Tại Trung Quốc, ngay khi việc xử phạt nặng người uống rượu lái xe được ban hành, thị trường lái xe hộ người say rượu “lên như diều gặp gió”.
Doanh thu “khủng”
Dịch vụ lái xe hộ người say rượu bắt đầu phát triển từ năm 2011 khi Trung Quốc sửa đổi, bổ sung các quy định, chế tài xử phạt người điều khiển phương tiện uống rượu lái xe. Hành vi vi phạm sẽ bị quy là tội hình sự, có thể bị tước bằng lái.
Luật An toàn Giao thông Trung Quốc bắt đầu được thi hành từ tháng 5/2011, quy định người có nồng độ cồn trong máu từ 0,02% trở lên và dưới 0,08% chịu mức phạt 1.000 - 2.000 nhân dân tệ, tước bằng lái trong 6 tháng.
Anh Yu Qiao, một người lái xe hộ chuyên nghiệp nhắc hành khách thắt dây an toàn trước khi khởi hành xe
Người có nồng độ cồn trong máu từ 0,08% trở lên sẽ bị quy là tội hình sự, phải chịu trách nhiệm hình sự, bị tước bằng lái và không được cấp lại trong vòng 5 năm. Nếu lái xe sau khi uống rượu hoặc khi đã say xỉn gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, lái xe sẽ bị tước bằng lái cả đời.
Thời điểm đó, tất cả các thành phố đều đồng loạt thực hiện mạnh tay việc kiểm tra nồng độ cồn với lái xe, đặc biệt vào ban đêm và gần khu vực mua sắm, ăn uống nổi tiếng.
Nắm bắt nhu cầu lái xe hộ sẽ rất cao, đã có hàng trăm công ty cung cấp dịch vụ lái xe hộ xuất hiện tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Trịnh Châu. Đúng như dự đoán, các dịch vụ lái xe hộ đắt như tôm tươi, không kịp đáp ứng nhu cầu.
Tại Bắc Kinh, các dịch vụ này được tính phí theo km tương tự như dịch vụ taxi, ngoài ra còn có thể tính thêm phí tùy thuộc vào địa điểm đưa về nằm trong thành phố hay ngoại ô.
Theo Công ty 8Year có trụ sở tại Bắc Kinh, khách hàng chủ yếu là công chức, quản lý công ty... Sau này, cùng với sự phát triển của công nghệ, dịch vụ lái xe hộ được tích hợp vào nhiều ứng dụng gọi xe như Didi.
Tới năm 2017, dịch vụ lái xe hộ đã mang về doanh thu 15,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ USD, tương đương 53 nghìn tỷ VNĐ).
Tính đến năm 2021, số đơn đặt hàng dịch vụ này đã tăng lên mức trung bình gần 200 triệu đơn/năm.
Theo đại diện công ty E-Designated Driver, một trong những đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực xe lái hộ thành lập năm 2011, công ty này ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 500% đơn đặt hàng.
Anh Liu Ailun, sống tại Thượng Hải đã làm nghề lái xe hộ chuyên nghiệp trong hơn 2,5 năm cho biết, có thời điểm, anh kiếm được hơn 20.000 nhân dân tệ/tháng (gần 68 triệu VNĐ) chưa kể tiền tip. Thậm chí, có nhiều người tip thêm từ 1.000 đến tận 10.000 nhân dân tệ trong 1 lần đi.
Nhiều quy định bảo vệ khách hàng
Những người lái xe hộ thường dùng xe scooter, xe đạp gấp hoặc phương tiện công cộng để đến nơi đón khách
Tuy nhiên, bất cứ ngành công nghiệp phát triển nhanh nào đều phát sinh vấn đề. Ông Qiang Lei - Phó Hiệu trưởng Trường Quản ký Kinh doanh Bắc Kinh cho rằng, hành khách sử dụng dịch vụ lái xe hộ thường say xỉn nên dễ phát sinh nhiều vấn đề tranh cãi.
Thời điểm năm 2011, dư luận Trung Quốc đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Khi thuê lái xe hộ, liệu tư trang trong xe có bị mất không? Liệu lái xe hộ có bỏ trốn khi xảy ra tai nạn hay không? Khách hàng có thể khiếu nại lên đâu nếu xảy ra tai nạn hay mất cắp hoặc dính vi phạm giao thông?”.
Tính đến nay, Trung Quốc chưa xảy ra vụ việc nào gây tranh cãi gay gắt liên quan tới lái xe hộ.
Tuy nhiên, để đề phòng nguy cơ, một số tỉnh, thành lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu giám sát từ sớm. Thượng Hải bắt đầu giám sát việc đăng ký của các công ty kinh doanh dịch vụ lái xe hộ từ năm 2009, Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên) cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dịch vụ lái xe hộ và quản lý ngành này từ cuối năm 2010. Lái xe hộ phải đăng ký với cảnh sát địa phương.
