RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Đề nghị bác bỏ dấu và không dùng chữ hoa khi post bài. Bài này nếu bác không nhanh tay edit thì sẽ nhanh vào bến thôi[8D]
Đề nghị bác bỏ dấu và không dùng chữ hoa khi post bài. Bài này nếu bác không nhanh tay edit thì sẽ nhanh vào bến thôi[8D]
RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Đầu tiên thì bác phải về số, thường là số 1, kéo phanh tay nhưng nhớ là thật nhẹ thôi rồi tăng dần lực phanh, như lúc bác phanh xe đạp í. Đừng có giật phanh tay 1 phát là toi đấy. Nếu không chắc chắn về vụ phanh tay thì không làm. Sau đó thì thể hiện tay lái lụa của bác, kiếm vật cản mềm như bụi cây, đống cát.. mà húc xe bác vào. Nếu có đường thoát nạn thì tốt nhất, bác đâm xe vào đấy.
P/S: em chạy xe số tay mà đổ đèo thì rất ít dùng phanh. Lên số nào xuống đúng số đấy.
Đầu tiên thì bác phải về số, thường là số 1, kéo phanh tay nhưng nhớ là thật nhẹ thôi rồi tăng dần lực phanh, như lúc bác phanh xe đạp í. Đừng có giật phanh tay 1 phát là toi đấy. Nếu không chắc chắn về vụ phanh tay thì không làm. Sau đó thì thể hiện tay lái lụa của bác, kiếm vật cản mềm như bụi cây, đống cát.. mà húc xe bác vào. Nếu có đường thoát nạn thì tốt nhất, bác đâm xe vào đấy.
P/S: em chạy xe số tay mà đổ đèo thì rất ít dùng phanh. Lên số nào xuống đúng số đấy.
Last edited by a moderator:
RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Các bác phải nhớ lại bài học trong trường lái xe đó là vù ga về số. Đang ở số cao, cắt côn về số không, nhả côn vù ga thật cao lên sau đó lại cắt côn về số thấp thấp hơn sau khi xe khựng lại một chút thì lại cắt công và cứ thao tác như vậy cho tới khi về tới số 1. Vì nếu đang chạy ở số cao không thể nào nhẩy về số thấp nhất ngay được.
Có lẽ ngày nay các ông thầy ít dậy bài này vì tập bài này rất hại số nếu cho học trò học đầy đủ bài này và đề pa lên dốc thì có lẽ mỗi tháng phải bổ máy và thay côn một lần mất.
Các bác phải nhớ lại bài học trong trường lái xe đó là vù ga về số. Đang ở số cao, cắt côn về số không, nhả côn vù ga thật cao lên sau đó lại cắt côn về số thấp thấp hơn sau khi xe khựng lại một chút thì lại cắt công và cứ thao tác như vậy cho tới khi về tới số 1. Vì nếu đang chạy ở số cao không thể nào nhẩy về số thấp nhất ngay được.
Có lẽ ngày nay các ông thầy ít dậy bài này vì tập bài này rất hại số nếu cho học trò học đầy đủ bài này và đề pa lên dốc thì có lẽ mỗi tháng phải bổ máy và thay côn một lần mất.
RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Mọi việc diễn ra còn nhanh hơn gõ key nữa đó: Vì vậy trình tự đổ đèo cần thực hiện: Kiểm tra thắng, sử dụng số bằng số lên đèo hoặc tăng một cấp số...Xuống đèo với số phù hợp xe ít trôi, nhưng không may mất thắng: Nhanh chóng dồn số..không nhất thiết về N, càng nguy hiểm, chỉ cần cắt côn là vù ga luôn và dồn số nếu được, nếu không được hãm tốc độ xe bằng thắng tay (Chú ý gia tốc mỗi lúc một lớn) và cam đãm chấp nhận rủi ro ít trong nguy hiểm nhiều: Cho xe rớt lề, lọt mương thoát nước (gần như đèo nào cũng có) phía taluy dương, dựa vào vách núi càng sớm càng tốt. Khó có cơ hội sử dụng tay lái lụa đến đường cứu nạn. Kinh nghiệm của các bác tài xưa, em chưa bị và cũng không mong để test kinh nghiệm. Sợ lắm.
