Hạng B2
7/7/05
140
1
18
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

theo tôi những kinh nghiệm này để tạo cảm giác không bị lừa của chính bản thân thôi, chứ cái xe nào đã đi mà chả xước xát, phải sơn tút lại (tất nhiên tôi không dám nói toàn bộ). Nhiều khi các bác cứ mải để ý đến việc hình thức mà quên toàn bộ cái bên trong của nó, theo tôi nghĩ là giá trị hơn nhiều việc sơn toàn bộ xe. Theo kinh nghiệm bản thân, các bác nên đánh giá theo số KM đã chạy, tất nhiên nó không chỉ thể hiện ở công tơ mét mà xác định giá trị xe và số tiền phải chi thêm cho nó sau khi đã mua.[:'(]:mad:
 
Bác sĩ
20/4/04
3.491
325
83
Sai gon,Vietnam
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Bác nào muốn làm "sùng" thì cứ bảo thợ nó làm cho, cái đó lấy Silicon làm dễ thui mà...!:D Vụ này xưa rùi, tin vào nó là "tiễn" đó...!;)
@ Nexus : sơn "gin" không láng bằng sơn lại là chính xác rùi đó , đó là cách dễ thấy nhất để phân biệt sơn đấy bác...!:)
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Theo tôi được biết , Bác Sỹ nhà ta có cái đồ kiểm tra sơn " Gin " hay sơn " Đểu " ác chiến lắm , cà qua cà lại đúng 2 cái là đèn nó báo chất lượng thật giả liền ...Còn không mau đem ra giúp đời ...kiếm Cafe ! :)
 
Hạng B1
5/11/05
90
0
0
52
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Theo E cần nhất là khung gầm máy nội thất.,., còn tốt,còn vụ sơn không cần lắm.Xe ở VN kiểu gì chả xước.Nếu chủ xe đã sơn cả xe cho mình càng tốt(miễn sơn chuẩn)
 
Hạng B2
27/12/05
103
5
18
www.ttvnol.com
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Em mới copy được cái này bên vnn. Khá cần thiết post lên luôn thể

7 Lỗi thường gặp khi lấy vợ 2
-------------------------------------

1. Không thật quan tâm tới nhu cầu của mình

Không phải bạn muốn gì là có thể có thứ đó, song ít nhất sản phẩm bạn mua phải đáp ứng đa số nhu cầu mà bạn đặt ra. Cũng như chọn vật dụng phục vụ cuộc sống, một chiếc xe phải phù hợp tối đa với công việc và sinh hoạt của bạn và gia đình đã. Và cũng như chọn quần áo hay vật trang sức, một chiếc xe nên thể hiện được trình độ, tuổi tác và sở thích của bạn...

Các chuyên gia cho rằng mua ngay một chiếc xe mới khi có thêm một khoản tiền bất ngờ, khi được khuyến khích hay khi mua chỉ để cho khỏi lạc hậu... thường chỉ mang lại những nỗi buồn bực hơn là sự thoả mãn và đam mê mà ông chủ xe mới đáng ra được hưởng.

2. Tìm hiểu sơ sài hoặc không hề tìm hiểu


Mua một chiếc xe không đến nỗi quá quan trọng như chuẩn bị cho chuyến đi lên mặt trăng, song bạn có thể chuẩn bị như đang bước vào một kỳ thi đại học. Để có kết quả tốt, bạn phải đọc nhiều sách tham khảo trước. Điều này trở nên quá đơn giản và tiện lợi trong thời đại internet như hiện nay, khi hàng loạt thông tin về giá xuất xưởng, chế độ khuyến mãi, hình thức mua bán... đều có thể tìm thấy dễ dàng.

Có thể ai đó sẽ nói "tôi không có thời gian và công sức cho mấy chuyện lặt vặt ấy", song thực tế, đó không hề là chuyện nhỏ. Chỉ bớt chút thời gian và công sức tìm hiểu, chủ xe mới có thể tiết kiệm được tới vài ngàn USD. Thu nhập của một vị giám đốc thành đạt trong khoảng thời gian ngắn ngủi như thế e cũng chỉ như vậy.

