Hạng B2
25/4/19
164
521
96
37
Chuyện muôn thuở “xe lớn phải đền xe bé” lại trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên các hội nhóm giao thông từ sau vụ tai nạn vừa xảy ra trên cao tốc Láng - Hòa Lạc - Hà Nội, khi một phụ nữ đi xe máy ngược chiều trên làn đường dành cho ô tô chết thảm sau cú va chạm với ô tô bán tải.

Người đi đúng phải đền cho người sai vì quan điểm "xe lớn phải đền xe nhỏ"


Không phải mới lần đầu nghe những việc như vậy, những cái chết lãng xét thương nạn nhân thì ít mà đồng cảm cho tài xế ô tô thì nhiều, dù tuân thủ luật giao thông vẫn gặp hạn vì lỗi của người khác.

Không phải một 2 vụ khiến người ta bất bình mà rất nhiều vụ việc lỗi không phải của xe lớn, khi vụ việc được đưa ra pháp luật lỗi vẫn không nằm ở xe lớn tuy nhiên xoay qua xoay lại xe lớn vẫn là bên chịu thiệt hại và đền tiền.
Như trường hợp người quen mình từng dính một vụ như dưới đây:

Người thân của mình đi xe ô tô lưu thông đúng phần đường thì bị xe máy đi đối diện lấn làn đâm trực diện ở đường huyện. Sau tai nạn ông đi xe máy không qua khỏi và mất ở bệnh viện.

Khi chưa có kết quả điều tra gia đình người quen mình vẫn hỗ trợ gia đình người đi xe máy chút ít. Cùng lúc đó cơ quan chức năng đã tổ chức khám hiện trường và đưa ra nhận định về vụ việc.
May xe bạn mình có camera hành trình, đi đúng tốc độ, sau va chạm xe ô tô vẫn dừng hoàn toàn bên phía làn xe lưu thông, xe máy lấn làn đâm vào ô tô.Tất cả mọi thứ từ nồng độ cồn, giấy tờ xe,... của ô tô đều đúng quy định, nên công an kết luận tai nạn xảy ra do xe máy lấn làn.

Tuy nhiên điều đáng nói sau vụ tai nạn xe ô tô bị tạm giữ vì có yếu tố chết người, công an cũng hướng dẫn gia đình bạn mình gặp gia đình ông đi xe máy để thoả thuận.

Đến đây, để công an đóng hồ sơ và lấy được xe ô tô ra thì gia đình người tử vong phải có đơn bãi nại. Tuy nhiên gia đình người bị nạn không hợp tác, cơ quan công an cũng không thể nhúng tay vào sâu hơn. Sau thời gian dài để chiếc xe dầm mưa dãi nắng vì liên quan tới vụ việc gây chết người, gia đình bạn mình đã bỏ ra số tiền kha khá gọi là phúng viếng gia đình người bị nạn.

Người đi đúng phải đền cho người sai vì quan điểm "xe lớn phải đền xe nhỏ"


Về mặt pháp lý thì gọi là tiền hỗ trợ sau tai nạn, nhưng thực chất không khác gì là tiền đền bù. Nếu không có đơn bãi nại thì chiếc xe của bạn mình sẽ tiếp tục nằm ở bãi ngày này qua tháng nọ, dầm mưa dãi nắng không biết ngày nào về với chủ mà trong khi đó bao nhiêu công việc dồn đống. :)

Nói chung thực tế không có luật nào bảo nó phải bồi thường trong trường hợp đó hết nhưng pháp luật bó tay, người ta thì cứ rườm rà không chịu dứt điểm cho mình, mình không sai nhưng vẫn phải hạ tiền xuống.

Không phải mỗi vụ đó, em thấy nhiều vụ việc xe lớn cũng không sai nhưng pháp luật lằng nhằng, xe nhỏ thì cứ thái độ "ông lớn ông phải đền tôi", mà nhiều chủ xe xót xe, muốn dứt điểm cho nhanh nên phải xuống tiền để cho nhanh chuyện, đâm ra không sai nhưng vẫn phải xì tiền dù vụ việc không phải lỗi mình.

