Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Nhầm chân phanh và chân ga xe số tự động (AT)

Chủ đề này có vẻ là đề tài muôn thuở với các chị em phụ nữ và một số người có tâm lý hay run sợ , yếu bóng vía các bác nhỉ. Em có một số ý kiến này xem các bác có được không nhé:[pagebreak][/pagebreak]

1. Khi nhầm chân ga và phanh thì lúc đó ta về số N được không nhỉ. Vì em cũng mới lấy bằng, nên cũng chưa chạy nhiều số tự động. Vì về số N thì khi ga lên nó chỉ chạy theo quán tính

2. Ta có thể viết 1 tờ giấy dán để gần vô lăng . Bên trái ghi là phanh , bên phải ghi ga . Em nghĩ cũng sẽ đỡ hơn

3. Khi chạy xe at thỉnh thoảng ta rà qua phanh để tránh tình trạng luống cuống khi tình huống khẩn cấp .

Một số ý kiến cá nhân của em .mong các bác gạch đá ít . Mong được sự chia sẻ và comment của các cụ

Thân ái !
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Sự mến khách và thân thiện của các bác đâu rồi . Lên một bài viết cần được sự chia sẻ , góp ý kiến của các bác , không có ai cho e ý kiến và ý kiến riêng của mình sao . Buồn quá :(
 
Hạng B2
25/8/16
374
320
63
Tay lái cứng rồi mới nên đi AT cho an toàn. Chạy AT thì chỉ dùng chân phải.
Mới lấy bằng cứ vào mấy khu đất trống mà dợt đủ mọi tình huống cho quen chân ga , chân thắng và quen xe. Xong xuôi rồi mới bò ra đường vắng rồi đến đường đông .
Khi chạy vào chổ đông người thì nên nhả chân ga mà hờ chân thắng. Khi cần thì dặm thắng đứng lại, khi thấy phía trước trống trãi thì nhả thắng ra xe sẽ tự bò đi . Thấy an toàn mới bỏ chân phải qua chân ga mà nhè nhẹ đạp cho xe tăng tốc . Cần nhớ một điều vào bùng binh đông nghẹt xe như bùng binh Dân Chủ chẳng hạn thấy xe nhiều người đông mà cảm giác ngộp thở và chóng mặt ù tai thì cứ đưa chân phải về dặm thắng cho xe đứng tại chổ ( thằng nào đụng mình nó đền mình chứ mình đâu đụng thằng nào mà sợ :D ) . Tỉnh táo xong nhè nhẹ nhả thắng cho xe đi .
Chạy rồi thì dần sẽ quen quan trọng là tâm lý vững vàng và kỹ năng kha khá thì mọi việc sẽ tốt đẹp .
Khi đã nhằm chân ga rồi thì chỉ nghe cái rầm chứ lúc đó mình đạp thắng còn không nhớ có đâu mà nhớ về N hả bác chủ .
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
4/11/16
1.807
3.973
113
Em không hiểu sao gần đây nạn nhầm chân ga trúng mùa. Theo em thì MT hay AT thì ga-thắng phải trở thành phản xạ trong thời gian tập lái rồi. Em thấy khi đã cầm xe chạy thì có thể xử lý xử lý lúng túng ban đầu nhưng phản xạ thì không thể sai được. Chuyện nhầm chân ga có thể nói là do phản xạ kém xuất phát từ việc học hành chưa thông.
 