3. Chỉ xem xét ở cửa hàng ôtô gần nhất

Không phải cửa hàng xe nào cũng như nhau, thậm chí các đại lý của cùng một hãng xe. Ghé thăm vài ba cửa hiệu và hỏi thêm bạn bè về các mẫu xe, tính năng và giá cả sẽ tốt hơn đặt trọn niềm tin vào một cửa hàng gần nhất hay tiện cho bạn nhất.

Tất nhiên, không nhất thiết phải đi quá xa và vòng vèo quá nhiều, song dạo quanh phố phường và thị trường nửa tiếng đồng hồ cũng không phải là việc quá khó hay dễ gây nhàm chán. Đâu phải lúc nào cũng có cơ hội, có điều kiện để "viếng thăm chính thức" các hiệu xe sáng láng!

4. Chi trả theo thu nhập thay vì theo giá bán.

Đại đa số người tiêu dùng lựa chọn xe phù hợp với túi tiền của mình. Có nhiều tiền thì sẵn sàng mua một chiếc xe ở cỡ tiền cao, bất chấp nó không khá hơn một chiếc xe có giá thoả đáng hơn nhiều. Đây là một lỗi thường gặp và các nhà sản xuất "ăn đậm" từ những khách hàng sẵn sàng chi trả theo khả năng tài chính của mình như thế.

Thực tế là nhiều người Mỹ đi xe rất xấu, có loại vuông thành sắc cạnh như một chiếc hộp, khác với những ông chủ mới nổi ở châu Á, thường chọn xe đẹp, có đường nét uốn lượn, gợi cảm. Sở dĩ lựa chọn khác nhau dù thu nhập giống nhau là do người Mỹ coi xe là công cụ, chỉ chi trả cho những chức năng mình cần. Trong khi đó, người châu Á coi chiếc xe là một cái gì đó quan trọng hơn, như tài sản, lại như là trang sức, do vậy đã chi trả nhiều hơn nhu cầu, khiến nhiều chi tiết tối tân trở nên thừa thãi.

5. Không tham khảo đánh giá của người đi trước

Những người đã dùng xe biết rất rõ điểm yếu, điểm mạnh của chiếc xe. Thế nhưng không phải ai cũng biết bỏ chút thời gian và công sức tìm đến với họ để được nghe những lời chỉ bảo của người đi trước. Thường thì người ta mơ về một chiếc xe nào đó, và ngay khi có tiền là lao vội tới đại lý gần nhất để nhanh chóng thoả ước mơ.

Nếu ngại hoặc không có ai để hỏi, bạn vẫn có thể tìm hiểu những đánh giá như vậy thông qua các trang báo, tạp chí về ôtô để biết rõ về ưu điểm và nhược điểm của loại xe mình đang hướng tới.

6. Đi mua một mình hoặc với quá nhiều người

Cả hai thái cực này đều không tốt. Đi một mình khiến bạn lúng túng trước lời chào mời và cả "đòn tâm lý" của những người bán hàng, dẫn đến quyết định không chuẩn xác. Đi với quá đông người bạn cũng sẽ bị rối với hàng loạt ý kiến đóng góp trái chiều, hoặc nhiều khi bị kích động mạnh dẫn đến những quyết định quá vội vàng. Chỉ nên đi với 1 hay 2 người có hiểu biết về xe cộ và thương mại để hoàn tất một hợp đồng lớn trong đời.

Người đi cùng không nhất thiết phải là chuyên gia về xe cộ và thương mại. Chỉ cần có hiểu biết sơ bộ và biết đàm phán về giá cả, điều kiện mua bán... là có thể giúp bạn rất nhiều trong thương vụ xe hơi.

7. Quay về khi đã mua xong xe

Nhiều hãng xe đưa ra chương trình khuyến mãi quanh năm, song khách hàng nhiều khi không rõ về những thứ đáng được hưởng đó, và các đại lý nhiều khi cũng "quên" đi một vài món hãng đã bàn giao để cho khách. Thậm chí, nhiều chi tiết, phụ kiện còn bị cất quá kỹ và cũng thi thoảng bị "quên", gây thiệt hại không nhỏ cho chủ xe. Vì vậy, hãy kiểm tra cho thấu đáo tất cả những chế độ mình đáng được hưởng khi mua một chiếc xe mới.

