Hạng D
13/4/16
1.901
3.065
113
Hồ Chí Minh
quangcaosanpham.com
Nhà đầu tư lướt sóng bất động sản mắc cạn vì Covid-19

TP HCM7 tháng nay, bà Ngân như ngồi trên lửa vì ôm 2 căn hộ, một nhà phố, còn nợ 4 tỷ đồng nhưng cạn vốn, bán không ai mua.


Bà Ngân chia sẻ, trong rổ hàng bị chôn vốn, có một căn hộ tại Bình Dương giá 1,2 tỷ đồng, đã đóng 50% tiền, đang xây dựng đến phần thân và sắp cất nóc. Vì hết sạch tiền đóng theo tiến độ, chủ tài sản rao bán 4 tháng nay song không ai mua dù bà bán giá gốc. Do xả hàng không được nên cứ 3-4 tháng một lần, bà Ngân phải chạy tiền đóng theo tiến độ dự án dù tình hình tài chính eo hẹp từ khi dịch diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, một căn hộ tại TP HCM nhà đầu tư này đang nắm giữ có giá gần 3 tỷ đồng. Bà đã thanh toán 25% nhưng bị vướng pháp lý, không thể xây dựng hơn một năm nay nên cũng không thể xả hàng vì khách mua chê tiến độ dự án rùa bò. Còn căn nhà phố tại Long An được bà Ngân mua hồi đầu năm có giá 2,5 tỷ đồng, mới đóng tiền được 4 đợt, nhưng lúc cần tiền chào sát giá hợp đồng cũng chưa có giao dịch thành công.

"Nếu không xả được hàng, tôi phải xoay 4 tỷ đồng để đóng theo tiến độ của các bất động sản này trong 12 tháng tới. Vốn cạn kiệt, tôi chỉ còn cách vay ngân hàng hoặc vay mượn người thân để xử lý nợ bằng không buộc phải bán lỗ", bà Ngân lo lắng.


Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần


Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.


Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tâm lý thị trường địa ốc xuống thấp khiến các nhà đầu tư vốn nhỏ, dùng đòn bẩy tài chính kém thận trọng dễ bị mắc cạn. Ông Niềm, ngụ tại huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết đầu tư một căn hộ tại huyện Nhà Bè để cho thuê có vay vốn ngân hàng 50% và một nền đất tại thị trấn Tân Túc vay 40% giá trị tài sản.

Hiện sổ đỏ nền đất của nhà đầu tư này cắm ngân hàng, mỗi tháng trả lãi vay và nợ gốc 17 triệu đồng trích từ nguồn thu nhập bán buôn của hai vợ chồng gộp lại. Tuy vậy, dịch bệnh gần nửa năm nay làm việc kinh doanh ế ẩm, doanh thu giảm sút cũng khiến ông chật vật xoay tiền trả nợ nhà băng.

Riêng căn hộ tại huyện Nhà Bè, ông Niềm không có khách thuê 3 tháng nay do dịch Covid-19 khiến người thuê giảm thu nhập, xin trả nhà. Trước nay tiền thuê căn hộ thu về mỗi tháng 9 triệu đồng, đủ để trả nợ ngân hàng. Nhưng 3 tháng qua mất nguồn thu từ việc cho thuê này, gia đình ông Niềm vay nóng để trả nhà băng trong thời gian chờ tìm được khách thuê mới hoặc bán được nhà.

"Làn sóng Covid-19 mới khiến tôi hụt hẫng và đau đầu vì phải chạy lo tiền đến ngộp thở, nếu không cầm cự được có lẽ phải bán tài sản sớm để giải tỏa áp lực tài chính. Điều tôi lo là bán nhà đất lúc này không dễ và lại bị ép giá", ông Niềm chia sẻ.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group xác nhận, sau 7 tháng mất thanh khoản, nhiều nhà đầu tư lướt sóng hoặc vốn nhỏ lâm vào tình thế mắc cạn với các tài sản họ đang nắm giữ. Những nhà đầu tư này thường không đủ tiềm lực tài chính đua đường dài. Do đó, khi có biến động xảy ra, diễn biến tâm lý thị trường xuống thấp do tác động của dịch Covid-19 khiến họ không kịp thoát hàng, càng nắm giữ tài sản áp lực tài chính càng lớn.

Tình trạng nhà đầu tư lướt sóng bất động sản mắc cạn, theo ông Chánh là tác động của nhiều yếu tố bất lợi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ông Chánh chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình cảnh khó khăn của các nhà đầu tư lướt sóng bất động sản hiện nay.

Thứ nhất, tác động của dịch bệnh khó lường, đặc biệt là tác động tâm lý. Sau khi vượt qua đợt Covid-19 thứ nhất, tâm lý nhà đầu tư toàn thị trường chỉ mới tìm lại đà hồi phục mong manh. Thêm làn sóng Covid-19 mới như một cú đấm bồi vào túi tiền vốn đã bị ảnh hưởng trong đợt sóng trước đó.

Thứ hai, thanh khoản bị chặn đứng. Tâm lý e ngại của nhà đầu tư đã làm tính thanh khoản của thị trường bị tắc nghẽn. Giá vẫn cao nhưng mãi lực trên thị trường, đặc biệt là thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) đang xuống thấp, tỷ lệ thuận với tâm lý phòng thủ, giữ tiền mặt, e ngại rủi ro.

Thứ ba, do chu kỳ đi xuống của thị trường quá mạnh. Theo ông Chánh, thị trường bất động sản luôn diễn ra có tính chu kỳ tăng giảm đan xen nhau. Đỉnh của chu kỳ biểu hiện bằng lượng giao dịch tăng trưởng đều đặn, tính thanh khoản cao, đôi khi có những đợt sóng nhẹ do sự lạc quan và niềm tin của nhà đầu tư.

Song điều đáng quan ngại là nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm nghĩ rằng thị trường luôn luôn tốt và không có chuyện suy giảm. Thực tế sau những chu kỳ tăng nóng sẽ xuất hiện các dấu hiệu đi xuống do tác động ngoại lực lẫn nội lực. Nhà đầu tư lướt sóng, vốn mỏng nếu không ý thức cảnh giác với chu kỳ đi xuống sẽ rất dễ mắc cạn khi thị trường xảy ra biến cố.

Theo ông Chánh, giải pháp cho các nhà đầu tư lướt sóng đang mắc cạn lúc này là cơ cấu lại nguồn vốn và nợ ở mức hợp lý. Tránh sử dụng đòn cân nợ (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) lớn. Đòn cân nợ lý tưởng ở mức 30% tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Ngoài ra, CEO Phú Vinh Group cho rằng các nhà đầu tư lướt sóng nếu lỡ mắc cạn có thể tiến hành các bước đàm phán giãn, hoãn, giảm nợ hoặc miễn nợ nếu xét thấy vẫn còn cơ hội giữ lại tài sản. Bước cuối cùng, dù đắt hay rẻ nếu phải sử dụng nợ vay lớn, nhà đầu tư vốn nhỏ phải mạnh dạn bán tài sản để trả nợ tránh tình trạng mất thanh khoản dẫn đến phá sản, thua lỗ nặng hơn.

 
Hạng D
22/6/15
4.631
21.134
113
Nhà đầu tư lướt sóng bất động sản mắc cạn vì Covid-19

TP HCM7 tháng nay, bà Ngân như ngồi trên lửa vì ôm 2 căn hộ, một nhà phố, còn nợ 4 tỷ đồng nhưng cạn vốn, bán không ai mua.


Bà Ngân chia sẻ, trong rổ hàng bị chôn vốn, có một căn hộ tại Bình Dương giá 1,2 tỷ đồng, đã đóng 50% tiền, đang xây dựng đến phần thân và sắp cất nóc. Vì hết sạch tiền đóng theo tiến độ, chủ tài sản rao bán 4 tháng nay song không ai mua dù bà bán giá gốc. Do xả hàng không được nên cứ 3-4 tháng một lần, bà Ngân phải chạy tiền đóng theo tiến độ dự án dù tình hình tài chính eo hẹp từ khi dịch diễn biến phức tạp.

Trong khi đó, một căn hộ tại TP HCM nhà đầu tư này đang nắm giữ có giá gần 3 tỷ đồng. Bà đã thanh toán 25% nhưng bị vướng pháp lý, không thể xây dựng hơn một năm nay nên cũng không thể xả hàng vì khách mua chê tiến độ dự án rùa bò. Còn căn nhà phố tại Long An được bà Ngân mua hồi đầu năm có giá 2,5 tỷ đồng, mới đóng tiền được 4 đợt, nhưng lúc cần tiền chào sát giá hợp đồng cũng chưa có giao dịch thành công.

"Nếu không xả được hàng, tôi phải xoay 4 tỷ đồng để đóng theo tiến độ của các bất động sản này trong 12 tháng tới. Vốn cạn kiệt, tôi chỉ còn cách vay ngân hàng hoặc vay mượn người thân để xử lý nợ bằng không buộc phải bán lỗ", bà Ngân lo lắng.


Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần


Thị trường bất động sản TP HCM. Ảnh: Quỳnh Trần.


Dịch bệnh diễn biến phức tạp, tâm lý thị trường địa ốc xuống thấp khiến các nhà đầu tư vốn nhỏ, dùng đòn bẩy tài chính kém thận trọng dễ bị mắc cạn. Ông Niềm, ngụ tại huyện Bình Chánh, TP HCM cho biết đầu tư một căn hộ tại huyện Nhà Bè để cho thuê có vay vốn ngân hàng 50% và một nền đất tại thị trấn Tân Túc vay 40% giá trị tài sản.

Hiện sổ đỏ nền đất của nhà đầu tư này cắm ngân hàng, mỗi tháng trả lãi vay và nợ gốc 17 triệu đồng trích từ nguồn thu nhập bán buôn của hai vợ chồng gộp lại. Tuy vậy, dịch bệnh gần nửa năm nay làm việc kinh doanh ế ẩm, doanh thu giảm sút cũng khiến ông chật vật xoay tiền trả nợ nhà băng.

Riêng căn hộ tại huyện Nhà Bè, ông Niềm không có khách thuê 3 tháng nay do dịch Covid-19 khiến người thuê giảm thu nhập, xin trả nhà. Trước nay tiền thuê căn hộ thu về mỗi tháng 9 triệu đồng, đủ để trả nợ ngân hàng. Nhưng 3 tháng qua mất nguồn thu từ việc cho thuê này, gia đình ông Niềm vay nóng để trả nhà băng trong thời gian chờ tìm được khách thuê mới hoặc bán được nhà.

"Làn sóng Covid-19 mới khiến tôi hụt hẫng và đau đầu vì phải chạy lo tiền đến ngộp thở, nếu không cầm cự được có lẽ phải bán tài sản sớm để giải tỏa áp lực tài chính. Điều tôi lo là bán nhà đất lúc này không dễ và lại bị ép giá", ông Niềm chia sẻ.

Ông Phan Công Chánh, Tổng giám đốc Phú Vinh Group xác nhận, sau 7 tháng mất thanh khoản, nhiều nhà đầu tư lướt sóng hoặc vốn nhỏ lâm vào tình thế mắc cạn với các tài sản họ đang nắm giữ. Những nhà đầu tư này thường không đủ tiềm lực tài chính đua đường dài. Do đó, khi có biến động xảy ra, diễn biến tâm lý thị trường xuống thấp do tác động của dịch Covid-19 khiến họ không kịp thoát hàng, càng nắm giữ tài sản áp lực tài chính càng lớn.

Tình trạng nhà đầu tư lướt sóng bất động sản mắc cạn, theo ông Chánh là tác động của nhiều yếu tố bất lợi trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp. Ông Chánh chỉ ra 3 nguyên nhân chính dẫn đến tình cảnh khó khăn của các nhà đầu tư lướt sóng bất động sản hiện nay.