  • Like
Reactions: Thichxehoi88
Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Tay lái cứng rồi mới nên đi AT cho an toàn. Chạy AT thì chỉ dùng chân phải.
Mới lấy bằng cứ vào mấy khu đất trống mà dợt đủ mọi tình huống cho quen chân ga , chân thắng và quen xe. Xong xuôi 5hi2 bó ra đường vắng rồi đến đường đông .
Khi chạy vào chổ đông người thì nên nhả chân ga mà hờ chân thắng. Khi cần thì dặm thắng đứng lại, khi thấy phía trước trống trãi thì nhả thắng ra xe sẽ tự bò đi . Thấy an toàn mới bỏ chân phải qua chân ga mà nhè nhẹ đạp cho xe tăng tốc . Cần nhớ một điều vào bùng binh đông nghẹt xe như bùng binh Dân Chủ chẳng hạn thấy xe nhiều người đông mà cảm giác ngộp thở và chóng mặt ù tai thì cứ đưa chân phải về dặm thắng cho xe đứng tại chổ ( thằng nào đụng mình nó đền mình chứ mình đâu đụng thằng nào mà sợ :D ) . Tỉnh táo xong nhè nhẹ nhả thắng cho xe đi .
Chạy rồi thì dần sẽ quen quan trọng là tâm lý vững vàng và kỹ năng kha khá thì mọi việc sẽ tốt đẹp .
Khi đã nhằm chân ga rồi thì chỉ nghe cái rầm chứ đạp thắng còn không nhớ có đâu mà nhớ về N hả bác chủ .

hi. Cảm ơn lời chia sẻ của bác . E thì chắc cũng ổn thôi . Không đến nỗi lái gà quá . Tại hay thấy trên thông tin đại chúng nên e viết lên để được chia sẻ , để mình thêm nhiều kinh nghiệm hơn.hi
 
  • Like
Reactions: Raw41998
Hạng C
18/10/16
714
11.413
93
Xe mình AT 1.4, mình đã giả thiết nhầm chân ga qua thắng bằng cách đạp chân ga thật nhanh và mạnh như đạp thắng, và kết quả là xe vẫn chạy với tốc độ cũ chứ không vọt lên để có thể tạo ra hiện tượng "xe điên".
 
Hạng D
16/4/14
2.588
3.859
113
Nếu các bác hiểu rõ cơ chế hoạt động của xe AT thì chẳng thể nhầm.
1/ Mới tập xe AT : Khi đạp thắng vào số D, tài xế chỉ cần nhả nhẹ chân thắng là xe ô tô đã có thể chạy từ từ rồi (chưa rà vào chân ga nhé). Các bác cứ cho xe chạy đến khi cảm thấy quen với tốc độ xe thì lắc cái mũi chân qua ga và nhấn nhẹ. Nếu xe chồm lên mà chưa tự tin thì nhấc nhẹ chân khỏi ga. Các bác cứ tập như vậy tại bãi đất trống khoảng 2h đồng hồ là quen. (Em đã tập cho bạn bè và khách hàng của em hơn 10 người và chưa ai gặp rắc rối vì nhầm chân :D)
2/ Khi chạy xe AT ra đường: Nguyên tắc chung khi chạy xe ô tô số sàn hay AT là khi thấy có đám đông phía trước, có xe vượt ngược chiều, có xe ô tô chạy chậm phía trước hoặc gần đến ngã tư thì tài xế phải bỏ chân ga và để chân lên thắng (Rất nhiều người mắc lỗi này do sợ xe dễ tắt máy (số sàn) hoặc mất trớn), vì khi đó những tình huống bất ngờ thường xảy ra (xe trước dừng đột ngột, người băng qua đường...) thì theo quán tính tài xế sẽ nắm chặt vô lăng và mím môi đạp thẳng cái chân...nhưng chân đã để thắng thì xe dừng (để chân ga là ủi rồi).
P/s: Kinh nghiệm cá nhân em đã lái xe số sàn và AT hơn 17 năm, chưa bao giờ nhầm chân :D
 
Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Xe mình AT 1.4, mình đã giả thiết nhầm chân ga qua thắng bằng cách đạp chân ga thật nhanh và mạnh như đạp thắng, và kết quả là xe vẫn chạy với tốc độ cũ chứ không vọt lên để có thể tạo ra hiện tượng "xe điên".
ý bác nói là con xe 1.4 không vọt phải không.hehe
 
