KVL confirmed
Hạng F
4/12/05
5.345
303
83
Hồ Chí Minh
<span style=""color: #0000ff;"">Việc kế tiếp cần đăng ký đó là danh sách thành viên tham gia chuyến đi cũng như số lượng xe. các bác đăng ký giúp em luôn ở đây để em cập nhật lên trang đầu nhé: </span>

Danh sách đăng ký:
1. KVL        2 lớn              xe 4 chỗ (camry hoặc Mer-nếu nhà máy hỗ trợ được xe)
2. ........
 
KVL confirmed
Hạng F
4/12/05
5.345
303
83
Hồ Chí Minh
Một số đề xuất mua quà tặng, số lượng như nào thì ta sẽ cân đối:
- Sữa đặc hộp
- Đường
- Tã cho trẻ sơ sinh
- Chăn nhỏ + chăn lớn (chăn đơn)
- Một số áo ấm
- bánh, mứt, kẹo
 
Để đi một vòng tặng từng cá nhân thì hơi khó, theo em là mua tập trung, đóng thùng rồi tới đó trao. Bên tổ chức bảo trợ cử một số trường hợp ra nhận đại diện, hoặc có thể phân ra theo từng phòng hay từng khu ở, rồi sau đó tới tặng từng khu/phòng.
 
Hạng B1
10/5/06
69
0
0
Em nghĩ chỉ cần mua sữa bột, bỉm, chăn, quần, áo và tất chân thôi và 1 phần tiền để người ở đó mua thêm những cái khác đặc thù mà người ngoài cuộc ko biết. Việc phân quà ở đó không khó đâu bác.
033102beer_1_prv.gif

@Rosiliny: Em tưởng đối tượng của các bác dịp này là trẻ em thôi ??? Còn về quà cho các bé thì cứ mua theo khả năng, ko cần đóng gói quá kĩ vì đến đó khả năng sẽ mở ra trao trực tiếp và có thể sẽ có thống kê sơ bộ để người ở đó quản lý. Em nghĩ vẫn nên có 1 chút tiền để phục vụ những việc khác cho các bé
kvl nói:
Một số đề xuất mua quà tặng, số lượng như nào thì ta sẽ cân đối:
- Sữa đặc hộp
- Đường
- Tã cho trẻ sơ sinh
- Chăn nhỏ + chăn lớn (chăn đơn)
- Một số áo ấm
- bánh, mứt, kẹo
 
Để đi một vòng tặng từng cá nhân thì hơi khó, theo em là mua tập trung, đóng thùng rồi tới đó trao. Bên tổ chức bảo trợ cử một số trường hợp ra nhận đại diện, hoặc có thể phân ra theo từng phòng hay từng khu ở, rồi sau đó tới tặng từng khu/phòng.
 