Cách đây ít lâu, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đã đề xuất các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia dịch vụ này, soạn thảo các điều khoản cấm và bắt buộc trong một hợp đồng sử dụng dịch vụ lái xe thuê tiêu chuẩn.
Trong đó, có một số điểm đáng chú ý như khi đặt dịch vụ, khách hàng cần phải tỉnh táo, nếu họ gặp vấn đề sức khỏe mà bất tỉnh hoặc say không biết gì, cần phải có một người tỉnh táo đưa tới nơi lấy xe.
Người tiêu dùng có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi tài xế lái hộ đến nơi hẹn. Sau khi tài xế đã đến nơi đón và thông báo cho khách nhưng tài xế chấm dứt hợp đồng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trả các chi phí phát sinh.
Ủy ban này cũng đề xuất trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu khách yêu cầu lái xe hộ vi phạm giao thông (tăng tốc, vượt đèn đỏ…), lái xe nên thông tin và từ chối làm theo.
Theo bà Wang Chenxi, chuyên gia tư vấn đang làm việc tại công ty nghiên cứu thị trường Analysys, các ứng dụng gọi xe như Didi Chuxing cũng đang cố gắng kết hợp các công nghệ mới như nhận dạng khuôn mặt để giải quyết các vấn đề an toàn này.
Giảm tai nạn giao thông
Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm, việc mạnh tay xử phạt với người vi phạm nồng độ cồn còn giúp ngăn chặn TNGT. Sau 10 năm kể từ khi Trung Quốc áp dụng quy định, chế tài xử phạt mới với hành vi uống rượu lái xe vào năm 2011, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn đã giảm hơn 20.000 vụ so với giai đoạn 10 năm trước (2000 - 2010).
Tỉ lệ này là rất quan trọng vì trong cùng kỳ, số phương tiện cơ giới trên toàn Trung Quốc đã tăng lên 181 triệu xe và số người có bằng lái đã tăng lên 259 triệu người.
Xem thêm:
Mấy anh thấy sao về mô hình dịch vụ này?
Doanh thu “khủng”
Dịch vụ lái xe hộ người say rượu bắt đầu phát triển từ năm 2011 khi Trung Quốc sửa đổi, bổ sung các quy định, chế tài xử phạt người điều khiển phương tiện uống rượu lái xe. Hành vi vi phạm sẽ bị quy là tội hình sự, có thể bị tước bằng lái.
Luật An toàn Giao thông Trung Quốc bắt đầu được thi hành từ tháng 5/2011, quy định người có nồng độ cồn trong máu từ 0,02% trở lên và dưới 0,08% chịu mức phạt 1.000 - 2.000 nhân dân tệ, tước bằng lái trong 6 tháng.
Anh Yu Qiao, một người lái xe hộ chuyên nghiệp nhắc hành khách thắt dây an toàn trước khi khởi hành xe
Người có nồng độ cồn trong máu từ 0,08% trở lên sẽ bị quy là tội hình sự, phải chịu trách nhiệm hình sự, bị tước bằng lái và không được cấp lại trong vòng 5 năm. Nếu lái xe sau khi uống rượu hoặc khi đã say xỉn gây tai nạn giao thông nghiêm trọng, lái xe sẽ bị tước bằng lái cả đời.
Thời điểm đó, tất cả các thành phố đều đồng loạt thực hiện mạnh tay việc kiểm tra nồng độ cồn với lái xe, đặc biệt vào ban đêm và gần khu vực mua sắm, ăn uống nổi tiếng.
Nắm bắt nhu cầu lái xe hộ sẽ rất cao, đã có hàng trăm công ty cung cấp dịch vụ lái xe hộ xuất hiện tại các thành phố lớn như: Bắc Kinh, Thượng Hải, Thành Đô, Trịnh Châu. Đúng như dự đoán, các dịch vụ lái xe hộ đắt như tôm tươi, không kịp đáp ứng nhu cầu.
Tại Bắc Kinh, các dịch vụ này được tính phí theo km tương tự như dịch vụ taxi, ngoài ra còn có thể tính thêm phí tùy thuộc vào địa điểm đưa về nằm trong thành phố hay ngoại ô.
Theo Công ty 8Year có trụ sở tại Bắc Kinh, khách hàng chủ yếu là công chức, quản lý công ty... Sau này, cùng với sự phát triển của công nghệ, dịch vụ lái xe hộ được tích hợp vào nhiều ứng dụng gọi xe như Didi.
Tới năm 2017, dịch vụ lái xe hộ đã mang về doanh thu 15,4 tỷ nhân dân tệ (khoảng 2,3 tỷ USD, tương đương 53 nghìn tỷ VNĐ).
Tính đến năm 2021, số đơn đặt hàng dịch vụ này đã tăng lên mức trung bình gần 200 triệu đơn/năm.
Theo đại diện công ty E-Designated Driver, một trong những đơn vị đi tiên phong trong lĩnh vực xe lái hộ thành lập năm 2011, công ty này ghi nhận mức tăng trưởng lên tới 500% đơn đặt hàng.
Anh Liu Ailun, sống tại Thượng Hải đã làm nghề lái xe hộ chuyên nghiệp trong hơn 2,5 năm cho biết, có thời điểm, anh kiếm được hơn 20.000 nhân dân tệ/tháng (gần 68 triệu VNĐ) chưa kể tiền tip. Thậm chí, có nhiều người tip thêm từ 1.000 đến tận 10.000 nhân dân tệ trong 1 lần đi.
Nhiều quy định bảo vệ khách hàng
Những người lái xe hộ thường dùng xe scooter, xe đạp gấp hoặc phương tiện công cộng để đến nơi đón khách
Tuy nhiên, bất cứ ngành công nghiệp phát triển nhanh nào đều phát sinh vấn đề. Ông Qiang Lei - Phó Hiệu trưởng Trường Quản ký Kinh doanh Bắc Kinh cho rằng, hành khách sử dụng dịch vụ lái xe hộ thường say xỉn nên dễ phát sinh nhiều vấn đề tranh cãi.
Thời điểm năm 2011, dư luận Trung Quốc đặt ra rất nhiều câu hỏi: “Khi thuê lái xe hộ, liệu tư trang trong xe có bị mất không? Liệu lái xe hộ có bỏ trốn khi xảy ra tai nạn hay không? Khách hàng có thể khiếu nại lên đâu nếu xảy ra tai nạn hay mất cắp hoặc dính vi phạm giao thông?”.
Tính đến nay, Trung Quốc chưa xảy ra vụ việc nào gây tranh cãi gay gắt liên quan tới lái xe hộ.
Tuy nhiên, để đề phòng nguy cơ, một số tỉnh, thành lớn tại Trung Quốc đã bắt đầu giám sát từ sớm. Thượng Hải bắt đầu giám sát việc đăng ký của các công ty kinh doanh dịch vụ lái xe hộ từ năm 2009, Thành Đô (thủ phủ tỉnh Tứ Xuyên) cũng bắt buộc phải đăng ký kinh doanh dịch vụ lái xe hộ và quản lý ngành này từ cuối năm 2010. Lái xe hộ phải đăng ký với cảnh sát địa phương.
Cách đây ít lâu, Ủy ban Bảo vệ người tiêu dùng Trung Quốc đã đề xuất các quy định để bảo vệ quyền và lợi ích của các bên tham gia dịch vụ này, soạn thảo các điều khoản cấm và bắt buộc trong một hợp đồng sử dụng dịch vụ lái xe thuê tiêu chuẩn.
Trong đó, có một số điểm đáng chú ý như khi đặt dịch vụ, khách hàng cần phải tỉnh táo, nếu họ gặp vấn đề sức khỏe mà bất tỉnh hoặc say không biết gì, cần phải có một người tỉnh táo đưa tới nơi lấy xe.
Người tiêu dùng có quyền chấm dứt hợp đồng trước khi tài xế lái hộ đến nơi hẹn. Sau khi tài xế đã đến nơi đón và thông báo cho khách nhưng tài xế chấm dứt hợp đồng, họ sẽ phải chịu trách nhiệm trả các chi phí phát sinh.
Ủy ban này cũng đề xuất trong thời gian thực hiện chuyến đi, nếu khách yêu cầu lái xe hộ vi phạm giao thông (tăng tốc, vượt đèn đỏ…), lái xe nên thông tin và từ chối làm theo.
Theo bà Wang Chenxi, chuyên gia tư vấn đang làm việc tại công ty nghiên cứu thị trường Analysys, các ứng dụng gọi xe như Didi Chuxing cũng đang cố gắng kết hợp các công nghệ mới như nhận dạng khuôn mặt để giải quyết các vấn đề an toàn này.
Giảm tai nạn giao thông
Ngoài việc tạo thêm công ăn việc làm, việc mạnh tay xử phạt với người vi phạm nồng độ cồn còn giúp ngăn chặn TNGT. Sau 10 năm kể từ khi Trung Quốc áp dụng quy định, chế tài xử phạt mới với hành vi uống rượu lái xe vào năm 2011, số vụ TNGT liên quan tới nồng độ cồn đã giảm hơn 20.000 vụ so với giai đoạn 10 năm trước (2000 - 2010).
Tỉ lệ này là rất quan trọng vì trong cùng kỳ, số phương tiện cơ giới trên toàn Trung Quốc đã tăng lên 181 triệu xe và số người có bằng lái đã tăng lên 259 triệu người.
Theo baogiaothong
Xem thêm:
- Người đi bộ vi phạm luật giao thông có thể bị phạt tù lên đến 15 năm
- Bộ Công an lên tiếng về đề xuất cấm tuyệt đối người có nồng độ cồn lái xe
- Sắp thu phí không dừng ô tô ra vào tại 5 sân bay lớn
Mấy anh thấy sao về mô hình dịch vụ này?