Ở các nước phát triển, chuyện này hiếm khi xảy ra. Song ở các nước đang phát triển và có nền công nghiệp ôtô còn non yếu, mới mẻ thì việc "quên" này không hiếm khi xảy ra. Do vậy, không cần phải e ngại khi quan sát hoặc kiểm tra chéo một vài nhân viên bán hàng khác trong đại lý bạn đang định mua xe.
 
Hạng D
17/7/05
1.736
43
48
55
Sài gòn
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Số VIN - chống gian lận xe cũ

Số VIN được coi như “chứng minh thư” của một chiếc xe và các nhà sản xuất thường ghi lên những phần dễ bị tai nạn nhất như cửa, động cơ hoặc thân phía góc. Khi chiếc xe gặp nạn, số VIN trên đó mất đi và nếu thay bằng thiết bị có số VIN khác, người mua sẽ dễ nhận ra hơn.

Số VIN là từ viết tắt của "Vehicle Indentification Number", bao gồm 17 ký tự và được đánh số theo nhiều cách khác nhau. Hệ thống số VIN ở châu Âu khác Bắc Mỹ và khác với ký hiệu VIN quốc tế. Tuy nhiên, chúng vẫn có một vài điểm chung như ký tự đầu tiên của VIN cho biết nước sản xuất như Mỹ (số 1 hoặc 4), Nhật Bản (J). Bên cạnh đó, ký tự thứ 10 của tất cả các tiêu chuẩn đều chỉ năm sản xuất.

Đây là một trong những thông tin quan trọng nhất mà người mua cần biết khi kiểm tra xe cũ. Ký tự thứ 10 được ghi theo nguyên tắc sau: trước năm 2000 là chữ cái còn sau đó là chữ số. Ví dụ, 1990(L), 1991(M), 1992(N), 1993(P), 1994(R), 1995(S), 1996(T),1997(V), 1998(W), 1999(X), 2000(Y), 2001(1), 2002(2), 2003(3).

Tất cả các xe khi gặp tai nạn, lụt lội, đổi biển, đổi chủ hoặc đưa đi đăng kiểm đều được ghi vào bản ghi "report" tiểu sử của chiếc xe. Những hỏng hóc nặng hay các đợt thu hồi đều được nhà sản xuất ghi theo số VIN. Nói chung, số VIN là "chứng minh thư" của một chiếc xe sau khi xuất xưởng. Các cơ quan như cảnh sát, bảo hiểm, đăng kiểm sẽ ghi tình trạng của chiếc xe theo số VIN chứ không theo biển số. Một vài trường hợp tai nạn nhẹ hoặc hỏng hóc có chi phí sửa dưới 10.000 USD thường không được ghi vào bản ghi.

Nơi ghi số VIN là một trong những "bí quyết" để các nhà sản xuất tránh gian lận khi chúng được bán lại cho người khác. Những tên trộm thường "cà" lại số VIN theo số VIN của một chiếc xe mà chúng ăn trộm được trong khi các đại lý lại hay "đổi" bằng số VIN của những chiếc xe đã bán trước đó. Để đảm bảo cho khách hàng, các hãng xe nghĩ ra phương pháp ghi số VIN lên những phần dễ hỏng nhất khi xe bị va chạm như cửa, động cơ, thân phía góc. Khi gặp tai nạn, nếu người chủ đổi động cơ, cửa lấy từ những chiếc xe ăn trộm khác hoặc từ nhà sản xuất không chính hãng, khách hàng có thể dễ dàng nhận ra.

Tuy nhiên, lượng xe cũ ngày càng nhiều, đặc biệt khi gặp thiên tai nên sự gian lận là khó tránh khỏi. Tính riêng tại Mỹ, vụ khủng bố ngày 11/9/2001 và hai cơn bão Katrina, Rita năm ngoái khiến số xe bị hỏng hóc và ngập nước lên tới hàng triệu chiếc. Để chắc chắn không mua phải xe hỏng, người mua có thể dùng bộ giải mã VIN của Carfax, nhưng phải trả tiền. Những thông tin mà Carfax đưa ra chủ yếu dành cho xe lưu hành tại Mỹ và chúng đã được kiểm chứng. Nếu Carfax không ghi nhận số VIN, nghĩa là chiếc xe đó đã "nằm khỏi tầm kiểm soát".