Thứ nhất, tác động của dịch bệnh khó lường, đặc biệt là tác động tâm lý. Sau khi vượt qua đợt Covid-19 thứ nhất, tâm lý nhà đầu tư toàn thị trường chỉ mới tìm lại đà hồi phục mong manh. Thêm làn sóng Covid-19 mới như một cú đấm bồi vào túi tiền vốn đã bị ảnh hưởng trong đợt sóng trước đó.

Thứ hai, thanh khoản bị chặn đứng. Tâm lý e ngại của nhà đầu tư đã làm tính thanh khoản của thị trường bị tắc nghẽn. Giá vẫn cao nhưng mãi lực trên thị trường, đặc biệt là thị trường thứ cấp (nhà đầu tư mua đi bán lại) đang xuống thấp, tỷ lệ thuận với tâm lý phòng thủ, giữ tiền mặt, e ngại rủi ro.

Thứ ba, do chu kỳ đi xuống của thị trường quá mạnh. Theo ông Chánh, thị trường bất động sản luôn diễn ra có tính chu kỳ tăng giảm đan xen nhau. Đỉnh của chu kỳ biểu hiện bằng lượng giao dịch tăng trưởng đều đặn, tính thanh khoản cao, đôi khi có những đợt sóng nhẹ do sự lạc quan và niềm tin của nhà đầu tư.

Song điều đáng quan ngại là nhiều nhà đầu tư thiếu kinh nghiệm nghĩ rằng thị trường luôn luôn tốt và không có chuyện suy giảm. Thực tế sau những chu kỳ tăng nóng sẽ xuất hiện các dấu hiệu đi xuống do tác động ngoại lực lẫn nội lực. Nhà đầu tư lướt sóng, vốn mỏng nếu không ý thức cảnh giác với chu kỳ đi xuống sẽ rất dễ mắc cạn khi thị trường xảy ra biến cố.

Theo ông Chánh, giải pháp cho các nhà đầu tư lướt sóng đang mắc cạn lúc này là cơ cấu lại nguồn vốn và nợ ở mức hợp lý. Tránh sử dụng đòn cân nợ (tỷ lệ nợ trên tổng tài sản) lớn. Đòn cân nợ lý tưởng ở mức 30% tại thị trường bất động sản Việt Nam.

Ngoài ra, CEO Phú Vinh Group cho rằng các nhà đầu tư lướt sóng nếu lỡ mắc cạn có thể tiến hành các bước đàm phán giãn, hoãn, giảm nợ hoặc miễn nợ nếu xét thấy vẫn còn cơ hội giữ lại tài sản. Bước cuối cùng, dù đắt hay rẻ nếu phải sử dụng nợ vay lớn, nhà đầu tư vốn nhỏ phải mạnh dạn bán tài sản để trả nợ tránh tình trạng mất thanh khoản dẫn đến phá sản, thua lỗ nặng hơn.

Nó đã ung nhọt mương mủ trên một năm trước rồi, khi có dịch cô vít thì nó xì mủ ra ...
Đừng đổ thừa tại vì dịch... ko trước thì sau, kể cả ko có dịch nó vẫn xịt mủ ra ... vấn đề là thời gián thôi !!!
 
Hạng C
11/3/16
907
1.253
93
32
thật ra dân có tiền vẫn ối ra, nhưng ng ta thấy giá mặt bằng cao quá nên ko muốn xuống tiền vì ôm xong nó chả lên dc,thua cả gửi ngân hàng.họ chỉ xuống tiền khi cảm thấy có khả năng sinh lợi nhuận cao
 
Hạng D
22/6/15
4.631
21.134
113
4 năm qua bds nó đã tăng phi mã...
Ko lẽ nó cứ tăng hoài tăng mãi sao.
Cũng phải đến lúc nào đó nó dừng lai rồi lao dốc chứ mà tăng miệt mài thì đại đa số người dân có làm ra tiền để đủ mua cho mình một căn nhà hay không ???

Ko có cái gì mà cứ lên hoài lên mãi được. Lên hoài bị thượng mã phong sao !!!
Ha ha ha...
 