Mà thêm một thực tế, mấy vụ án kiểu đó ở Việt Nam xử lý rất chậm, thời gian lên hồ sơ, điều tra, đưa ra kết luận đã là một quá trình quá dài. Nên nếu tiếp tục dây dưa mãi khiến nhiều tài chán nản.

Ở vài nước phương Tây, người đi vào đường cấm nếu vi phạm luật giao thông dẫn đến cái chết của chính mình thì gia đình không thể “bắt vạ” người lái ô tô, thậm chí chết rồi vẫn bị lấy bảo hiểm ra bồi thường cho những thiệt hại của chủ ô tô nếu xe đó hư hỏng.

Còn ở ta, chưa biết đúng sai ra sao, tài xế ô tô luôn là đối tượng bị “hành”. Người đi bộ hay điều khiển xe thô sơ, xe máy cứ được mặc định là bên yếu thế, nên cơ quan chức năng thường xử trí theo hướng “túm” lấy ông đi ô tô đã, sai đúng tính sau. Và trong thời gian chờ mọi sự ngã ngũ thì tài xế ô tô đã lãnh đủ những thiệt hại về vật chất, tinh thần và thời gian.

Thực tế, nhiều vụ tài xế ô tô là người đúng hoàn toàn và là nạn nhân nhưng thường sẽ bị đối xử như thể bản thân là thủ phạm. Chừng nào còn có tâm lý “ai đi xe to người ấy phải chịu trách nhiệm” thì còn có những vụ việc phải đền tiền trong bức rứt như trên.
 
Hạng D
16/11/20
2.579
7.658
113
37
Có nghiên cứu vụ này, nếu gây ra tai nạn nghiêm trọng thì CA có quyền tạm giữ phương tiện để điều tra và luật không có quy định rõ là thời gian điều tra là bao lâu nên nhiều người, vì muốn lấy xe ra sớm để chạy, sửa chữa mới bấm bụng thương lượng với người gây ra tai nạn ký giấy đồng ý hòa giải + tiền đền bù để giải quyết cho nhanh. Âu tất cả cũng do cái gọi là luật và sự công minh của các anh CA (để 2 bên tự xử, 2 bên tự xử xong thì anh xử, còn không thì anh điều tra để đó).
 
Hạng F
29/10/16
11.499
21.747
113
Pháp
Chuyện muôn thuở “xe lớn phải đền xe bé” lại trở thành chủ đề được bàn luận nhiều nhất trên các hội nhóm giao thông từ sau vụ tai nạn vừa xảy ra trên cao tốc Láng - Hòa Lạc - Hà Nội, khi một phụ nữ đi xe máy ngược chiều trên làn đường dành cho ô tô chết thảm sau cú va chạm với ô tô bán tải.

View attachment 2712242

Không phải mới lần đầu nghe những việc như vậy, những cái chết lãng xét thương nạn nhân thì ít mà đồng cảm cho tài xế ô tô thì nhiều, dù tuân thủ luật giao thông vẫn gặp hạn vì lỗi của người khác.

Không phải một 2 vụ khiến người ta bất bình mà rất nhiều vụ việc lỗi không phải của xe lớn, khi vụ việc được đưa ra pháp luật lỗi vẫn không nằm ở xe lớn tuy nhiên xoay qua xoay lại xe lớn vẫn là bên chịu thiệt hại và đền tiền.
Như trường hợp người quen mình từng dính một vụ như dưới đây:

Người thân của mình đi xe ô tô lưu thông đúng phần đường thì bị xe máy đi đối diện lấn làn đâm trực diện ở đường huyện. Sau tai nạn ông đi xe máy không qua khỏi và mất ở bệnh viện.

Khi chưa có kết quả điều tra gia đình người quen mình vẫn hỗ trợ gia đình người đi xe máy chút ít. Cùng lúc đó cơ quan chức năng đã tổ chức khám hiện trường và đưa ra nhận định về vụ việc.
May xe bạn mình có camera hành trình, đi đúng tốc độ, sau va chạm xe ô tô vẫn dừng hoàn toàn bên phía làn xe lưu thông, xe máy lấn làn đâm vào ô tô.Tất cả mọi thứ từ nồng độ cồn, giấy tờ xe,... của ô tô đều đúng quy định, nên công an kết luận tai nạn xảy ra do xe máy lấn làn.