Mọi việc diễn ra còn nhanh hơn gõ key nữa đó: Vì vậy trình tự đổ đèo cần thực hiện: Kiểm tra thắng, sử dụng số bằng số lên đèo hoặc tăng một cấp số...Xuống đèo với số phù hợp xe ít trôi, nhưng không may mất thắng: Nhanh chóng dồn số..không nhất thiết về N, càng nguy hiểm, chỉ cần cắt côn là vù ga luôn và dồn số nếu được, nếu không được hãm tốc độ xe bằng thắng tay (Chú ý gia tốc mỗi lúc một lớn) và cam đãm chấp nhận rủi ro ít trong nguy hiểm nhiều: Cho xe rớt lề, lọt mương thoát nước (gần như đèo nào cũng có) phía taluy dương, dựa vào vách núi càng sớm càng tốt. Khó có cơ hội sử dụng tay lái lụa đến đường cứu nạn. Kinh nghiệm của các bác tài xưa, em chưa bị và cũng không mong để test kinh nghiệm. Sợ lắm.
RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Theo ý kiến em thì như sau:
Tùy theo trường hợp mà em có 3 phương án sau: - cài số thấp để ghì xe lại
-cài số tắt máy để xe dừng hẵn lại
-cho xe từ từ cạ vào ta-luy (hoặc vách núi nếu là bên phụ xế)
**Trường hợp sử dụng phương án 1: cài số thấp để ghì xe lại
Bác phát hiện xe mình bị mất thắng và trước mặt bác vẫn còn 1 khỏang cách > 30 mét trước khi vào cua hay gặp chướng ngại vật có thể né được, bác có thể đang từ số 4 hoặc số 5 nhanh chóng chuyển về số 2 và thả hẳn côn ra, trong lúc này các bác cố gắng giữ bình tĩnh vì tiếng máy xe sẽ rú lên rất hòang tráng. Trong trường hợp này mấy bác cứ yên tâm về bộ ly hợp của xe mình, cách đây hơn 2năm em đã test thử rồi, xe mà em đem ra test là To. Hiace đời 2000 hay còn gọi là cá mập mắt liếc, so với thời điểm đó thì không cũ cũng không phải xe mới. Với vận tốc 80km/h trả về số 2 vô tư, tốc độ 40 km/h trả về số 1 vô tư. Lần gần đây nhất em có dịp dùng thắng số là hôm Festival Bà Rịa-Vũng Tàu 2006 , em chạy chiếc Zace của ông anh trên đọan đường gần công ty Bột ngọt VeDan dừng đèn đỏ bằng thắng số, trên xe lúc đó đến 9 mạng lận . Có điều ở vân tốc 80km/h để hạ đươc xuống 20 km/h mà không cần thắng xe em mất khỏang 50 m , và mất thêm gần 30 m để cho xe dừng hẳn , dĩ nhiên lúc này đã có đạp thắng. Bởi vậy khi bác nào rơi vào tình huống này hãy cứ bình tĩnh mà gài số lại, em tin rằng với khỏang cách từ 30m đến 50m đang đổ dốc , chúng ta vẫn có thể ghì xe lại ở tốc độ 25-35 km/h , tốc độ mà em nghĩ chúng ta vẫn còn khả năng điều khiển xe khi ôm cua (miễm không phải mấy cái cua cù chỏ là ổn thôi )