(VNEXpress)
 
Hạng D
17/7/05
1.736
43
48
55
Sài gòn
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Nguồn gốc xe nhập khẩu

Một trong những yêu cầu đầu tiên là khách hàng phải biết được xuất xứ của chiếc xe. Theo các nhà nhập khẩu Việt Nam, xe cũ chủ yếu được cung cấp từ 3 nguồn chính: Mỹ, châu Âu và châu Á (Hàn Quốc, Hong Kong). Nếu có bản ghi mã số VIN (còn gọi là số khung, số máy) thì mọi việc đơn giản nhưng để đối phó với “mánh” cà lại số VIN, hoặc đổi đời xe của các đại lý, bạn nên nắm những đặc điểm cốt yếu sau:

- Xe có xuất xứ châu Âu: Công tơ mét theo đơn vị “km/h”, dung tích máy thường là 2.0 lít, dùng số sàn, không có chế độ ga tự động, ít túi khí, xe đầm và không có nhiều tiếng ồn. Xe từ châu Âu khá đắt theo đánh giá của các nhà nhập khẩu. Nếu bạn muốn mua xe từ thị trường này, tốt nhất hãy chọn đúng hãng châu Âu bởi xe của các nhà sản xuất Mỹ và Nhật ở đây thường không bền. Theo đánh giá của tạp chí AutoExpress, Anh, Honda Civic là dòng xe cũ được ưa chuộng nhất năm 2005.

- Xe có xuất xứ Mỹ: Đồng hồ công-tơ-mét theo hệ "mph" (mile per hour), dung tích lớn (2,2 lít trở nên). Các loại xe ở Mỹ có độ an toàn cao nên nhiều túi khí. Đa số xe Mỹ dùng số tự động vì người dân ở đây rất chuộng hệ dẫn động này. Xe ở Mỹ thường đầm và ít tiếng ồn. Một đặc điểm nữa trên xe của các hãng Mỹ (Ford, Chrysler, GM) là vỏ xe rất chắc nên khi gặp tai nạn động cơ không bị hỏng nhưng nhanh mòn. Xe của các hãng Nhật thường có vỏ mềm nhưng bền và không bị mất giá nhanh như xe của các hãng chính quốc. Vì vậy, những mác xe như Toyota Camry, Corolla, Honda Civic, Accord, Nissan Sentra rất được ưa chuộng bởi chúng có thể chạy được 320.000 km (200.000 dặm) mới phải đưa ra bãi rác.

- Xe có xuất xứ Châu Á: Đa số xe ở Nhật sử dụng tay lái nghịch nên dù là thị trường xe hơi lớn, xe Nhật không phải là nguồn hàng chính của Việt Nam. Một số nhà nhập khẩu nhắm tới Hàn Quốc và Hong Kong bởi gần về mặt địa lý và có những mác xe khá phổ biến. Các loại xe châu Á có cấu trúc giống hệt xe Mỹ, Âu, tuy nhiên, chúng ít thiết bị an toàn, ít túi khí, sàn xe mỏng và nhiều tiếng ồn khi chạy

(Theo VNEXpress)
 
Hạng D
17/7/05
1.736
43
48
55
Sài gòn
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Những công ty bán xe (nhất là ở Mỹ) thường cho vào máy xe một loại nhớt gọi là "Engine Treatment", loại nhớt này thường đặc hơn nhớt thường rất nhiều. Loại nhớt này khi cho vào máy thì máy xe rất êm (vì nhớt khá đặc) và xe không có khói.

Nhưng với loại nhớt này trong máy thì người mua không thể nào biết được tình trạng thật của máy.Vì vậy, khi đi mua xe phải thử độ đặc của nhớt, nếu thấy có loại nhớt đó trong máy thì nên coi xe khác. Đồng thời nên coi dưới gầm xe, xem thử có nhớt bên dưới hay không. Nếu có thì cũng không nên mua làm gì .