Tuy nhiên điều đáng nói sau vụ tai nạn xe ô tô bị tạm giữ vì có yếu tố chết người, công an cũng hướng dẫn gia đình bạn mình gặp gia đình ông đi xe máy để thoả thuận.

Đến đây, để công an đóng hồ sơ và lấy được xe ô tô ra thì gia đình người tử vong phải có đơn bãi nại. Tuy nhiên gia đình người bị nạn không hợp tác, cơ quan công an cũng không thể nhúng tay vào sâu hơn. Sau thời gian dài để chiếc xe dầm mưa dãi nắng vì liên quan tới vụ việc gây chết người, gia đình bạn mình đã bỏ ra số tiền kha khá gọi là phúng viếng gia đình người bị nạn.

View attachment 2712241

Về mặt pháp lý thì gọi là tiền hỗ trợ sau tai nạn, nhưng thực chất không khác gì là tiền đền bù. Nếu không có đơn bãi nại thì chiếc xe của bạn mình sẽ tiếp tục nằm ở bãi ngày này qua tháng nọ, dầm mưa dãi nắng không biết ngày nào về với chủ mà trong khi đó bao nhiêu công việc dồn đống. :)

Nói chung thực tế không có luật nào bảo nó phải bồi thường trong trường hợp đó hết nhưng pháp luật bó tay, người ta thì cứ rườm rà không chịu dứt điểm cho mình, mình không sai nhưng vẫn phải hạ tiền xuống.

Không phải mỗi vụ đó, em thấy nhiều vụ việc xe lớn cũng không sai nhưng pháp luật lằng nhằng, xe nhỏ thì cứ thái độ "ông lớn ông phải đền tôi", mà nhiều chủ xe xót xe, muốn dứt điểm cho nhanh nên phải xuống tiền để cho nhanh chuyện, đâm ra không sai nhưng vẫn phải xì tiền dù vụ việc không phải lỗi mình.

Mà thêm một thực tế, mấy vụ án kiểu đó ở Việt Nam xử lý rất chậm, thời gian lên hồ sơ, điều tra, đưa ra kết luận đã là một quá trình quá dài. Nên nếu tiếp tục dây dưa mãi khiến nhiều tài chán nản.

Ở vài nước phương Tây, người đi vào đường cấm nếu vi phạm luật giao thông dẫn đến cái chết của chính mình thì gia đình không thể “bắt vạ” người lái ô tô, thậm chí chết rồi vẫn bị lấy bảo hiểm ra bồi thường cho những thiệt hại của chủ ô tô nếu xe đó hư hỏng.

Còn ở ta, chưa biết đúng sai ra sao, tài xế ô tô luôn là đối tượng bị “hành”. Người đi bộ hay điều khiển xe thô sơ, xe máy cứ được mặc định là bên yếu thế, nên cơ quan chức năng thường xử trí theo hướng “túm” lấy ông đi ô tô đã, sai đúng tính sau. Và trong thời gian chờ mọi sự ngã ngũ thì tài xế ô tô đã lãnh đủ những thiệt hại về vật chất, tinh thần và thời gian.

Thực tế, nhiều vụ tài xế ô tô là người đúng hoàn toàn và là nạn nhân nhưng thường sẽ bị đối xử như thể bản thân là thủ phạm. Chừng nào còn có tâm lý “ai đi xe to người ấy phải chịu trách nhiệm” thì còn có những vụ việc phải đền tiền trong bức rứt như trên.
Điều nầy rất đúng, nhưng nếu đi sâu vào để so sánh thì có những điểm khác nhau và giống nhau
Nhưng luật lệ với bảo hiểm quá lằng nhằng không rỏ ràng, có lúc thì đúng có lúc thì không
- Thường khi có tai nạn về vật chất thì 2 bên cứ đưa ra bảo hiểm, ký và gửi cho bảo hiểm, sau đó bắt tay, mạnh ai nấy đi. Trong trường hợp không chậy được thì kêu xe cẩu
- Khi đụng đến sức khoẻ thì đầu tiên đến là PCCC rồi cứu thương, cãnh sát, chở bệnh nhân đến nhà thương trước, dọn dẹp hiện trường, và lấy cung+bằng chứng+người chứng
- Còn đi trái đường, vi phạm luật lệ giao thông thì .... ôm hết
- Do đó 4 điều khi lái xe ở tây phương nếu 1 trong 4 vi phạm thì xem như lỗi 100%, (em có nhắc nhở nhiều rồi)