Chú ý thêm: khi đang ghì số ôm cua, mấy bác nên tránh sang số, thường thì rơi vào hòan cảnh này tài xế thường hay trả từ số 2 về số 1 ( bác nào kịp về số 1 trước khi ôm cua thì quá tốt rồi, lúc đó có gặp cua cù chỏ cũng chẳng ngán mấy ) , không ít thì nhiều chắc chắn xe sẽ bị lếch (lệch) bánh, nếu xe chạy cầu sau thì sẽ lệch bánh sau, ít nguy hiểm hơn vì độ lệch không nhiều. Nếu xe chạy cầu trước thì 2 bánh trước sẽ ghì đầu xe lại với 1 lực ghì mới lớn hơn lực ghì đang hãm xe nãy giờ, lực quán tính do đó cũng tăng lên (hết sức nguy hiểm ) mà không được triệt tiêu bớt do 2 bánh trước ghì lại mà, lấy gì mà triệt tiêu nữa, vào lúc này lực quán tính được triệt tiêu 1 cách rất là tự nhiên là quăng xe , nếu lực quán tính tăng thêm không bao nhiêu thì xe sẽ chỉ bị lếch bánh, còn nếu lực quán tính lớn quá xe sẽ bị lật, nếu xe bị lật lăng vào vách núi thì dẫu sao cũng còn đỡ chứ nếu xe lật mà lăn xuống dưới vực thì …………….[&:]. em không dám có ý kiến nữa. Nhưng mà xe nào trong tình huống này cho dù không bị lật cũng hết sức nguy hiểm, vi khi bị lếch bánh xe, cả 4 bánh sẽ cùng bị lếch (lệch), cảm giác lúc đó là 1 cảm giác chóang váng , bác nào yếu tay lái đâm vào vách núi còn đỡ, đâm lộn xuống vực thì ………………[8D]. em cũng không dám tưởng tượng tiếp nữa. Đối với bác nào chạy xe 2 cầu mà đang để chế đô 4WD thì tương tự như trường hợp của các xe đi cầu trước, những xe 2 cầu ở VN dễ bị lật bao gồm có Vitara, Jeep lùn (hay còn gọi là Jeep vùng vịnh), Jeep cao,…. những xe này cần phài chú ý khi dùng thắng số trên mọi đọan đường ,những xe 2 cầu như Lands, Pajero, Musso ,…. thì vô tư , thậm chí có phần an tòan hơn những xe chạy cầu sau, tại vì ghì xe bằng cả 4 bánh nhưng do có đòn dài như xe du lịch nên khó lật.
**Trường hợp sử dụng phương án 2: -cài số tắt máy cho xe dừng hẳn lại
Trường hợp bắt buộc dừng không khẩn cấp: ở đời không ai nói trước được điều gì, tương tự thế khi tham gia điều khiển phương tiện GT có ai biết trước nhữngng bất ngờ nào đó đang đợi mình đâu, do đó mà chúng ta nên đặt ra 1 số trường hợp để sẵn sàng đương đầu. Vì thế cho nên em tự đặc ra 2 trường hợp đặc biệt này để phương án 2 của em được áp dụng. Đối với trường hợp bắt buộc dừng không khẩn cấp ví dụ như là xe đang tuột thắng mà gặp những chường ngại vật không tránh được như gia súc đang băng qua đường hoặc là đường bị sạt lỡ chẳng hạn, và mấy bác đã thấy trước 1 khoảng cách trên 100m (lúc đó mới biết thắng mình đang gặp vấn đề), các bác bình tĩnh thực hiện ngay phương án 1, sau khi ghì xe lại với vận tốc dưới 20 km/h thì co thể vô tư để số tắt máy .
