Nghề nào cũng là để kiếm tiền nuôi sống bản thân.
Giáo viên, bác sĩ là nghề cao thượng được gọi là Thầy nhưng vẫn có thằng bất lương, dâm ô,...
Ăn trộm, ăn cướp là nghề bất lương nhưng, vẫn có người có tâm hồn cao thượng,
Xưa giờ ông bà nói "xướng ca vô loài", nhưng vẫn có người tốt và nhiều kẻ xấu.
Ở đời quan trọng không phải là cái nghề, ko phải là ông này bà nọ, cái quan trọng là có văn hóa, tâm hồn cao thượng.
Bác này nói có lý nè.
cha mẹ chỉ nuôi ta lớn
xã hội mới dạy ta khôn
Cha mẹ chỉ nuôi ta lớn?
Nói như bác này cũng là một loại quan điểm.
Nhưng phủ nhận vai trò "dạy dỗ" (giáo dục con cái) của cha mẹ và gia đình là không nên.
Trẻ từ lúc sinh ra tới 2 tuổi chịu ảnh hưởng rất lớn từ sự dạy dỗ của cha mẹ và gia đình trong việc hình thành tính cách, nhân cách sau này. Trên mạng rất nhiều bài báo, công trình nghiên cứu và ngay cả các bậc cha mẹ trao đổi với nhau về v/đ này có nhận định như vậy.
Vai trò "dạy dỗ" giáo dục của nhà trường không nói tới là không đủ. Bác khỏi nhìn đâu xa, cứ xem mấy cháu được đi học mẫu giáo ngoan hơn, có nhiều nết tốt hơn nếu không được đi học đó bác.
Nhiều khi cha mẹ chỉ biết dạy dỗ bằng cách nói, chỉ bảo nhưng hành động của người lớn đôi khi lại phản tác dụng. Đơn cử như ra đường cha mẹ còn bị các cháu nhắc nhở khi vượt đèn đỏ, dừng xe không đúng vạch....
Nhưng nhà trường bây giờ cũng đa dạng.
Có những trường thầy cô tận tụy day dỗ, đào tạo biết bao con người tốt, biết bao học sinh giỏi giành các giải cao trong các kỳ thi quốc tế, biết bao nhân tài cho đất nước như giáo sư Ngô Bảo Châu...
Nhưng có những trường thầy cô chưa thật sự nghiêm chỉnh (báo, đài cũng đưa tin nhiều) để xảy ra những tiêu cực, bạo lực hoc đường thì khó cho ra xã hội những con người tốt có văn hóa được. Cũng do vậy nhiều người hay thở dài nói "không phải cứ có học là có văn hóa".
Xã hội mới dạy ta khôn?
Xã hội có lúc thăng lúc trầm, lúc phát triển đi lên, lúc suy thoái bác ơi. Lúc suy thoái thì bạo lực, trộm cướp nhiều. Lúc đó một thằng trộm khôn, giỏi còn nguy hiểm hơn cho xã hội.
Con người được dạy dỗ tốt, có nhân cách thì dù xã hội có thay đổi thế nào vẫn là người tốt. Chả thế các cụ đã nói "tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến" đó sao bác.
Do vậy nói đến "dạy dỗ" phải đủ cả 3 khâu:
- gia đình
- nhà trường
- xã hội
Những khâu này liên quan hữu cơ, tác động tương hỗ lẫn không thể thiếu khâu nào được đâu bác.