Hạng D
10/10/11
3.769
753
113
Không phải cứ CSGT tuýt còi thì chắc chắn mình bị phạt.

Nên làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe?

Người Việt có thói quen khi công an hỏi giấy tờ thì cứ đưa mà mặc nhiên không biết rằng mình có quyền giải thích, chứng minh mình không vi phạm luật giao thông. Và khi đã chứng minh được thì không có nghĩa vụ phải xuất trình giấy tờ xe.
Tùng - nhân viên văn phòng ở TP.Hồ Chí Minh chia sẻ kinh nghiệm ứng xử khá thông minh của mình: "Cách xưng hô rất quan trọng -có thể giúp bạn giải thích thành công về những lỗi vi phạm. Khi gặp CSGT tôi không gọi anh em mà xưng tui và đồng chí.
Khi được CSGT thông báo là chạy lấn tuyến và yêu cầu cho xem bằng lái, bảo hiểm, giấy đăng ký xe; tôi đã nhanh chóng giải thích: Tôi không chạy lấn tuyến, không vi phạm nên không trình giấy tờ xe. Thế là được cho đi".
Một cách khá chuyên nghiệp, một thành viên mạng xã hội 5giay chia sẻ:"Anh em có thể trang bị 1 cây bút bi camera vắt vào túi đề phòng những trường hợp xấu sẽ quay phim lại. Xong rồi nói nhẹ với CSGT: Tôi đã ghi lại tất cả hành vi của đồng chí..."

Nên làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe?


Cách đây không lâu cộng đồng mạng xôn xao clip một người lái xe ô tô giải thích khá quyết liệt rằng mình không vi phạm luật.
Khi bị vặn lại, Cảnh sát giao thông đã phải xin lỗi và cho người dân này đi. Điều này cho thấy người dân đã dần hiểu biết pháp luật hơn và bảo vệ được quyền lợi chính đáng của mình.
Điều 14 Thông tư số 65/2012/TT-BCA ngày 30/10/2012 của Bộ Công an quy định cảnh sát giao thông chỉ được dừng phương tiện để kiểm soát khi trực tiếp phát hiện hoặc thông qua phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ phát hiện, ghi nhận được các hành vi vi phạm pháp luật về giao thông đường bộ.
Nói cách khác, chỉ phải xuất trình giấy tờ nếu CSGT đã chứng minh rõ ràng là người đi đường phạm lỗi gì đó cụ thể.
Ngoài ra còn một số trường hợp khác được dừng nhưng ít gặp hơn, chẳng hạn khi nhận được tin báo của cơ quan, tổ chức, cá nhân về hành vi vi phạm pháp luật của người và phương tiện tham gia giao thông.


Nên làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe?


Khi CSGT chặn xe bạn vì lỗi vượt quá tốc độ tối đa, trong khi bạn chắc chắn rằng mình không hề vượt quá, bạn có quyền yêu cầu được xem hình ảnh, kết quả ghi thu được và cảnh sát có nghĩa vụ phải cho xem.
Nếu CSGT không đưa ra được bằng chứng chứng minh bạn vượt quá tốc độ cho phép thì không được phép lập biên bản và cũng không được phép kiểm tra giấy tờ bạn.


http://thebox.vn/xe/nen-l...ong-dung-xe/38677.html





Cấm đường để... hái ra tiền?</h1>http://phunutoday.vn/xi-n...e-hai-ra-tien-2216722/



Đội Cảnh sát Giao thông (Sở Công an Hà Nội) tổ chức cấp giấy phép cho xe vào đường cấm với việc giấy tờ làm thủ tục phải kẹp thêm tiền không có biên lai thu. Chuyện lạ đời này khiến nhiều người nghi hoặc, phải chăng chủ trương cấm đường đã được lợi dụng để nảy sinh hoạt động “kinh doanh” giấy phép?

Nên làm gì khi bị Cảnh sát giao thông dừng xe?