Trường hợp bắt buộc dừng khẩn cấp: phát hiện thắng xe mình có vấn đề khi khỏang cách giữa xe mình đến chướng ngại vật hoặc khúc cua quá gấp mình nhắm không ôm nổi (thường thì dưới 30m), em khuyên mấy bác CỐ GẮNG CHUYỂN VỀ SỐ 1 RỒI NHẢ CÔN TRƯỚC KHI TẮT MÁY CHO MỌI VẬN TỐC LỚN HƠN 20KM/H , (còn dưới 20km/h mấy bác cứ tắt máy khi đang cài số (số nào cũng dừng xe được)vô tư không sợ hư bộ ly hợp) Đây là cách thắng mà khả năng bể hộp số là rất cao, bởi vậy em khuyên mấy bác sau khi đã chuyển về số 1 thì nhả hết côn (vì bản thân lực ghì số 1 rất lớn) lưc tác động trong hộp số sẽ không lớn bằng khi bác tắt máy rồi mới nhả côn, thì đằng nào khả năng bể bộp số cũng đều cao, nhưng khi bác nhả côn rồi mới tắt máy thời gian bể hộp số sẽ lâu hơn (do mất nhiều thời gian cho việc nhả côn rồi mới tới thao tác tắt máy,và quan trọng hơn là lưc tác dụng trong hộp số đã giảm bớt do lúc ghì số 1 hộp số đã chịu bớt 1 phần lực đáng kể rồi ) Đây là cách thắng 5 ăn 5 thua dừng kịp thì sống [&:] không dừng kịp thì……….. mấy bác cũng đừng có trách em
[:'(]
**Trường hợp sử dụng phương án 3: - cho xe từ từ cạ vào thanh an tòan giao thông bên phụ (ta-luy), họăc là vào vách núi (nếu là bên phụ xế)
Thật ra trong trường hợp bắt buộc dừng xe khẩn cấp nếu may mắn xe bác bị bể hộp số nhưng vẫn còn 1 khỏang cách có thể xoay trở kịp thì bác hãy cố gắng tự trấn tĩnh bản thân điều khiển cho xe cạ vào thanh an tòan giao thông hoặc vách núi (em khóai vách núi hơn vì em thấy mấy xe mà đã nằm dưới vực thường nó kéo cả mấy thước thanh an tòan giao thông theo nó xuống dưới luôn )1 cách khéo léo từ từ nhưng vẫn đảm bảo xe có thể dừng đúng với khỏang cách mà bác đã ước lượng trước, cái này thì có vẻ đòi hỏi hơi quá đối với mọi người khi rơi vào hòan cảnh ngàn cân treo sợi tóc này, nhưng quả thật là tính tóan sai 1 ly đi ngàn dặm (em nghe nói thiên đường cách trần gian xa lắm, bác nào mà lên đó rồi thì chắc lâu lắm em mới có dịp lên thăm ) trong trường hợp phải cho xe mình cạ vào thanh ta-luy mà nó lại nằm bên vưc thảm.
Đây là những trường hợp đi kèm với phương án ứng xử trong các tình huống mà em nghĩ ra. Ngoài ra trong Link này có nhiều trường hợp nữa: http://www.giaothongmienbac.com.vn/m...d=246&mcid=132
Theo ý kiến em thì như sau:
Tùy theo trường hợp mà em có 3 phương án sau: - cài số thấp để ghì xe lại
-cài số tắt máy để xe dừng hẵn lại
-cho xe từ từ cạ vào ta-luy (hoặc vách núi nếu là bên phụ xế)