"Ở các nước phương Tây, người đi vào đường cấm nếu vi phạm luật giao thông dẫn đến cái chết của chính mình thì gia đình không thể “bắt vạ” người lái ô tô, thậm chí chết rồi vẫn bị lấy bảo hiểm ra bồi thường cho những thiệt hại của chủ ô tô nếu xe đó hư hỏng."

Câu của bác em sửa lại "các" thay vì "vài" ...mong thông cảm vì đó là sự thật....
 
Tập Lái
8/11/17
15
8
3
43
Hành vi đi ngược chiều vào đường cấm gây nguy hiểm mà chỉ bị phạt hành chính, csgt thì không thấy xử phạt nghiêm để ngăn chặn ... bó tay
 
  • Like
Reactions: Member999
Hạng F
29/10/16
11.499
21.747
113
Pháp
Hành vi đi ngược chiều vào đường cấm gây nguy hiểm mà chỉ bị phạt hành chính, csgt thì không thấy xử phạt nghiêm để ngăn chặn ... bó tay
Vậy bác đang ở đâu cái đã ...nếu ngoài VN thì có vấn đề, còn ở trong quốc gia hình chữ S thì bình thường
 
  • Haha
Reactions: Tony Vu
Hạng F
29/10/16
11.499
21.747
113
Pháp
Em vừa đọc bài nầy ở trên vnexpress
Theo các bác thì nếu câu hỏi trên : xe tải lớn đi thẳng, xe nhỏ quay đầu thì xe nào lỗi nếu có tai nạn xãy ra

Theo em và hầu hết các quốc gia phương tây : xe hàng nhỏ hoàn toàn sai 100%

Theo ý kiến của các bác thì thế nào
 
Hạng C
23/9/20
849
7.162
93
Thông tư về việc nghiêm cấm giữ xe khi xe đi đúng.
Vậy phải chăng do cách tiếp cận sau vụ việc nữa? E thì chưa bị, nhưng đứa e năm ngoái cũng dính kiểu xe bị giữ chờ thỏa thuận. Thay vì tìm luật sư tư vấn, nó tìm mấy thằng conan làm cò lấy xe, toàn nghe đúng đài ăngten này nọ. Phải chăng cũng do dân ta quá quen với nếp sống luật rừng, luồn lách rồi.
 
Hạng B2
5/5/19
184
726
94
35
thành phố HCM
Thông tư về việc nghiêm cấm giữ xe khi xe đi đúng.
Vậy phải chăng do cách tiếp cận sau vụ việc nữa? E thì chưa bị, nhưng đứa e năm ngoái cũng dính kiểu xe bị giữ chờ thỏa thuận. Thay vì tìm luật sư tư vấn, nó tìm mấy thằng conan làm cò lấy xe, toàn nghe đúng đài ăngten này nọ. Phải chăng cũng do dân ta quá quen với nếp sống luật rừng, luồn lách rồi.
mấy ông này nằm vùng os à
 
Hạng D
6/3/08
3.914
7.273
113
Sàigòn
Thông tư về việc nghiêm cấm giữ xe khi xe đi đúng.
Vậy phải chăng do cách tiếp cận sau vụ việc nữa? E thì chưa bị, nhưng đứa e năm ngoái cũng dính kiểu xe bị giữ chờ thỏa thuận. Thay vì tìm luật sư tư vấn, nó tìm mấy thằng conan làm cò lấy xe, toàn nghe đúng đài ăngten này nọ. Phải chăng cũng do dân ta quá quen với nếp sống luật rừng, luồn lách rồi.
Thường thì vụ việc giải quyết all-in, chứ không phải giải bài toán "đúng/sai" xong mới tiếp tục...
Với lại, muốn "đúng/sai" cũng cần nguồn lực mà. Lực mạnh thì nhanh, và sai thành sai ít, thành không sai...
 
  • Like
  • Sad
Reactions: Osin and Tung NDSG