Hạng B1
10/5/06
69
0
0
Em copy thư của 1 bác đi cùng đoàn với em cách đây hơn 2 năm:
"
Chúng tôi gồm mấy người bạn thân cùng nhau đến thăm Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 3 tại Ba Vì. Thực ra, trước khi có chuyến đi này, tôi đã tham khảo mình nên đến đâu, để thời gian có thể đi về trong ngày, nghĩa la nơi đó không quá xa, và thực sự cần sự chia sẻ của chúng tôi nói riêng và trợ giúp của xã hội nói chung. Thực ra, đích đến mong muốn của chúng tôi là Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 2, nơi đang chăm sóc trẻ em bị nhiễm HIV, nhưng thật lòng mà nói, chúng tôi vẫn chưa vượt qua được cái ngưỡng tâm lý hơi ngại ngùng pha chút lẫn sợ hãi và ám ảnh…Hy vọng rằng, chúng tôi sẽ dần dần xua tan được tâm lý hết sức đời thường này.
Trung tâm Bảo trợ Xã hội số 3 là nơi chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ sơ sinh bị bỏ rơi, trẻ em tật nguyền và trẻ em, người già tàn tật không nơi nương tựa.
Chuyện trẻ em trong gia đình chúng ta được nâng như nâng trứng, hứng như hứng hoa là chuyện rât thường tình. Tuy nhiên, ở đây, những đứa trẻ bé bỏng này như có một sức mạnh vô hình để giúp chúng tồn tại với sự sống. Em đói quá à? Cô cho em 1 bình sữa, “cắm” vào miệng em, cố nằm yên mà mút bình sữa nhé, chẳng may em ngọ nguậy cái đầu bé nhỏ 1 chút, núm vú trượt ra ngoài, trong khi cô còn nhiều bạn khác đang chờ chăm sóc, em không biết làm thế nào để có lại cái núm vú cao su có thể “tiết ra” được chất dinh dưỡng gọi là sữa cho vào cái miệng bé nhỏ và xinh xắn của em. Thế là đành nằm yên “chờ đợi”, khi đói quá không chịu được thì khóc thét lên, và sau đó bú bình đến … hóp cả má. Có bé bị sữa dây hết lên mặt, vón cục vào
mũi, cổ áo…Có bé đái ngập cả bỉm, ướt cả áo sau lưng, lên người ngấm lạnh…Có bé đầu to đùng, có bé suy dinh dưỡng nặng…Nhưng cũng rất nhiều bé bụ bẫm, mụ đỡ, trong xinh xắn và đáng yêu vô cùng...
Rời phòng sơ sinh, chúng tôi sang dãy nhà sau, nơi nuôi dưỡng trẻ em tật nguyền bị bỏ rơi. Vô cùng đối lập với mùi hơi sữa của các bé còn thơm vương vấn trên người, tôi thật sự bị sock khi bước vào căn phòng ẩm ướt với một mùi khai xộc lên tận óc. Phòng có chừng 2 chiếc giường lớn với 5,6 chiếc giường nhỏ, có thể gọi là cũi thì đúng hơn. Trên những chiếc “giường-cũi” đó là những cơ thể mang dáng dấp của con người không hoàn chỉnh, uốn éo, méo mó, hoặc bất động.
Phòng này có chừng chục em nhỏ thì trong đó ngoài dị tật bẩm sinh, 4 em không nhìn được ánh sáng mặt trời. Một em hoàn toàn không có hố mắt. Một em bi teo liệt hai chân nhưng có “phần 3” thì rất to so với cơ thể em. Em bị u lớn tại vùng mông và bộ phận sinh dục. Có em thì hố mắt tím bầm, hậu quả mới mang lại khi em lên cơn động kinh nặng. Có những em nằm bất động, chân tay choãi ra, ruồi đậu kín trên trán. Chắc em cũng khó chịu lắm nhưng chẳng biết làm thế nào để đuổi chúng đi, một phần vì dường như không thể nhấc nổi chân tay lên, một phần có lẽ không còn nhận thức được, hoặc chịu đựng như vậy đã quá quen rồi.
Có một em, không biết là trai hay gái, chừng 4 tuổi nằm co quắp trong lòng một chiếc ghế gỗ góc nhà. Trong hình dáng em thật nhỏ bé, thảm thương. Một chiếc mũ lưỡi trai phủ kín mặt. Trên chiếc mũ đó bậu không dưới một chục …con ruồi. Tôi định gọi đưa bánh cho em nhưng cô điều dưỡng viên ngăn lại, nói nếu tôi động vào em, nó sẽ kêu ầm lên. Em bé đó đã mù, tất cả đối với em giờ chỉ còn sự cảm nhận…và sự cảm nhận an toàn nhất với em là: xin cuộc đời hãy để yên cho em…
Có một cô bé – tôi đóan vậy - chừng trên dưới 1 tuổi có 1 đôi mắt rất đẹp, nhưng thật buồn. Cô bé có cái đầu rất lạ mà mới nhìn tôi những tưởng như hình trái tim, vừa lớn, vừa dường như bị xẻ làm đôi phần trên đỉnh đầu. Em nằm bất động, làn da trắng xanh. Cô điều dưỡng viên nói với tôi em bi xương thủy tinh, có thể gãy bất cứ lúc nào. Đau đớn quá khi nhìn vào ánh mắt trong trẻo, vô tội mà cũng đầy bất lực của em. Tôi những muốn bế em lên trên tay nhưng lại lưỡng lự, ngại ngần vì biết đâu 1 phút thương xót của tôi có thể vô tình làm đau em hơn, khi một chiếc xương nào đó trong cơ thể em bỗng chốc gãy vụn… Trời ơi…
Các chiếc “giường-cũi” của trẻ em tật nguyền ở đây đều có một khay inox lớn đặt bên dưới. Các khay này dùng để hứng nước tiểu mà các em có thể vô thức “đi” ra bất kỳ lúc nào. Tôi hỏi sao không đóng bỉm cho các em? Cô điều dưỡng cho hay bỉm chỉ để ưu tiên cho các trẻ sơ sinh. Còn trẻ tật nguyền không có được tiêu chuẩn ấy. Trời ơi, vậy là một ngày các em được thay 1 cái quần, 1 giường được thay 1 cái chiếu? và chắc hẳn 1 ngày mới được vệ sinh một lần cái khay khổng lồ đựng nứơc tiểu sát dưới những cái giường đó? Vậy thì các em hẳn sẽ phải nằm chung với sự hôi hám, ẩm ướt đó suốt cả 24 giờ? bất luận khi đó em ăn, uống, ngủ hay thức? Trời thì lạnh thế này, khi chúng tôi mặc quần áo ấm rồi mà vẫn còn co ro...
Trẻ em, cháu, con, em của các anh các chị và các bạn mỗi khi chúng khóc đều có lý do: hoặc đói, hoặc khát, hoặc gắt ngủ, hoặc tè dầm, ị đùn, ướt tã…Nhưng những đứa trẻ đáng thương ở đây thậm chí một phản xạ hết sức bản năng như vậy cũng không có. Chúng còn thiệt thòi hơn cả con chó, con mèo con nằm trong cũi. Không ít trong số chúng vô thức. Nhưng không thể vì vô thức mà chúng ta để các em như những con vật như vậy. Cuộc đời các em đã quá bất hạnh rồi. Những trẻ em sơ sinh bị bỏ rơi rồi sau này lớn lên cũng sẽ có được 1 cuộc đời riêng, sẽ có được 1 cuộc sống của “một con người” thực sự. Những em nhỏ nào may mắn sẽ được 1 gia đình nhận làm con nuôi, thậm chí con nuôi trong một gia đình giàu sang hiếm muộn, hoặc một gia
đình đầy tình thương yêu, hoặc một tổ chức, một nhà hảo tâm nào đó mang về chăm sóc, nuôi dưỡng. Its nhất, các em cung có được một trái tim, một khối óc, một cơ thể của một con người với đầy đủ mọi cảm nhận. Còn các em tật nguyền, dị tật bẩm sinh, những trẻ em bị ảnh hưởng, di chứng chất độc màu da cam, cuộc đời của các em sẽ ra sao? sẽ sống thực vật hoặc ngắc ngoải như vậy cho đến khi từ giã cõi đời?
Vâng, có thể sẽ có người nghĩ đây là vấn đề của xã hội, “xã hội” sẽ có người lo cho các em, và ngoài kia còn hàng ngàn, hàng vạn cảnh sống khó khăn, cùng cực khác nữa. Đúng vậy, thưa anh chị và các bạn. Nhưng nếu chúng ta tận mắt chứng kiến nỗi đau của các em, điều kiện sống và sinh họat của các em, chắc hẳn chúng ta cũng sẽ không dưới một lần muốn tận tay đóng góp hay chí ít cũng kêu gọi lòng hảo tâm của mọi người để các em tật nguyền bị bỏ rơi có được một năm, một tháng, thậm chí một tuần hay chỉ một ngày thôi được khô ráo, sạch sẽ, được sống trong một căn phòng không còn mùi xú uế. Vì không biết ngày nào các em còn tồn tại trên cõi đời này...
Và 1 tấm hình ví dụ
img2394bi.jpg

