Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
3/1/13
39
2
6
Tp. HCM
khoacua.org
Cụ Trần nói:
Cay gì cụ ơi, cụ thích thì cụ yêu cầu kts họ làm cho.
Cột ở mấy vị trí che khuất thì thiết kế bình thường, cột ở những chỗ lòi ra thì binh lại thành vách cứng là xong.


Tính em vốn lười, em chẳng mong, và sung sướng gì cái việc chỉ trỏ những chuyện chẳng phải nghề của em. Ngay cả việc của em, em phải làm mà trốn được là em trốn ngay - nói ngay 1 câu: lười là bản chất của em
24.gif
.
Nhớ khi em bắt tay vào làm cái nhà đang ở (cách đây khoảng 5-7 năm), em nói với KTS, XD: Đây là nghề của mấy anh,không phải nghề của tôi, mấy anh làm sao thì làm đừng bắt tôi phải chỉ mấy anh làm !
Két quả, là bây giờ nhà em còn 1 đống sách về kiến trúc và kỹ thuật XD (hehe sách gì dễ dễ đọc thôi chứ toán em quên hết rồi).
Tóm lại, là dù trước sau thì em cũng phải giao lại cho bên XD các bác làm vì thẳng thắn mà nói em có hiểu cũng chỉ hiểu lớt phớt bên ngoài, nhưng nhất định em phải hiểu nó, nhất là những cái mà em thắc mắc - Đó là cái em muốn nhờ các bác tư vấn ! em sorry nếu các bác không hài lòng nhưng cái tính em nó cùn cùn như vậy rồi, khó sửa lắm.

và em xin cám ơn bác, chỉ mấy câu của bác, nhưng em cũng đã hiểu được 1 phần nào đó và hy vọng được các bác tư vấn thêm và tự em mày mò ngâm cứu thêm vậy - xin cám ơn!
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
3/1/13
39
2
6
Tp. HCM
khoacua.org
lúc nãy bận việc, chạy ra ngoài nên bây giờ nói lại cho rõ, mong các bác xá tội:

Không phải em chê, nhưng phải nói cho rõ là thế này (vì em còn nhờ các bác tư vấn thêm nhiều khúc mắc, nên phải nói cho rõ không các bác giận, các bác bỏ bê không giúp em):
Các bác giỏi, chắc chắn là như thế (ít ra thì cũng giỏi hơn em - em không dám lớn tiếng ở đây đâu), vấn đề là thế này:
Nhà của em, em ở nên nó phải thỏa mãn nhu cầu, tính cách của em - mà các bác đâu thể hiểu em bằng chính em được, nên ý đồ chính là phải là của em.

vấn đề thứ 2 là thợ: các bác giỏi nhưng các bác có nhiều công trình, đâu phải chỉ mình em, nên các bác tới nhà em 1 lúc cũng là quý rồi, còn chủ yếu chính là thợ. mà tính chuyên nghiệp của thợ hồ nói riêng và thợ việt nói chung thì các bác cũng hiểu - mệt mỏi vô cùng!

vÌ thế nên em viết dài dòng văn tự, cũng chỉ mong các bác hiểu và giúp em mở mang thêm kiến thức, tư vấn thêm cho em!

Cám ơn các bác đã quan tâm!
 
  • Like
Reactions: daisy912
Tập Lái
3/1/13
39
2
6
Tp. HCM
khoacua.org
Mr.N nói:
Nếu dầm thang KTS không ép dầm thành 100 cho bác thì cũng đáng cay thiệt.
Còn vụ cột 100 thì không nên cay. Chỉ một số trường hợp mới nên ép cột hoặc tách 1 cột ra làm 2 cột và điều kiện quan trọng là cây cột đó không được cao trên 3m. Về tính toán abcd sigma, gamma gì gì đó quên rồi thì cột 200x200 là dư sức chịu tải trọng đè từ trên xuống, cái đáng sợ là lực uốn kiểu như bác dùng 2 ngón tay ép 2 đầu cây tăm vậy, cây tăm mỏng thì dễ bị uốn. Cột 100 thì lực chịu uốn tèo, càng cao thì càng dễ tèo. Cho nên khi buộc phải dùng chiêu này ( do nhà hẹp, binh dở phải dùng chiêu...hị hị ) thì thuờng cạnh cây cột đó là cửa lợi dụng lanhtô beton giảm chiều cao và cạnh bên kia thành khung chịu lực.
KS giỏi cũng thường dùng chiêu cột dấu cộng + giấu hết cạnh cột vào 2 tường vuông góc. Nhưng ..mệt...cứ bình thường ( đừng tệ hơn bình thường ) mà quất cho nó nhẹ đầu, KS cảm ơn, thầu vui vẽ và giao cho bọn ID nó giải quyết ...những nỗi nầm của kết cấu


OK, em hiểu rồi! cám ơn các bác đã nhiệt tình giúp em.

