Bác chủ chưa mua BH tự nguyện bao giờ và sau khi nhận hơn 5 trang chia sẻ từ các thành viên OS, dễ chắc cũng lùng bùng lỗ tai và ko biết phải chọn ông nào...
Thống kê lại tất cả các comment, thứ hạng tạm phân định như sau:
1) Liberty
2) MIC
3) một lô lốc các ông PVI, PJICO, PTI, 3A, BM, BV, BL...
Thứ hạng trên đã phản ảnh một thực tế hiển nhiên theo qui luật thị trường là "tiền nào của nấy". Đúng! Không sai tí nào cả!
Nhưng có một chút hơi mâu thuẫn ở vị trí về nhì. Đó là dạo gần đây, khá nhiều k/h thử với dịch vụ BH vật chất của MIC đã cảm thấy rất hài lòng khi được giải quyết khá êm thấm và dù mức phí cũng ko phải cao hơn (thậm chí thấp hơn vài cái tên trong tốp 3). Có một dòng chảy ngầm đang sôi sùng sục khi lượng sales của hầu hết các đơn vị ở tốp thứ 3 đang nhận được đãi ngộ rất tốt ở MIC nên đã kéo về đấy rất nhiều; và thật sự chính MIC cũng đang quyết tâm khẳng định vươn lên, định vị thương hiệu của họ ở một đẳng cấp cao hơn những ông "ta" còn lại thông qua các dịch vụ làm mát lòng khách hàng, bồi thường nhanh chóng... Cũng mong là MIC sẽ luôn giữ vững tốc độ tăng trưởng, chất lượng dịch vụ như thế để mong có ngày được trèo lên chiếu trên chứ ko phải ào ào lúc đầu rồi về sau tuột dốc ko phanh như những cái tên còn lại.
Cá nhân mình thì cảm nhận thế này, hầu hết các tổn thất xảy ra đối với phạm vi được bảo hiểm mà giá trị dưới 50% mức phí bảo hiểm thì sẽ được giải quyết bồi thường nhanh chóng, trên 50% tới gần 100% mức phí thì bắt đầu phát sinh sự ù lì từ nhân viên giám định, vượt trên 100% mức phí thì dễ dàng thấy cái sự cãi chày, cãi cối của BH. Chung qui cũng chỉ vì 4 chữ vàng của họ: "hiệu quả kinh doanh" mà ra. Đúng, BH cũng là một hình thức kinh doanh đấy thôi.
Các bác cũng cần biết thêm một yếu tố quyết định quan trọng đến việc giải quyết bồi thường từ các Cty BH, đó là định lượng trong việc "tái bảo hiểm" của họ; nôm na là khi tái lại với các tập đoàn lớn trên thế giới, họ chỉ còn được hưởng phí rất nhỏ vừa tạm đủ nuôi bộ máy hành chính mà thôi. Cụ thể, đối với hầu hết các cty BH Việt Nam, mức mà BTC bắt buộc họ phải tái "ngay và luôn" là đối với tài sản được bảo hiểm có giá trị từ 6 tỷ trở lên; đây là một công cụ quản lý nhà nước để ngăn các trường hợp phá sản của các cty BH nếu họ cứ ôm đồm hết vào người (thực tế thì các cty BH khi nhận được HĐ có giá từ 6t trở lên mà buộc phải tái thì tự dưng thèm chảy nước miếng, nên có cty đã đi đêm để giữ lại khoản phí đó cho mình, hên thì trót lọt ko sao coi như có thêm một cục, xui xẻo thì có mà ăn cho hết và dễ dẫn đến... bố láo với k/h).
Mình ko PR cho một ông nào cả và chỉ muốn chia sẻ cảm nhận cá nhân về khoản BH tự nguyện này để các bác dễ đồng cảm hơn. Cá nhân mình đang sắp đưa ông PTI ra tòa vì thái độ và sự thoái thác trách nhiệm của họ đối với tổn thất nằm trong phạm vi được bảo hiểm mà họ lập lờ, cố tình đánh tráo khái niệm để ko bồi thường. Như trên mình đã nói, nhẹ nhẹ thì ông nào cũng lịch sự như nhau, rút cái toẹt chi ngay; nặng đô là dở trò bố láo liền. Nếu rảnh rỗi có thời gian mình sẽ tường thuật lại đầy đủ cái sự "bố láo" của "thần đèn PTI" để các bác có thêm kinh nghiệm cho việc đấu tranh với các cty BH.
Và sẽ rất xui cho các bác nào đi xe từ 6 tỏi trở lên, mua bh mà họ ôm luôn ko tái, đến lúc có tổn thất sẽ thấy "Cty BH đã làm điều 'bố láo' đó như thế nào".
Chia sẻ cùng các bác.
Bác có những hiểu biết mà hầu như rất ít người mua bảo hiểm để ý tới.
MIC đang phát triển khá mạnh mẽ trong thời gian vừa qua, và nói về thứ hạng thì cũng có rất nhiều website của chuyên trang bảo hiểm phân tích và xếp hạng MIC so với các Cty BH khác.