**Trường hợp sử dụng phương án 1: cài số thấp để ghì xe lại
Bác phát hiện xe mình bị mất thắng và trước mặt bác vẫn còn 1 khỏang cách > 30 mét trước khi vào cua hay gặp chướng ngại vật có thể né được, bác có thể đang từ số 4 hoặc số 5 nhanh chóng chuyển về số 2 và thả hẳn côn ra, trong lúc này các bác cố gắng giữ bình tĩnh vì tiếng máy xe sẽ rú lên rất hòang tráng. Trong trường hợp này mấy bác cứ yên tâm về bộ ly hợp của xe mình, cách đây hơn 2năm em đã test thử rồi, xe mà em đem ra test là To. Hiace đời 2000 hay còn gọi là cá mập mắt liếc, so với thời điểm đó thì không cũ cũng không phải xe mới. Với vận tốc 80km/h trả về số 2 vô tư, tốc độ 40 km/h trả về số 1 vô tư. Lần gần đây nhất em có dịp dùng thắng số là hôm Festival Bà Rịa-Vũng Tàu 2006 , em chạy chiếc Zace của ông anh trên đọan đường gần công ty Bột ngọt VeDan dừng đèn đỏ bằng thắng số, trên xe lúc đó đến 9 mạng lận . Có điều ở vân tốc 80km/h để hạ đươc xuống 20 km/h mà không cần thắng xe em mất khỏang 50 m , và mất thêm gần 30 m để cho xe dừng hẳn , dĩ nhiên lúc này đã có đạp thắng. Bởi vậy khi bác nào rơi vào tình huống này hãy cứ bình tĩnh mà gài số lại, em tin rằng với khỏang cách từ 30m đến 50m đang đổ dốc , chúng ta vẫn có thể ghì xe lại ở tốc độ 25-35 km/h , tốc độ mà em nghĩ chúng ta vẫn còn khả năng điều khiển xe khi ôm cua (miễm không phải mấy cái cua cù chỏ là ổn thôi )
Chú ý thêm: khi đang ghì số ôm cua, mấy bác nên tránh sang số, thường thì rơi vào hòan cảnh này tài xế thường hay trả từ số 2 về số 1 ( bác nào kịp về số 1 trước khi ôm cua thì quá tốt rồi, lúc đó có gặp cua cù chỏ cũng chẳng ngán mấy ) , không ít thì nhiều chắc chắn xe sẽ bị lếch (lệch) bánh, nếu xe chạy cầu sau thì sẽ lệch bánh sau, ít nguy hiểm hơn vì độ lệch không nhiều. Nếu xe chạy cầu trước thì 2 bánh trước sẽ ghì đầu xe lại với 1 lực ghì mới lớn hơn lực ghì đang hãm xe nãy giờ, lực quán tính do đó cũng tăng lên (hết sức nguy hiểm ) mà không được triệt tiêu bớt do 2 bánh trước ghì lại mà, lấy gì mà triệt tiêu nữa, vào lúc này lực quán tính được triệt tiêu 1 cách rất là tự nhiên là quăng xe , nếu lực quán tính tăng thêm không bao nhiêu thì xe sẽ chỉ bị lếch bánh, còn nếu lực quán tính lớn quá xe sẽ bị lật, nếu xe bị lật lăng vào vách núi thì dẫu sao cũng còn đỡ chứ nếu xe lật mà lăn xuống dưới vực thì …………….[&:]. em không dám có ý kiến nữa. Nhưng mà xe nào trong tình huống này cho dù không bị lật cũng hết sức nguy hiểm, vi khi bị lếch bánh xe, cả 4 bánh sẽ cùng bị lếch (lệch), cảm giác lúc đó là 1 cảm giác chóang váng , bác nào yếu tay lái đâm vào vách núi còn đỡ, đâm lộn xuống vực thì ………………[8D]. em cũng không dám tưởng tượng tiếp nữa. Đối với bác nào chạy xe 2 cầu mà đang để chế đô 4WD thì tương tự như trường hợp của các xe đi cầu trước, những xe 2 cầu ở VN dễ bị lật bao gồm có Vitara, Jeep lùn (hay còn gọi là Jeep vùng vịnh), Jeep cao,…. những xe này cần phài chú ý khi dùng thắng số trên mọi đọan đường ,những xe 2 cầu như Lands, Pajero, Musso ,…. thì vô tư , thậm chí có phần an tòan hơn những xe chạy cầu sau, tại vì ghì xe bằng cả 4 bánh nhưng do có đòn dài như xe du lịch nên khó lật.