(VNEXpress)
 
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

Những điều cần biết khi mua xe cũ!
Những kinh ngiệm này rất cần thiết cho bất kỳ một người mua xe cũ nào mà không phải dân chuyên nghiệp nhưng điều có thể nói là quan trọng nhất là định đúng giá trị $$ của xe,sau khi đã kiểm định về máy móc và tình trạng hỏng hóc của xe .Xin hỏi các bác để có thể định đúng giá $$ của xe ta nên căn cứ vào những yếu tố gì???mong các bác có kinh ngiệm trả nhời giùm em?:D:D
 
Hạng B2
26/12/05
132
11
18
51
Hà Nội
RE: Những điều cần biết khi mua xe cũ!

em xin góp chút

MUA XE CŨ

Hội Trợ Giúp Pháp Lý Atlanta
Kelsey Laun
Hiệu Đính: tháng 6, 2005

DẪN NHẬP

Mua một cái xe hơi cũ có thể trúng mối lớn hay cũng có thể là một sai lầm vô cùng tốn kém. Quý vị phải biết chắc rằng mình mua được một chiếc xe còn tốt và vừa với túi tiền. Nếu không, kết cục là quý vị sẽ phải trả tiền cho một chiếc xe dởm. Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị từng bước trong việc mua xe.

GIAO DỊCH CÁ NHÂN HAY MUA TẠI CỬA HÀNG XE

Khi đi mua xe cũ, đừng tự giới hạn việc tìm kiếm tại các bãi xe cũ. Đọc mục rao vặt trong báo và các tạp chí điạ phương. Người bán tư nhân có thể chào giá thấp hơn so với cửa hàng xe cũ. Tuy nhiên, người bán tư nhân không phải tuân thủ một số luật lệ được áp dụng cho các cửa hàng xe. Vì vậy, nếu người bán tư nhân có hứa hẹn điều gì, quý vị phải yêu cầu bằng văn bản.

Nếu quý vị quyết định mua tại cửa hàng, hãy chọn một cửa hàng có uy tín. Dò hỏi bạn bè về các cửa hàng mà họ đã giao dịch, hoặc gọi cho Better Business Bureau, (404) 766-0875 để có thêm thông tin.

THANH TOÁN CHO CHIẾC XE

Trước khi đi xem xe, tính toán xem, với tất cả các chi tiêu hiện có, quý vị có thể chi bao tiền cho chiếc xe. Có hai cách để trả cho chiếc xe. Quý vị có thể trả hết bằng tiền mặt hoặc vay nợ. Tốt hơn là trả hết một lần. Vay nợ xe tạo điều kiện cho quý vị trả dần trong một thời gian, thay vì ngay một lần. Nếu vay nợ, toàn bộ phí tổn sẽ nhiều hơn.

Thiên hạ thường đến cửa hàng xe cũ vì những nơi ấy cho vay nợ. Tuy nhiên, cửa hàng xe thường tính lãi suất cao hơn, vì vậy, quý vị nên cân nhắc những phưong thức vay nợ khác. Tìm hiểu xem nơi quý vị làm việc có hiệp hội tín dụng (credit union) không. Lãi suất cho vay tại hiệp hội tín dụng thường thấp hơn tại cửa hàng xe. Quý vị cũng nên ghé thăm bộ phận cho vay tại ngân hàng. Lãi suất tại đó có thể còn thấp hơn và điều kiện thanh toán tốt hơn.

Đa số các thoả thuận cho vay có các điều khoản về phí trả chậm và trả thiếu. Quý vị cần biết là nếu trả trễ hạn, thường quý vị sẽ bị phạt trả thêm phụ phí. HÃY CẢNH GIÁC, nếu trả thiếu một lần, chủ nợ thường có quyền thu hồi chiếc xe và kiện quý vị ra toà để bồi thường TOÀN BỘ số tiền còn thiếu.

MUA SẮM KHÔN NGOAN

Đừng mua xe ngày đầu tiên đi xem xe. Sau đây là những bước quan trọng quý vị cần đi theo trước khi mua xe.

• Tìm hiểu xem giá cả thế nào là phải chăng. Cả hai quyển sách NADA Official Used Car Guide và Kelly Blue Book đều có liệt kê giá thị trường cho đủ mọi loại xe. Quý vị có thể tìm đọc những cuốn sách hướng dẫn này tại thư viện hay trên internet tại các điạ chỉ www.kbb.com hay www.nada.com
• Lái thử xe. Kiểm tra thắng và tay lái; lắng nghe xem có tiếng ồn khác lạ nào không; bật đèn xe, máy sưởi và gạt nước. Sau khi lái thử, tìm xem có chỗ rò rỉ không, hoặc có biểu hiện overheat không.
• Đem xe cho một thợ máy độc lập kiểm tra. Trả $100 hoặc ít hơn để một thợ máy kiểm tra xe, hay nhờ một người bạn rành về xe xem dùm. Hỏi người bán xem quý vị có thể lấy xe đi nửa ngày để cho thợ máy kiểm tra xe hoặc đưa thợ đến nơi xem xét.