Đâu cũng vậy, Các đơn vị thuộc hàng Top thì các Cty xếp sau luôn muốn xoáy vào các sai sót ,thậm chí là "hội đồng" và cạnh tranh bằng cả năng lực cũng như chiêu trò khác nhau.
Mỗi hồ sơ tổn thất của khách hàng luôn muôn hình vạn trạng, cùng một tổn thất như nhau, nhưng nếu vì "nguyên nhân tổn thất" khác nhau, thì kết quả bồi thường cũng phải khác nhau bác à.
Các N.viên K.doanh ko thể nào đá chân bên Bồi thường dc và cũng chỉ ở vai trò hỗ trợ cho chủ xe cùng Cty trong lúc xử lý bồi thường, vì luật không thể nào cho phép bác "vừa đá bóng vừa thổi còi". Nếu anh kinh doanh xử lý tiếp nhận thông tin và phản hồi lại cho Hotline xử lý tốt, thì chủ xe đỡ vất vả và anh giám định cũng không mất quá nhiều công sức để chạy đi chạy lại.
Và tuyệt đối em đảm bảo là không có chuyện tổn thất bao nhiêu % thì ông bảo hiểm sẽ làm khó dễ hay chày cối với chủ xe. "Án là tại hồ sơ" bác ạ.
Đa phần các vụ tai nạn bảo hiểm, đều liên quan đến phương tiện của bên thứ 03 và ở các nước phát triển, hệ thống giám sát giao thông của họ rất tốt, các cty bảo hiểm cũng có căn cứ chính xác để xử lý bồi thường thỏa đáng. Luật pháp luôn trọng "chứng" hơn trọng "cung", tình hình giao thông ở xứ thiên đường này, với các vụ việc chỉ cọ quẹt thông thường, thì Cty Bảo hiểm cũng chả yêu cầu khi ko cần thiết để mất thời gian của các bác.
Khách hàng của em đôi khi cũng gặp trường hợp xe tổn thất hơi hơi nghiêm trọng

, đặc biệt có trường hợp tai nạn ngay khi vừa mua xe vài ba ngày, 01 em Mer E300 sụp ổ gà thay bộ bơm + thùng xăng hết 20tr, 01 em Sonata hôn mít em xe tải ở Đồng Tháp bể đèn lái, cản trước, vè trước, cấn móp cửa trước thiệt hại 60tr và 01 em County thủy kích vụ triều cường ở Đồng Nai thiệt hại gần 100tr. Các bác cần thông tin em sẽ inbox để chứng thực. Chỉ đúng 02 tuần, xe sửa chữa, thay thế xong nhận về và chủ xe lại yêu vợ 2 mình hơn trước.
Quan trọng, khi các bác có sự vụ, ưu tiên hàng đầu là gọi Hotline để thông báo tổn thất làm căn cứ đầu tiên chứng minh sự vụ có thật và các bác chủ xe đang yêu cầu quyền lợi hợp pháp (hầu như Tổng đài Hotline nào cũng có chế độ ghi âm), và sau đó "tận dụng" mối quan hệ của Sale để gọi cẩu kéo hoặc tìm nơi sửa chữa đáng tin cậy (nếu bác ở tỉnh và không quen đường). Bác Cà chua không đề cập đến, nhưng có lẽ em nghĩ vụ giải quyết của bác đã phải tranh chấp ở tòa thì cũng không đơn giản.
Hạn mức tái của các Cty phụ thuộc vào vốn của họ chứ hổng có định mức cho tất cả các Cty đâu bác.
Bảo hiểm thì công trình, kho bãi, hàng hóa, xe cộ... đều phải tái bảo hiểm.
Với xe khi có yêu cầu bảo hiểm giá trị cao, thì khi các Cty đi tái bảo hiểm, tức là bán rủi ro cho một công ty tái bảo hiểm quốc gia, hoặc đồng bảo hiểm với 01 Cty khác để bảo hiểm cho xe giá trị vượt định mức đó.
Nôm na, giả tỷ như đối với Cty A, số tiền bảo hiểm xe nhận tối đa là 6 tỷ. Khi có xe giá trị 6 tỷ 1 yêu cầu làm bảo hiểm, Cty A đó có thể đồng bảo hiểm với Cty B theo tỷ lệ 5-5, 4-6, 3-7, tất nhiên Bên A và B cùng bồi thường theo tỷ lệ 5-5, 4-6, 3-7 đó.
Trường hợp Cty A bảo hiểm cho giá 6 tỷ, và Cty C tái bảo hiểm 0,1 tỷ, thì khi bồi thường sẽ theo nguyên tắc: nếu dưới 06 tỷ, ông A chịu; trên 06 tỷ, ông A chịu 06 tỷ, ông C chịu phần còn lại. Do đó bác có thể nhầm lẫn đôi chút trong vấn đề này rồi.
Đôi điều trải lòng cùng các bác. Hy vọng trường hợp của bác Black Tomato sẽ được giải quyết nhanh gọn, và đôi bên cùng vui vẻ.