Bây giờ sang vấn đề thứ 2 nhé (mong các bác nhiệt tình giúp nốt)
Em thì cũng muốn bơi, nhưng bơi kém + thân hình xấu -> ngại ra bề bơi công cộng
24.gif
nên em tính sau này làm cái bể bơi ở nhà (mua muối về đổ thành hồ nước mặn đậm đặc luôn - như biển chết luôn ). Chưa kể là em còn tính mang cái vườn lên trên sân thượng, làm hồ cá, vườn cây trên đó luôn (nếu cần thì nuôi vài con gà, con thỏ nữa) nên vấn đề chông thấm là cực kỳ quan trọng cho kế hoạch của em.
Vấn đề là anh em bảo là vật tư thiếu gì, bây giờ cứ trộn phụ gia chống thấm vào bê tông là xong.

Nhưng cá nhân em nghĩ là bê tông là sự kết dính giữa xi măng + cát + đá. Trộn phụ gia chống thấm vào giữa đám đó thì có khi nào làm giảm đi sự kết dính của xi măng không thưa các bác? mà nghe nói đó là các hạt polime nữa chứ ! Tất nhiên là khi đưa 1 SP ra thị trường thì hẳn đã có thí nghiệm tính toán rồi, nhưng quảng cáo mà các bác, có ai nói là nếu trộn vào thì thay vì dùng 30 năm nay chỉ còn 20 năm đâu (em nói ví dụ thôi) Nên em cứ nghĩ mãi mà không ra - mong các bác giúp giùm !
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
11/10/12
390
133
43
57
Bình loạn
bash.gif
:
1. Trong box này (nghĩa là 4rum ni), có lẽ dân kiến đông hơn dân kết (cấu) => dân kiến đi 4b nhiều hơn chăng (hay dân kết ít nói hơn ?!).
2. Cũng từ bình loạn của các pak kiến trên ni (và từ ku sếp Nhật cũ của em), em thấy Nhật nói riêng và Tây (tức không phải Ta) nói chung, trường Kiến trúc của họ dạy kết cấu kỹ hơn miềng (P/s : em không dám chê các pak kiến nhà miềng, chỉ nói về kiến thức nhà trường cung cấp thôi nhe, đừng dội đá vào đầu em, thực lòng là em kính trọng các pak kiến lắm ợ).
3. Vấn đề 1 của pak chủ : kiểu nào dân thiết kế (kiến trúc - kết cấu) - thi công của miềng cũng xử được hết pak chủ ui! Quan trọng là cân nhắc lợi hại sao cho hài hòa. Giấu cột / dầm có nhiều cách giấu (các pak trong ni cũng đã kể 1 số cách), bóp phương ni + tăng phương nọ (cột / dầm / chay mặn đều dùng được) cũng mần tuốt (nhưng sẽ ảnh hưởng độ mảnh cấu kiện chịu uốn dù đảm bảo tiết diện chịu nén như có pak đã nêu, ảnh hưởng chất lượng BT do đá 1x2 khó chui lọt vào lớp thép dày đặc cũng có pak đã nêu, ảnh hưởng giá thành công trình do khó thi công - nát ván khuôn ...). Túm váy lại là pak chịu mất thêm 1 số tiền kha khá để bù đắp cho việc lười vệ sinh cạnh cột, đáy dầm (mà thực lòng em thấy chả có gì để vệ sanh) thì mần láng, like is afternoon
080402cool_prv.gif

4. Vấn đề 2 của pak chủ : nếu pak định mần hồ bơi ở nhà mới thì chỉ bàn về chống thấm, còn hồ bơi / vườn cây / ao cá lên sân thượng nhà cũ thì ngoài chống thấm còn kết cấu nữa nhe pak! Phụ gia chống thấm trong BT thì pak cứ yên tâm, chẳng có gì lăn tăn về khả năng kết dính theo tính toán lý thuyết và tại phòng TN. Có lăn tăn là do phương pháp thi công tại công trường có bảo đảm thực hiện đúng / đủ quy trình, liều lượng theo hướng dẫn của nhà SX hay không thôi. Em có kinh nghiệm xương máu về phụ gia đông cứng nhanh rồi, chút sẽ nói sau để tránh loãng. Ngoài ra, pak cũng cần có phụ gia chống thấm ở lớp áo lót cho bề mặt hoàn thiện nữa (vữa / keo dán gạch) cho an toàn pak ợ (chống thấm càng nhiều lớp càng tốt, kỹ từ đầu tốn kém tí mà tiết kiệm về sau, nước mà xì ra rồi thì lắm khi tốn tiền nhiều vẫn không giải quyết triệt để được).
Lạm bàn về phụ gia đông cứng nhanh : Lúc Sika mới đưa loại này vào thị trường VN, pà kon thi công phải nói là sướng rân người (vì quay vòng coffrage / cây chống nhanh). Nhưng ku sếp Nhật (lại thằng Nhật, làm với nó thời gian ngắn mà học được quá nhiều điều) lại tẩy chay phụ gia ni. Théc méc thì ảnh trả lời nếu không kiểm soát kỹ quy trình / liều lượng thì sẽ có tác dụng ngược, nguy hiểm khôn lường. Y như rằng, kỳ đó cải tạo cái nhà nhỏ trong hẻm, đổ BT cầu thang mới dùng phụ gia đông cứng nhanh để nhanh tháo dỡ ván khuôn / cây chống có mặt bằng thi công. Bà mịa, BT cứ mềm hoài, hỏng chịu cứng. Tưởng phụ gia dỏm ai dè ku trộn BT khai thiệt em đổ phụ gia nhiều hơn liều lượng anh cho đế nó nhanh đông cứng hơn
bash.gif
Hix, khóc tiếng Mán với nó luôn!
Hậu mãi : em có vinh hạnh đập phá / tháo dỡ cấu kiện BTCT có sử dụng phụ gia đông cứng nhanh. Phải nói là nó giòn rụm, chưa có gói đập phá mô mà dễ như gói nớ
24.gif

 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
12/12/07
312
244
63
Cái ý tưởng giấu dầm, cột của công trình nó có từ cái thời ngành xây dựng vừa mới có mặt ở trên đời này và người ta đã có nhiều giải pháp cho nó. Vấn đề là các yêu cầu về mục đích sử dụng và tài chính. Nếu chủ đầu tư đã muốn và chịu chi thì yêu cầu nào cũng làm được, rãnh rỗi bác ghé thăm vài công trình chọc trời hay xem mấy kênh discovery đi sẽ biết chứ mấy cái nhà phố thì làm gì không có giải pháp.

Nói vậy không có nghĩa cứ chổ nào lồi cột, lồi dầm thì lại thay đổi chiều dày cột, dầm. Làm kiểu nông dân thiếu hiểu biết (giống kiểu nói của bạn bác chủ) thì có ngày không ăn cơm hộp cũng nằm dưới vài tất đất. Muốn thay đổi kết cấu thì phải biết quan niệm tính toán của cái đó là gì.
Em lấy ví dụ cho bác dễ hiểu:bác lấy 2 cái bàn hoặc 2 cái ghế, đặt cách nhau 5m, bác lấy cây thép hộp 50 x 100 dài 6m bắt ngang qua thành cái cầu, đặt thép hộp theo phương đứng (chiều 100mm là chiều cao), rồi bác leo lên đứng và nhún vài cái. Sau đó leo xuống, lật cây thép hộp đó nằm xuống theo phương ngang (chiều cao 50mm) rồi leo lên và nhún vài cái. Sau đó bác vào đây report xem nó khác nhau thế nào
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: daisy912
Hạng B2
12/12/07
312
244
63
del vì chỉ là lời nói đùa nhưng nếu không hiểu lại nghĩ là chọc ngoáy :D
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
3/1/13
39
2
6
Tp. HCM
khoacua.org
Mời các bác tiếp tục xoay vần - vặn bẻ cái vấn đề này dưới nhiều góc cạnh giúp em - để em hiểu thêm về nó, sau đó em mời các bác cùng qua vấn đề thứ 3 là chống thấm cho cái sân vườn trên sân thượng.

"Hậu mãi : em có vinh hạnh đập phá / tháo dỡ cấu kiện BTCT có sử dụng phụ gia đông cứng nhanh. Phải nói là nó giòn rụm, chưa có gói đập phá mô mà dễ như gói nớ
24.gif
" - Như vậy : vấn đề là ở chỗ nào bác? do vật tư hay do nhân công?
Về vật tư thì như trên em đã nói, em cứ nghĩ mãi trộn phụ gia chống thấm vào liệu có ảnh hưởng tới chất lượng kết cấu be tông hay không khi các hạt polime - nhũ ... gì đó chen chân vào giữa các mối liên kết xi măng, bê tông??
Còn về nhân công thì em cũng chẳng biết nói sao đây !

"Em lấy ví dụ cho bác dễ hiểu:bác lấy 2 cái bàn hoặc 2 cái ghế, đặt cách nhau 5m, bác lấy cây thép hộp 50 x 100 dài 6m bắt ngang qua thành cái cầu, đặt thép hộp theo phương đứng (chiều 100mm là chiều cao), rồi bác leo lên đứng và nhún vài cái. Sau đó leo xuống, lật cây thép hộp đó nằm xuống theo phương ngang (chiều cao 50mm) rồi leo lên và nhún vài cái."
Bác higher đừng đánh đố em về toán tính kết cấu gì đó nhé
24.gif
em quên sạch sẽ, chữ thầy trả cho mấy cô hết rồi, chưa kể em là dân ngoại đạo ! mấy cái ví dụ đó thì khỏi cần thí nghiệm em cũng hiểu nên chỉ hỏi thêm là thay vì đà dầm 20 x 20 với 4 cây thép thì em làm 10 x 60 hay 100 gì đó với 4 hay 6 cây thép có được không ấy mà!

Em cáo lỗi trước, các bác là chuyên nghiệp còn em là dân ngoại đạo, nếu dùng từ chuyên môn sai thì cũng mong là các bác nhẹ tay, xá tội giúp!
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
11/10/12
390
133
43
57
hieu_PAT nói:
"Hậu mãi : em có vinh hạnh đập phá / tháo dỡ cấu kiện BTCT có sử dụng phụ gia đông cứng nhanh. Phải nói là nó giòn rụm, chưa có gói đập phá mô mà dễ như gói nớ[/i]
24.gif
" - Như vậy : vấn đề là ở chỗ nào bác? do vật tư hay do nhân công?
Trong trường hợp cụ thể này là do "vật tư" (theo cách nói của pak). Phụ gia đông cứng nhanh thực ra để tăng tính dẻo, linh hoạt của BT khi tiết giảm lượng nước (sử dụng phụ gia này thì thành phần (cấp phối) đá, cát, XM vẫn vậy, riêng nước thì liều lượng ít hơn để giảm thời gian bốc hơi nước, BT đông cứng nhanh. Khi giảm liều lượng nước thì BT mất tính dẻo, linh hoạt, sẽ để lại nhiều lỗ rỗng. Phụ gia để khắc phục hiện tượng này. Dài dòng để biết BT sử dụng phụ gia đông cứng nhanh giòn hơn BT thường vì ít nước. Hết ạ./.
 
Hạng D
7/3/07
2.225
53.935
113
Bác chủ thử cầm cây thước kẻ dẹp dẹp mà mấy em học sinh hay sử dụng rồi uốn lại xem sao. Uốn theo phương mỏng thì rất dễ. Nhưng uốn theo phương kia lại cứng hơn rất nhiều. Tương tự với 2 tiết diện là 200x200 và 100x400 chẳng hạn. Có thể chúng tương đương về diện tích mặt cắt ngang, tương đương về lượng thép trong đó. Nhưng về mặt chịu lực theo các phương không có tương đương đâu nghen :D. Chưa kể cột hay dầm tiết diện b=100 chỉ bố trí được 1 hàng thép thôi, còn có chỗ để BT làm việc nữa chứ. Em thì môn sức bền VL phải thi lại 2 lần mới đậu. nên hiểu biết cũng có giới hạn tới đó thôi ;)
 
Status
Không mở trả lời sau này.