Chiến sĩ CSGT nhặt tiền kẹp trong hồ sơ thả vào ngăn kéo (ảnh: báo Thanh Niên)
Đọc xong bài báo “Bán” giấy phép xe vào đường cấm” chắc nhiều người cũng có cảm giác như tôi, cảm thấy vô cùng khó hiểu về cách làm việc của Đội Cảnh sát Giao thông (CSGT) Hà Nội. Bài báo cho biết, theo quy định của UBND TP.Hà Nội, các loại xe tải có tổng trọng lượng từ 1,25 tấn trở lên chỉ được phép lưu hành trong tuyến nội đô từ 21 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng hôm sau, với điều kiện phải có giấy phép vào đường cấm.
Việc cấp giấy phép trên danh nghĩa là miễn phí nhưng không hẳn như vậy, bởi vì ở Đội CSGT số 5 nằm trên địa bàn phường Phúc Đồng, quận Long Biên, tất cả các lái xe đến đây làm thủ tục xin cấp phép đều phải kẹp thêm 50.000 đồng vào giấy tờ, họ cho biết “nghe nói đó là lệ phí”. Phóng viên cho biết, quan sát nhiều điểm cấp giấy phép khác cũng đều thấy các chiến sĩ làm thủ tục thản nhiên nhặt tờ tiền bỏ vào ngăn kéo mà không có bất cứ giấy tờ, biên lai nào được trao cho người xin làm thủ tục.
Như vậy nên hiểu vấn đề này thế nào? Tại sao UBND TP Hà Nội lại có quyết định lạ kỳ như vậy? Nếu đã cấm xe trên 1,25 tấn vào các tuyến phố thì tại sao không cấm triệt để mà lại còn đặt ra quy định việc tài xế phải đến làm thủ tục xin phép thì xe mới được vào? Việc làm thủ tục này có ý nghĩa gì khi mà theo mô tả là lái xe nào vào làm thủ tục cũng được cấp giấy phép với 2 thời hạn theo tháng hoặc theo ngày. Và hơn nữa, theo quy định là việc cấp phép hoàn toàn miễn phí, nhưng lái xe vẫn phải đóng phí, thì có khác nào chuyện khoanh vùng cấm để “kinh doanh” đường?
Phóng viên cho biết, chỉ trong chừng 10 phút đã có 5 xe tải vào xin giấy phép, với mỗi hồ sơ lái xe kẹp 50.000 đồng thì trong một đêm số tiền cũng không nhỏ, nhưng không có hóa đơn hay phiếu thu, không rõ khoản tiền này vào túi ai?
Nếu Đội CSGT Hà Nội không có giải thích thỏa đáng về số tiền được “kẹp” vào hồ sơ rồi được nhặt và thả vào ngăn kéo mà không hề có biên lai này thì rõ ràng người dân có quyền kết luận đó chính là một hành vi tham nhũng. Nếu không có sự phát hiện của báo chí, mỗi ngày số tiền mà các tài xế xe phải “kẹp” vào hồ sơ sẽ là bao nhiêu, không ai được biết.
Câu chuyện mà báo chí vừa phát hiện trên đây càng chứng tỏ kết quả điều tra cho thấy CSGT là lĩnh vực đứng đầu về các ngành nghề tham nhũng nhiều nhất Việt Nam do Thanh tra Chính phủ và Ngân hàng thế giới công bố vào cuối năm 2012 là hoàn toàn có cơ sở. Tuy nhiên, Thiếu tướng Nguyễn Văn Tuyên, Cục trưởng Cục CSGT Đường bộ - đường sắt, Bộ Công An đã từng không đồng tình với kết luận đó. Ông lên tiếng bày tỏ quan điểm của mình: “Tôi cho rằng ở đây chỉ là những tiêu cực chứ không thể nói là tham nhũng. Nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm mà đó là tham nhũng thì theo tôi ý đó là không thỏa đáng”.
Tuy nhiên, theo Tổ chức Minh bạch Quốc tế (Transparency International - TI), định nghĩa về “tham nhũng” khá đơn giản, đó là hành vi: “Lợi dụng quyền hành để gây phiền hà, khó khăn và lấy của dân”. Vậy thì hành động các lái xe kẹp tờ tiền mệnh giá 50.000 đồng vào hồ sơ để xin cấp giấy phép vào đường cấm mà không nhận được bất cứ biên lai nào ghi nhận số tiền đó nộp với mục đích gì, lý do vì sao nộp thì đương nhiên là một biểu hiện “tham nhũng” của người đang nắm quyền hành trong tay chứ còn gì nữa?
Một người bạn của tôi đã từng tâm sự rất thật lòng rằng, anh thấy buồn khi dân mình có thói quen hễ cứ vi phạm luật giao thông là rút tiền dúi vào tay CSGT nhưng buồn gấp trăm lần khi nhìn những gương mặt thản nhiên nhận những đồng tiền ấy mỗi ngày một trẻ trung hơn, sáng láng hơn. Điều đó chứng tỏ, sự tha hóa của nhân cách và lương tâm đã ăn sâu vào, loang rộng ra đến tận thế hệ những người trẻ tuổi đang thi hành công vụ, và điều đó đồng nghĩa với việc xã hội sẽ ngày càng lún sâu vào một tương lai mịt mù.
Tất nhiên, những biểu hiện của tham nhũng mà báo chí phát hiện ra chưa phản ánh đầy đủ cục diện căn bệnh này trong xã hội. Ở những góc khuất đâu đó còn nhiều vụ tham nhũng động trời, kinh thiên động địa hơn mà công luận còn chưa thể tiếp cận được bởi nó ẩn sau những mánh khóe tinh vi xảo trá được che chắn kỹ càng tới mức làm nản lòng người.
Quay trở lại câu chuyện “bán giấy phép vào đường cấm” của Đội CSGT Hà Nội, có thể thấy chừng nào ngành CSGT còn chưa coi chuyện “nhận của lái xe, nhận của người tham gia giao thông dăm ba chục, một vài trăm” là “tham nhũng” thì những hành vi thế này vẫn còn tiếp tục xảy ra.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
21/5/13
107
0
0
thông tin khá hay ạ, đúng là thói quen của người Việt mình cứ bị thổi lại là lo không mắc lỗi này thì mắc lỗi khác, răm rắp nghe theo lời xxx mà không biết đôi lúc mình cũng không sai tới vậy
 
Hạng D
29/11/04
1.822
17.298
113
Em dị ứng với ai cứ bô bô "đồng chí" ! Biết chí thằng nào giống chí thằng nào mà xạo sự ?!!!
Lịch sự và cứng cựa thì "anh - tôi" , nhẹ nhàng chút thì "anh - em" , "chú - cháu" (nếu thấy mình nhỏ hơn rõ ràng thì xưng em, cháu chẳng mất mặt hay sợ lép vé gì). Chứ dùng "đồng chí" là để dọa người ta thôi.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
4/3/13
1.093
3.834
113
HCM
shpy nói:
Em dị ứng với ai cứ bô bô "đồng chí" ! Biết chí thằng nào giống chí thằng nào mà sạo sự ?!!!
Lịch sự và cứng cựa thì "anh - tôi" , nhẹ nhàng chút thì "anh - em" , "chú - cháu" (nếu thấy mình nhỏ hơn rõ ràng thì xưng em, cháu chẳng mất mặt hay sợ lép vé gì). Chứ dùng "đồng chí" là để dọa người ta thôi.
Em đống ý với bác.
 
Hạng C
3/2/11
586
6
18
BH
shpy nói:
Em dị ứng với ai cứ bô bô "đồng chí" ! Biết chí thằng nào giống chí thằng nào mà sạo sự ?!!!
Lịch sự và cứng cựa thì "anh - tôi" , nhẹ nhàng chút thì "anh - em" , "chú - cháu" (nếu thấy mình nhỏ hơn rõ ràng thì xưng em, cháu chẳng mất mặt hay sợ lép vé gì). Chứ dùng "đồng chí" là để dọa người ta thôi.
Theo em thì tôn trọng lẫn nhau là được. Giống như trên OS gọi bác, hoặc mợ, xưng em.
 
Hạng D
18/3/07
1.605
477
83
54
tôi éo có "đồng chí" với cái lũ đó. đừng có mơ tôi gọi chúng nó là đồng chí nhé
 
Hạng B2
3/10/12
138
52
28
48
HieuLe309 nói:


Một cách khá chuyên nghiệp, một thành viên mạng xã hội 5giay chia sẻ:"Anh em có thể trang bị 1 cây bút bi camera vắt vào túi đề phòng những trường hợp xấu sẽ quay phim lại. Xong rồi nói nhẹ với CSGT: Tôi đã ghi lại tất cả hành vi của đồng chí..."
Khúc này... có vẻ ko ổn.... ghi hình thu âm thì âm thầm mà ghi thôi... chứ nói ra coi chừng 5 phút sau lăn dùng ra chết vì ... Quần Chúng Nhân Dân thấy bức xúc mà ra tay hơi mạnh....!
 
Hạng D
27/5/13
1.524
1.909
113
21.gif
Vậy không "đồng chí" thì lúc gặp nhau bắt tay nói "đồng rệp" hay "đồng bò chét" la ok mấy bác nhể
 
Hạng C
26/9/12
860
306
63
Theo e thì đầu tiên mình phải full giấy tờ cái đã (bằng lái + cavet + bảo hiểm+ đôi khi cả cmnd)