**Trường hợp sử dụng phương án 2: -cài số tắt máy cho xe dừng hẳn lại
Trường hợp bắt buộc dừng không khẩn cấp: ở đời không ai nói trước được điều gì, tương tự thế khi tham gia điều khiển phương tiện GT có ai biết trước nhữngng bất ngờ nào đó đang đợi mình đâu, do đó mà chúng ta nên đặt ra 1 số trường hợp để sẵn sàng đương đầu. Vì thế cho nên em tự đặc ra 2 trường hợp đặc biệt này để phương án 2 của em được áp dụng. Đối với trường hợp bắt buộc dừng không khẩn cấp ví dụ như là xe đang tuột thắng mà gặp những chường ngại vật không tránh được như gia súc đang băng qua đường hoặc là đường bị sạt lỡ chẳng hạn, và mấy bác đã thấy trước 1 khoảng cách trên 100m (lúc đó mới biết thắng mình đang gặp vấn đề), các bác bình tĩnh thực hiện ngay phương án 1, sau khi ghì xe lại với vận tốc dưới 20 km/h thì co thể vô tư để số tắt máy .
Trường hợp bắt buộc dừng khẩn cấp: phát hiện thắng xe mình có vấn đề khi khỏang cách giữa xe mình đến chướng ngại vật hoặc khúc cua quá gấp mình nhắm không ôm nổi (thường thì dưới 30m), em khuyên mấy bác CỐ GẮNG CHUYỂN VỀ SỐ 1 RỒI NHẢ CÔN TRƯỚC KHI TẮT MÁY CHO MỌI VẬN TỐC LỚN HƠN 20KM/H , (còn dưới 20km/h mấy bác cứ tắt máy khi đang cài số (số nào cũng dừng xe được)vô tư không sợ hư bộ ly hợp) Đây là cách thắng mà khả năng bể hộp số là rất cao, bởi vậy em khuyên mấy bác sau khi đã chuyển về số 1 thì nhả hết côn (vì bản thân lực ghì số 1 rất lớn) lưc tác động trong hộp số sẽ không lớn bằng khi bác tắt máy rồi mới nhả côn, thì đằng nào khả năng bể bộp số cũng đều cao, nhưng khi bác nhả côn rồi mới tắt máy thời gian bể hộp số sẽ lâu hơn (do mất nhiều thời gian cho việc nhả côn rồi mới tới thao tác tắt máy,và quan trọng hơn là lưc tác dụng trong hộp số đã giảm bớt do lúc ghì số 1 hộp số đã chịu bớt 1 phần lực đáng kể rồi ) Đây là cách thắng 5 ăn 5 thua dừng kịp thì sống [&:] không dừng kịp thì……….. mấy bác cũng đừng có trách em
[:'(]
**Trường hợp sử dụng phương án 3: - cho xe từ từ cạ vào thanh an tòan giao thông bên phụ (ta-luy), họăc là vào vách núi (nếu là bên phụ xế)
Thật ra trong trường hợp bắt buộc dừng xe khẩn cấp nếu may mắn xe bác bị bể hộp số nhưng vẫn còn 1 khỏang cách có thể xoay trở kịp thì bác hãy cố gắng tự trấn tĩnh bản thân điều khiển cho xe cạ vào thanh an tòan giao thông hoặc vách núi (em khóai vách núi hơn vì em thấy mấy xe mà đã nằm dưới vực thường nó kéo cả mấy thước thanh an tòan giao thông theo nó xuống dưới luôn )1 cách khéo léo từ từ nhưng vẫn đảm bảo xe có thể dừng đúng với khỏang cách mà bác đã ước lượng trước, cái này thì có vẻ đòi hỏi hơi quá đối với mọi người khi rơi vào hòan cảnh ngàn cân treo sợi tóc này, nhưng quả thật là tính tóan sai 1 ly đi ngàn dặm (em nghe nói thiên đường cách trần gian xa lắm, bác nào mà lên đó rồi thì chắc lâu lắm em mới có dịp lên thăm ) trong trường hợp phải cho xe mình cạ vào thanh ta-luy mà nó lại nằm bên vưc thảm.
Đây là những trường hợp đi kèm với phương án ứng xử trong các tình huống mà em nghĩ ra. Ngoài ra trong Link này có nhiều trường hợp nữa: http://www.giaothongmienbac.com.vn/m...d=246&mcid=132
RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Những bài như thế này rất hiếm và rất bổ ích nhưng cũng rất ít khi dùng đến nên khi cần dùng thì lại cuống lên quên hết.
Chắc trên 4R có ít bác chứng kiến nhiều các câu chuyện đổ đèo mất phanh như bản thân LXC, trung bình mỗi tuần 1 vụ như vậy, mỗi lần tiếp xúc với bản thân người trong cuộc là một chuyện buồn, là một kinh nghiệm, là một bài học.
TRên đây là một vụ mất phanh khi xuống đèo, lái xe đã chọn giải pháp đâm vào vách núi để tự cứu mình và 2 người bạn ngay trước khi vào một đoạn cua gấp có tà luy âm sâu tới 200m.
Thường thì kiểu TN này xảy ra chủ yếu với xe lớn, hiếm khi với xe nhỏ, nguyên nhân là xe nặng , xe cũ hệ thống phanh phải làm việc nặng nhọc để kìm hãm xe không bị trôi dốc trong thời gian dài dẫn đến mất hiệu lực.
Một nguyên nhân khác là lái xe không quen đường, lái xe không dùng phanh đúng kỹ thuật trên đèo làm hệ phanh mau chóng bị hỏng.
Ngay cả áp dụng Kthuật cuối cùng là đâm xe vào vách núi cũng chỉ đem lại 70% thành công còn 30% là rơi xuống vực. Vì vậy cách tốt nhất là chấp nhận hoàn toàn kỹ thuật xuống dốc an toàn.
Kthuật này với hầu hết các bác đều đã quen thuộc nhưng chắc chắn vẫn có những bác chưa hề dùng lần nào.
Khi xe lên đến đỉnh dốc là ta chuẩn bị vào một lượt game mới, bạn nên xác định vào số nào trên suốt chiều dài con dốc đó – Đặc biệt với xe tải, xe cũ. Để xe trôi dốc từ từ với số đó, số2 chảng hạn, xe sẽ bị chạy nhanh dần lên do trọng lực kéo xuống, khi cần giảm tốc bạn tỳ phanh trong khoảng 3 giây để xe giảm độ 10km rồi nhả phanh ra, đợi vận tốc tăng trở lại thì lại tỳ phanh lần nữa….nếu xe có phanh bổ trợ thì tận dụng hết cỡ. Động cơ có thể gầm lên rất to nhưng kệ nó, đừng đổi số làm gì vì có thể bạn sẽ mất cơ hội vào lại số cũ , thậm chí không thể vào được bất kể số nào. Lúc ấy bạn đã mất khả năng hãm xe bằng máy, xe ô tô như máy bay trên đà cất cánh không thể hãm được.
Đi như vậy thì không hại phanh, phanh luôn mát, chả hại gì cho máy và số cả, bạn luôn làm chủ được xe và khi gặp sự cố trên đường bạn có bộ phanh tốt để dừng khẩn cấp xe lại.
Những bài như thế này rất hiếm và rất bổ ích nhưng cũng rất ít khi dùng đến nên khi cần dùng thì lại cuống lên quên hết.
Chắc trên 4R có ít bác chứng kiến nhiều các câu chuyện đổ đèo mất phanh như bản thân LXC, trung bình mỗi tuần 1 vụ như vậy, mỗi lần tiếp xúc với bản thân người trong cuộc là một chuyện buồn, là một kinh nghiệm, là một bài học.

TRên đây là một vụ mất phanh khi xuống đèo, lái xe đã chọn giải pháp đâm vào vách núi để tự cứu mình và 2 người bạn ngay trước khi vào một đoạn cua gấp có tà luy âm sâu tới 200m.