Hạng C
3/6/16
707
1.280
93
BDS có lên có xuống, nhưng sự "hai mặt" của những tay cò đất thì đời đời bất biến. Nay lên đây chửi rủa giá đất thế lọ thế chai, mai đi gặp khách hàng lại quay ngoắt 180 độ: "giá này là rẻ lắm rồi, anh mua đi mốt nó tăng gấp đôi, gấp ba cho coi". Nghĩ cũng hài! Dân "cạp đất mà ăn" nhưng lúc nào cũng đi chê đất. Sống thực với lòng chút đê.
 
12/10/07
2.646
10.496
113
10 năm là khoảng thời gian đủ làm cho một số người quên đi những bài học cũ và tạo nên một lớp "Nhà đầu tư" mới, ngơ ngác hăm hở bước chân vào thị trường đất đai mà họ coi nó như chiếu bạc.

Nhiều người ra sức viết bài khuyên nhủ đừng tham ăn, đừng liều lĩnh, đừng vay quá khả năng, yếu thì đừng ra gió (đừng đi lạc ra nơi đồng không mông quạnh, rừng vắng, đồng hoang...), nhưng mấy người nghe lời can gián mà bỏ qua lời đường mật của tụi mẹ mìn.

(copy cái này để 2030 paste vẫn đúng)
 
Hạng C
11/3/16
907
1.253
93
32
quy luật lên xuống là tất yếu nhưng nổ khi nào vẫn là 1 dấu hỏi ?
nhưng 2019 2020 chựng lại thấy rõ là điều dễ thấy.
 
Hạng B2
30/8/16
372
403
105
Tp HCM
Đúng là cảm giác không hề dễ chịu. Cũng may là giữa hai đợt dịch Covid có một khoảng hồi nhẹ. Mình tránh thủ bán để giảm áp lực tài chính. Thời điểm này đầu tư không an toàn. Tỷ suất lợi nhuận kém mà rủi ro cao.
 
  • Like
Reactions: SunaSuni
Hạng B2
30/8/16
372
403
105
Tp HCM
10 năm là khoảng thời gian đủ làm cho một số người quên đi những bài học cũ và tạo nên một lớp "Nhà đầu tư" mới, ngơ ngác hăm hở bước chân vào thị trường đất đai mà họ coi nó như chiếu bạc.

Nhiều người ra sức viết bài khuyên nhủ đừng tham ăn, đừng liều lĩnh, đừng vay quá khả năng, yếu thì đừng ra gió (đừng đi lạc ra nơi đồng không mông quạnh, rừng vắng, đồng hoang...), nhưng mấy người nghe lời can gián mà bỏ qua lời đường mật của tụi mẹ mìn.

(copy cái này để 2030 paste vẫn đúng)
Quy luật này đã tồn tại gần 100 năm. Vẫn đang đúng. Chỉ có một số nhà đầu tư không chịu hiểu hoặc cố tình bẫy người khác.
 
Hạng D
22/6/15
4.631
21.134
113
10 năm là khoảng thời gian đủ làm cho một số người quên đi những bài học cũ và tạo nên một lớp "Nhà đầu tư" mới, ngơ ngác hăm hở bước chân vào thị trường đất đai mà họ coi nó như chiếu bạc.

Nhiều người ra sức viết bài khuyên nhủ đừng tham ăn, đừng liều lĩnh, đừng vay quá khả năng, yếu thì đừng ra gió (đừng đi lạc ra nơi đồng không mông quạnh, rừng vắng, đồng hoang...), nhưng mấy người nghe lời can gián mà bỏ qua lời đường mật của tụi mẹ mìn.

(copy cái này để 2030 paste vẫn đúng)
Ù má nó mấy đứa seo. Éo biết sao tụi nó biết số tui mà mấy nay liên tục gọi chào hàng ... em bên a, b, c... kim oanh...
Lúc đầu tui cũng ráng nghe thử nó chào hàng chổ lào, toàn đất cỏ mọc hoang bạt ngàn cò bay gãy cánh ở tỉnh... riết rồi tui éo thèm nghe luôn.
Ha ha ha...