rosy1910 nói:
Em đã confirm lại với bác Chuối, đúng là địa điểm đang liên hệ trùng với nơi bác Car-art đề cập đến. Nên bác Nam chắc cứ tiến hành làm backdrop theo địa điểm là Trung tâm bảo trợ xã hội số 3, xã Thuỵ An, Ba Vì, Hà nội.
Theo tin ban đầu mới nhận được theo đường bồ câu thì khoảng cách sẽ là khoảng 60km từ trung tâm Hà Nội nên em nghĩ mình nên làm chương trình xuất phát sớm hơn một chút cũng được.
Nhờ bác Chuối cũng nhờ người đang chạy bộ lên Ba Vì nhòm ngó luôn xung quanh đó có đặc sản gì để trưa chúng ta tụ tập làm một bữa luôn.
@KVL: chị không có tài khoản VCB, chị chỉ có tk của HSBC, mấy bác hăng hái ngoài HN bác nào có tk của VCB thì ới lên để chú KVL ck nhé.
 
Last edited by a moderator:
KVL confirmed
Hạng F
4/12/05
5.345
303
83
Hồ Chí Minh
Hên quá là hên, tối qua công ty em tổ chức Tổng kết cuối năm, em lại bốc trúng thưởng ngay giải đặc biệt 01 chiếc xe máy.

Em xin ủng hộ thêm cho trương trình mình là 5.000.000đ
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/11/09
2.761
1
36
kvl nói:
Hên quá là hên, tối qua công ty em tổ chức Tổng kết cuối năm, em lại bốc trúng thưởng ngay giải đặc biệt 01 chiếc xe máy.

Em xin ủng hộ thêm cho trương trình mình là 5.000.000đ
chúc mừng KVL.hội mec nhiều người hên quá.
 
Sup confirmed
Hạng D
15/4/08
3.938
34
48
Sài Thành
kvl nói:
yamaha Jupiter thôi anh ơi, giải thưởng mà là SH chắc em phải ăn mừng lớn.
@kvl: Dù gì anh cứ thấy nghiệm câu  "Nước chảy chỗ trũng" . . . . kaka  :p
 
Hạng D
11/11/09
2.761
1
36
SUp.com nói:
kvl nói:
yamaha Jupiter thôi anh ơi, giải thưởng mà là SH chắc em phải ăn mừng lớn.
@kvl: Dù gì anh cứ thấy nghiệm câu  "Nước chảy chỗ trũng" . . . . kaka  :p
bác sup năm nay cũng cười hoài ha.bữa nào tụ hợp anh em nhậu cái cuối năm bác ơi.