Thường thì kiểu TN này xảy ra chủ yếu với xe lớn, hiếm khi với xe nhỏ, nguyên nhân là xe nặng , xe cũ hệ thống phanh phải làm việc nặng nhọc để kìm hãm xe không bị trôi dốc trong thời gian dài dẫn đến mất hiệu lực.
Một nguyên nhân khác là lái xe không quen đường, lái xe không dùng phanh đúng kỹ thuật trên đèo làm hệ phanh mau chóng bị hỏng.
Ngay cả áp dụng Kthuật cuối cùng là đâm xe vào vách núi cũng chỉ đem lại 70% thành công còn 30% là rơi xuống vực. Vì vậy cách tốt nhất là chấp nhận hoàn toàn kỹ thuật xuống dốc an toàn.
Kthuật này với hầu hết các bác đều đã quen thuộc nhưng chắc chắn vẫn có những bác chưa hề dùng lần nào.
Khi xe lên đến đỉnh dốc là ta chuẩn bị vào một lượt game mới, bạn nên xác định vào số nào trên suốt chiều dài con dốc đó – Đặc biệt với xe tải, xe cũ. Để xe trôi dốc từ từ với số đó, số2 chảng hạn, xe sẽ bị chạy nhanh dần lên do trọng lực kéo xuống, khi cần giảm tốc bạn tỳ phanh trong khoảng 3 giây để xe giảm độ 10km rồi nhả phanh ra, đợi vận tốc tăng trở lại thì lại tỳ phanh lần nữa….nếu xe có phanh bổ trợ thì tận dụng hết cỡ. Động cơ có thể gầm lên rất to nhưng kệ nó, đừng đổi số làm gì vì có thể bạn sẽ mất cơ hội vào lại số cũ , thậm chí không thể vào được bất kể số nào. Lúc ấy bạn đã mất khả năng hãm xe bằng máy, xe ô tô như máy bay trên đà cất cánh không thể hãm được.
Đi như vậy thì không hại phanh, phanh luôn mát, chả hại gì cho máy và số cả, bạn luôn làm chủ được xe và khi gặp sự cố trên đường bạn có bộ phanh tốt để dừng khẩn cấp xe lại.
Last edited by a moderator:
RE: theo cac bac . neu do deo mat phanh , cac bac xu ly nhu the nao cho an toan ?
Cám ơn bác laixecau
, đúng là khi cuống lên thì khó định thần được việc gì. Cho nên em nghĩ các tốt nhất là phòng ngừa, cẩn thận vẫn hơn. Bảo dưỡng hệ thống phanh xe định kỳ và kiểm tra thường xuyên. Những tấm bảng nhắc nhở lái xe trên những đoạn đèo không phải là thừa.
Đối với số tay, ta thường có câu "lên số nào thì xuống số đó", không nên hơn thua nhau bằng tốc độ khi đổ dốc, đường đèo không phải là nơi chạy F1

ta đi ở tốc độ vừa phải và nếu cần thiết có thể chậm để kiểm soát được những tình huống bất ngờ. Hạn chế dùng phanh khi đổ đèo vì có thể mất tác dụng do phanh quá nóng, ta nên đi với số thấp, máy gầm một chút cũng không sao.
Với xe số AT, tùy theo độ dốc mà ta có thể chạy ở chế độ S hoặc L và có thể click HOLD nếu cần thiết.
Tóm lại, chúng ta nên đi chậm và không chủ quan khi đổ đèo
Cám ơn bác laixecau
Đối với số tay, ta thường có câu "lên số nào thì xuống số đó", không nên hơn thua nhau bằng tốc độ khi đổ dốc, đường đèo không phải là nơi chạy F1
Với xe số AT, tùy theo độ dốc mà ta có thể chạy ở chế độ S hoặc L và có thể click HOLD nếu cần thiết.
Tóm lại, chúng ta nên đi chậm và không chủ quan khi đổ đèo