  • Like
Reactions: dinkytri2012
Hạng B2
20/1/16
142
52
28
35
Nếu các bác hiểu rõ cơ chế hoạt động của xe AT thì chẳng thể nhầm.
1/ Mới tập xe AT : Khi đạp thắng vào số D, tài xế chỉ cần nhả nhẹ chân thắng là xe ô tô đã có thể chạy từ từ rồi (chưa rà vào chân ga nhé). Các bác cứ cho xe chạy đến khi cảm thấy quen với tốc độ xe thì lắc cái mũi chân qua ga và nhấn nhẹ. Nếu xe chồm lên mà chưa tự tin thì nhấc nhẹ chân khỏi ga. Các bác cứ tập như vậy tại bãi đất trống khoảng 2h đồng hồ là quen. (Em đã tập cho bạn bè và khách hàng của em hơn 10 người và chưa ai gặp rắc rối vì nhầm chân :D)
2/ Khi chạy xe AT ra đường: Nguyên tắc chung khi chạy xe ô tô số sàn hay AT là khi thấy có đám đông phía trước, có xe vượt ngược chiều, có xe ô tô chạy chậm phía trước hoặc gần đến ngã tư thì tài xế phải bỏ chân ga và để chân lên thắng (Rất nhiều người mắc lỗi này do sợ xe dễ tắt máy (số sàn) hoặc mất trớn), vì khi đó những tình huống bất ngờ thường xảy ra (xe trước dừng đột ngột, người băng qua đường...) thì theo quán tính tài xế sẽ nắm chặt vô lăng và mím môi đạp thẳng cái chân...nhưng chân đã để thắng thì xe dừng (để chân ga là ủi rồi).
P/s: Kinh nghiệm cá nhân em đã lái xe số sàn và AT hơn 17 năm, chưa bao giờ nhầm chân :D
bác quả là một người lái xe rất lâu năm và quá kinh nghiệm rồi hi. Từ lời chia sẻ của bác hoch hỏi được rất nhiều điều bổ ích
 
  • Like
Reactions: IdolAuto
Hạng F
18/2/13
5.654
13.862
113
Saigon & Dalat
Chủ đề này có vẻ là đề tài muôn thủa với các phụ nữ và một số người tâm lý hay run sợ , yếu bóng vía các bác nhỉ . Em có một số ý kiến này xem các bác có được không nhé:
1. Khi nhầm chân ga và phanh thì lúc đó ta về số N được không nhỉ . Vì em cũng mới lấy bằng , nên cũng chưa chạy nhiều số tự động . Vì về số N thì khi ga lên nó chỉ chạy theo quán tính
2. Ta có thể viết 1 tờ giấy dán để gần vô lăng . Bên trái ghi là phanh , bên phải ghi ga . Em nghĩ cũng sẽ đỡ hơn
3. KHi chạy xe at thỉnh thoảng ta rà qua phanh để tránh tình trạng luống cuống khi tình huống khẩn cấp .
Một số ý kiến cá nhân của em .mong các bác gạch đá ít . Mong được sự chia sẻ và comment của các cụ
Thân ái !
Thực tế khi cầm lái:
1. Nếu lúc có sự cố lẫn lộn chân ga và chân phanh, sẽ không đủ bình tĩnh cũng như không còn thời gian để trả về mo (N)
2. Nếu tài cần phải nhìn giấy dán để biết trái là phanh, phải là ga, thì tốt nhất tài đó nên tập lái lại cho thuần thục trước khi tham gia giao thông trên đường
3. Tùy theo tình trạng giao thông mà chân sẽ giữ bên phanh hay ga, chứ không nhất thiết phải thỉnh thoảng rà qua chân phanh. Nếu chạy quốc lộ gần như chỉ giữ chân ga, chỉ chuyển phanh khi cần thiết. Nếu chạy trong thành phố thì sẽ phải chuyển ga/phanh gần như liên tục, nhất là ở giao lộ hay vòng xoay đông phương tiện, khi depart chỉ nhớm nhẹ ga lấy trớn cho xe di chuyển rồi chuyển ngay qua bên phanh cho đến khi thoát khỏi giao lộ.
Thêm một nguyên tắc cơ bản là chân phải luôn trụ thẳng bên phanh, chỉ xoay gót đưa mũi chân lên ga. Tuyệt đối không đưa cả bàn chân chuyển qua bên ga.
 
Chỉnh sửa cuối: