khu Đông để xem xét về sự cần thiết hay không trong gia đoạn này.
Mình thấy dư địa phát triển BĐS của TPHCM nằm ở Củ Chi và Cần Giờ. Vì đây là 2 huyện có diện tích lớn nhất. Có thể quy hoạch bài bản cho nó trong 50 năm tới ,à không cần mở rộng ra thêm bất kì đâu
 
Hạng B2
15/5/19
152
511
96
Mình thấy dư địa phát triển BĐS của TPHCM nằm ở Củ Chi và Cần Giờ. Vì đây là 2 huyện có diện tích lớn nhất. Có thể quy hoạch bài bản cho nó trong 50 năm tới ,à không cần mở rộng ra thêm bất kì đâu
Cá nhân em thì lại nghĩ khác. Xét về vị trí Cần giờ trước nó đa phần kênh rạch nhiều làm để phát triển quy hoạch bài bản hạ tầng tốn kém rất nhiều. Trong khi nó làm 1 cái cảng cái mép ở vt. Bắt buộc nó phải đi quy hoạch lên phía đông. Bao tầm cái tam giác vàng để phát triển mạnh hơn. Thằng cần giờ làm xong trong khu đó lại khó bề đi lại và sau khi phát triển xong thì cũng từng đó mà lại khó giao thương hơn.
Còn tiếp theo về thằng củ chi về vị trí nó tốt hơn cần giờ 1 tí. Nhưng nó sát biên giới nếu phát triển khu củ chi đẩy lên tây ninh thì khi chiến tranh sẽ bị đánh cho u đầu về kinh tế. Nên dọc theo khu đồng nai, bình dương, bình phước vũng tàu nó lại ngon hơn rất nhiều. Anh nhà nước tính hết mấy vấn đề đó mới xây dựng phát triển thành phố phía đông.
 
Hạng B1
10/6/16
50
147
33
48
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kết nối hạ tầng giao thông để đón cơ hội đầu tư hậu COVID-19
30/05/2020 13:32 GMT+7
130Lưu


TTO - Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định khi chủ trì hội nghị các tỉnh, thành phố vùng kinh tế trọng điểm phía Nam về phát triển hạ tầng giao thông để liên kết vùng sáng 30-5, tại Bà Rịa - Vũng Tàu.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kết nối hạ tầng giao thông để đón cơ hội đầu tư hậu COVID-19 - Ảnh 1.

Lãnh đạo tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trình bày các dự án sự kết nối cảng biển với Thủ tướng Chính phủ - Ảnh:Đ.H
Trước khi khai mạc hội nghị, Thủ tướng cùng các phó thủ tướng đã thị sát khu cảng Cái Mép - Thị Vải để xem xét các vị trí làm cầu kết nối và thăm dự án nhà máy sản xuất polypropylene (PP) - kho ngầm chứa LPG của Công ty TNHH hóa chất Hyosung Vina.
"Đón đầu cơ hội dòng vốn đầu tư chất lượng cao"
Dẫn dắt, khơi gợi chủ đề cho hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu câu chuyện thắng lợi bước đầu quan trọng của Việt Nam trong chống đại dịch COVID-19.
"Thắng lợi này là do Chính phủ có quyết sách đúng, kịp thời - quyết liệt - liên tục - đi trước - chống dịch như chống giặc và có sự ủng hộ của nhân dân", Thủ tướng nhấn mạnh.
Từ đây, Thủ tướng khơi gợi: "Sau đại dịch toàn cầu COVID-19, thế giới khủng hoảng nghiêm trọng. Chúng ta phải làm gì để chủ động phát triển? Chúng ta có quyết sách gì để phát triển kinh tế - xã hội của đất nước?".




00:00:32


Thủ tướng phát biểu khai mạc hội nghị - Video: Đ.H.
Thủ tướng khẳng định các tỉnh, thành vùng kinh tế trọng điểm phía Nam rất quan trọng vì chiếm 43% GDP của cả nước. Do đó, Thủ tướng yêu cầu lãnh đạo các tỉnh, thành đóng góp ý kiến để Thủ tướng, các phó thủ tướng và các bộ, ngành lắng nghe đưa ra quyết sách đúng.
Đồng thời, Thủ tướng cũng rất muốn nghe ý kiến của các nhà khoa học, các doanh nghiệp để tìm ra định hướng phát triển, chủ trương sát thực tiễn, có cơ sở khoa học, chứ không phải "ở trên trời".
Thủ tướng gợi ý, các tỉnh, thành vùng kinh tế phía Nam cần phát triển các khu công nghiệp lớn, đô thị thông minh, với nguồn nhân lực chất lượng, hạ tầng tốt để đón thời cơ nguồn vốn đầu tư chất lượng cao đang dịch chuyển vào Việt Nam.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kết nối hạ tầng giao thông để đón cơ hội đầu tư hậu COVID-19 - Ảnh 3.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu khai mạc hội nghị - Ảnh: ĐÔNG HÀ
Kiến nghị nhiều dự án giao thông kết nối
Về liên kết vùng, Thủ tướng nhấn mạnh đây là vấn đề "rất quan trọng". Do đó, phải tính đến đầu ra cho vận tải, cho logistics thế nào để giảm chi phí.
Ông Nguyễn Văn Thọ - chủ tịch UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu - kiến nghị Thủ tướng xem xét, giải quyết để những dự án giao thông có tính chất liên kết giữa cụm cảng Cái Mép - Thị Vải với các tỉnh trong vùng và với miền Tây được nhanh chóng triển khai.
Cụ thể là dự án cầu Phước An kết nối với miền Tây thông qua cao tốc Bến Lức - Long Thành, dự án đường sắt Biên Hòa - Vũng Tàu, dự án cao tốc Biên Hòa - Vũng Tàu…
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Kết nối hạ tầng giao thông để đón cơ hội đầu tư hậu COVID-19 - Ảnh 4.
Cầu kết nối giao thông trên đường Phước Hòa - Cái Mép, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa - Vũng Tàu - Ảnh: Đ.H.
Trong khi đó, tỉnh Bình Dương đề nghị bố trí vốn cho đường vành đai 3, vành đai 4, cao tốc Hồ Chí Minh - Thủ Dầu Một cũng như ủng hộ chủ trương kéo dài 1,8km tuyến metro số 1 TP.HCM bằng vốn vay ODA Nhật Bản.
Còn lãnh đạo tỉnh Đồng Nai kiến nghị cần phải có "quy hoạch liên tỉnh" vì chưa có thì "xây dựng quy hoạch tỉnh rất khó". Đồng thời, phải triển khai cao tốc Dầu Giây - Phan Thiết - Liên Khương để đón đầu sân bay Long Thành.
 
Tập Lái
25/10/16
49
41
18
41
Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi?
26-05-2020 - 08:22 AM | Bất động sản
Chia sẻ515


Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi?

Câu chuyện về thành lập “Thành phố phía Đông” dường như chưa hết nóng khi mới đây có một số ý kiến cho rằng, nên mở rộng Thành phố phía Đông của Tp.HCM một phần sang huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) để tăng nội lực, có dư địa phát triển về kinh tế - xã hội, trong đó có thị trường BĐS.


TIN MỚI
Nên hay không nên?, ở góc độ thị trường BĐS đang là câu chuyện được giới đầu tư địa ốc quan tâm. Và cũng đang có nhiều ý kiến trái chiều xung quanh vấn đề mở rộng này.
Suốt thời gian qua, thông tin thành lập “Thành phố phía Đông” với việc sáp nhập 3 quận của TP là Q.2, Q.9, và Q.Thủ Đức đã khiến thị trường BĐS khu Đông Sài Gòn có dấu hiệu sôi động trở lại. Theo nhiều chuyên gia, việc thành lập thành phố phía Đông của Tp.HCM sẽ trở thành động lực mạnh, thúc đẩy tăng trưởng cho cả thị trường BĐS Tp.HCM nói chung và thành phố mới nói riêng.
Bên cạnh câu chuyện đề xuất bổ sung việc sáp nhập ba quận 2, 9 và Thủ Đức để hình thành đơn vị hành chính là thành phố trực thuộc Tp.HCM (tạm gọi là Thành phố khu Đông). Thì có một số ý kiến từ lãnh đạo Hiệp hội cho rằng nên sáp nhập cả huyện Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) vào “Thành phố phía Đông” để tăng dư địa phát triển.
Trả lời trên báo chí mới đây, ông Lê Hoàng Châu, Chủ tịch Hiệp hội BĐS Tp.HCM cho rằng, nên mở rộng TP phía đông của TP.HCM một phần sang huyện Long Thành và Nhơn Trạch của tỉnh Đồng Nai để có dư địa phát triển. Không những thế, sân bay Long Thành cũng nên sáp nhập vào TP phía đông này bởi một sân bay tầm quốc tế không thể để một tỉnh quản lý. TP nên xin cơ chế sáp nhập một phần huyện Long Thành và toàn huyện Nhơn Trạch vào “Thành phố phía Đông”.
Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi? - Ảnh 1.
Khu Đông đang có nhiều lợi thế phát triển do vị trí giao thông kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện với trục đường cao tốc và tuyến Metro số 1 sắp đi vào hoạt động
Xung quanh câu chuyện này có nhiều ý kiến khác nhau. Ông Nguyễn Thái Huy, chuyên gia BĐS cá nhân cho rằng, việc sáp nhập 2 huyện này vào “Thành phố phía Đông” là hợp lý. Bởi trước hết giải quyết vấn đề giãn cư, chia sẻ áp lực lên Tp.HCM đã quá chật chội về quỹ đất. Dựa trên cơ sở hạ tầng sẵn có bao gồm: Giao thông, tài nguyên đất, dân cư, kinh tế, dịch vụ và công nghiệp thì đây là đề xuất khả thi, đóng góp rất lớn đến việc hình thành đại đô thị kiểu mẫu về kiến trúc cảnh quan, môi trường sinh thái, giao thông và kinh tế.
Đặc biệt, với điểm nhấn trung tâm là sân bay quốc tế Long Thành thì sự hình thành các khu vực phụ cận và phụ trợ hàng không sẽ thu hút nguồn đầu tư khổng lồ. Từ đó tạo nên thế 5 chân vững chãi và liên kết khép kín: Tp.HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Tp.Khu Đông và Bà Rịa Vũng Tàu. Theo ông Huy, đây cũng là nơi đầu tiên cung cấp tất cả mô hình kinh tế, kinh doanh, sản xuất, vận chuyển đều thông hành quốc tế.

Còn đại diện một NĐT lâu năm tại khu Đông Tp.HCM, nếu như thành hiện thực thì “Thành phố phía Đông” sẽ trở thành một khu trung tâm mới, đô thị mới đúng nghĩa và nâng tầm giá trị hơn rất nhiều. Nhơn Trạch và Long Thành nếu được sáp nhập về Tp.HCM sẽ trở thành một khu đô thị sân bay, không những giúp Tp.HCM giải quyết dc vấn đề giãn dân mà còn giúp TP có thêm quỹ đất rất lớn để phát triển BĐS trong dài hạn. Bên cạnh đó, khu vực hai huyện Long Thành và Nhơn Trạch theo Quy hoạch đang tập trung khá nhiều cảng biển là một lợi thế để phát triển logistic của vùng, tạo đà phát triển kinh tế.
Ở góc nhìn khác, bà Nguyễn Thị Thanh Hương, Tổng giám đốc Đại Phúc Land cho rằng, việc thành lập “Thành phố phía Đông” là chủ trương đi cùng với định hướng chiến lược phát triển dài hạn của thành phố. Khu Đông đang có nhiều lợi thế phát triển do vị trí giao thông kết nối với các vùng kinh tế trọng điểm, hạ tầng giao thông đang phát triển mạnh và ngày càng hoàn thiện với trục đường cao tốc và tuyến Metro số 1 sắp đi vào hoạt động. Nơi đây hội tụ đủ các yếu tố để hình thành nên 1 trung tâm mới về kinh tế, giáo dục, công nghệ, thương mại và dịch vụ, vui chơi giải trí....
Việc sáp nhập 3 quận khu Đông sẽ tạo điều kiện thuận lợi trong việc phân bổ nguồn lực hợp lý, quy hoạch đồng bộ, thuận lợi trong công tác quản lý, điều hành và thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của khu vực này trong tương lai với mô hình khu đô thị sáng tạo đi tiên phong trong các lĩnh vực phát triển của thành phố.
Theo bà Hương, việc thống nhất 3 quận thành lập thành phố khu Đông với các cơ chế phát triển đặc thù, riêng biệt sẽ là động lực phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn và là cơ hội rất lớn về công ăn việc làm, về nhu cầu nhà ở cũng như thu hút nguồn lực đầu tư trong và ngoài nước.
Mở rộng Thành phố phía Đông ra Nhơn Trạch và Long Thành (Đồng Nai) có khả thi? - Ảnh 2.
Các nhà đầu tư trong và ngoài nước luôn nhìn vào các cơ hội đầu tư trong ngắn hạn lẫn dài hạn. Việc thành lập Thành phố khu Đông theo định vị khu đô thị sáng tạo và là trung tâm phát triển kinh tế mới của thành phố sẽ là đòn bẩy thu hút nguồn lực đầu tư và tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho khu vực này trong thời gian sắp tới. Việc triển khai nên cần tiến hành sớm nhằm nắm bắt cơ hội phát triển tăng tốc của thị trường BĐS sau khi đại dịch bệnh đã qua đi.
Cũng theo bà Hương hiện tại nên tập trung nguồn lực cho việc sáp nhập 3 quận trước. Việc mở rộng ra khu vực lân cận có thể sẽ tính đến trong tương lai. Bởi sự tương đồng về mặt quy mô và các yếu tố nền tảng còn phải xem xét trong quá trình sáp nhập. Cần xác định vai trò như thế nào trong tổng thể chiến lược khu Đông để xem xét về sự cần thiết hay không trong gia đoạn này.

hãy ngước mắt qua Trung Quốc xem người ta làm Quy hoạch và quản lý Quy hoạch, quản lý xây dựng (cả thành phố và tỉnh lẻ), có lẽ không ở đâu phát triển đô thị kiểu chạy theo như ở Việt Nam, quy hoạch một đằng, làm một nẻo; đô thị thì phát triển theo vết dầu loang, hạ tầng giao thông thì thấp kém, thiếu tính liên kết; phố xá thì mỗi năm quy định một kiểu, cái thò, cái thụt, cái cao, cái thấp chẳng giống ai; dân thì cứ ùa hết cả ra mặt đường (mà ko phải tự dưng muốn ùa ra là được nhé, có giấy phép con cả); tóm lại là Toàn chuyên gia chém ...và những ý kiếm tham mưu có bóng dáng của lợi ích ...
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng B2
15/5/19
152
511
96
hãy ngước mắt qua Trung Quốc xem người ta làm Quy hoạch và quản lý Quy hoạch, quản lý xây dựng (cả thành phố và tỉnh lẻ), có lẽ không ở đâu phát triển đô thị kiểu chạy theo như ở Việt Nam, quy hoạch một đằng, làm một nẻo; đô thị thì phát triển theo vết dầu loang, hạ tầng giao thông thì thấp kém, thiếu tính liên kết; phố xá thì mỗi năm quy định một kiểu, cái thò, cái thụt, cái cao, cái thấp chẳng giống ai; dân thì cứ ùa hết cả ra mặt đường (mà ko phải tự dưng muốn ùa ra là được nhé, có giấy phép con cả); tóm lại là Toàn chuyên gia chém ...và những ý kiếm tham mưu có bóng dáng của lợi ích ...
Nước mình còn nghèo, dân trí còn thấp nên nhà nước cho miếng nào thì được miếng đó thôi anh ạ. Em thì chả làm được gì nên chỉ dám nhìn rồi đi theo thôi. Cơm Sườn muôn năm à lộn Cộng Sản muôn năm...
 
  • Haha
Reactions: owennguyen09