NÊN ĐỀ PHÒNG, NẾU NGƯỜI BÁN KHÔNG CHO THỢ MÁY KIỂM TRA XE, CÓ THỂ LÀ CÓ TRỤC TRẶC GÌ ĐÓ MÀ NGƯỜI BÁN MUỐN GIẤU GIẾM!

• Tìm hiểu lai lịch của chiếc xe. Xe đã bị đụng chưa? Nếu có, chiếc xe đó có thể có những vấn đề nghiêm trọng. Hỏi người bán số máy xe (VIN). Dùng số máy đó để tìm lý lịch xe hầu biết được chiếc xe đã trải qua những gì. Quý vị có thể tìm qua Carfax, tại www.carfax.com.
• Xem xét giấy chủ quyền xe. Đừng mua xe nếu người bán không có giấy chủ quyền xe. Quý vị sẽ không thể đăng ký xe nếu giấy chủ quyền xe không được chuyển qua tên quý vị.
• Kiểm tra máy đếm dặm (mileage). So sánh số dặm trên giấy chủ quyền xe với số dặm trên xe; hai số này phải giống nhau. Xe đã đi nhiều dặm sẽ ảnh hưởng đến tình trạng và giá cả của xe.

THƯƠNG LƯỢNG GIÁ CẢ

Luôn luôn mặc cả. Thường thì giá rao bán xe cao hơn nhiều giá trị thật của xe. Một khi quý vị đã tìm hiểu kỹ, quý vị hãy trả giá với cửa hàng. Quý vị nên trả giá thấp hơn giá ghi trong NADA hay Kelly Blue Book để còn có thể trả giá thêm nữa trong khi thương lượng. Nếu cửa hàng cho vay trả chậm, quý vị cũng thương lượng cả các điều kiện vay nợ. Cửa hàng có thể trả giá lại. Quý vị có thể kỳ kèo qua lại cho đến khi đạt được mức giá mà quý vị cho là phù hợp với trị giá chiếc xe. Nếu không đạt được mức giá mong muốn, quý vị hãy đi mua nơi khác.

TRƯỚC KHI KÝ KẾT

Đọc toàn bộ hợp đồng trước khi ký kết bất cứ điều gì. Quý vị phải biết rõ sẽ phải trả bao nhiêu tiền cho chiếc xe. Nếu có bất cứ thay đổi nào mà quý vị không hiểu hoặc không đồng ý, quý vị đừng ký hợp đồng.

Nếu vay nợ xe, quý vị cần hiểu rõ những điều sau đây:

1) Toàn bộ giá bán xe (đây là tổng số tiền quý vị sẽ phải trả trong suốt thời gian vay nợ)
2) Mức lãi suất
3) Chi phí vay nợ (số tiền mà quý vị phải trả cho khoản vay nợ trả chậm)
4) Lịch thanh toán, bao gồm cả số tiền trả hàng tháng.

Kiểm tra mọi phí tổn nêu trong hợp đồng.

Quý vị cần hiểu rõ chuyện gì sẽ xảy ra khi trả thiếu một kỳ. Đa số các bản hợp đồng cho vay nợ cho người bán quyền thu hồi chiếc xe nếu quý vị không trả nợ đúng hạn. Nếu xe bị thu hồi, bên bán vẫn có thể kiện quý vị ra toà để bồi thường TOÀN BỘ số tiền còn thiếu.

GHI LẠI TẤT CẢ CAM KẾT BẰNG VĂN BẢN

Bảo đảm là mọi điều người bán cam kết được ghi trong hợp đồng. Hợp đồng miệng RẤT KHÓ cưỡng chế. Nếu bên bán hứa hẹn nhưng không viết thành văn bản, những lời hứa đó chẳng có ý nghiã gì hết.

ĐỪNG RỜI KHỎI CỬA HÀNG MÀ KHÔNG MANG THEO:

• Bản hợp đồng
• Bản hợp đồng vay nợ
• Bản hướng dẫn người mua. Theo luật, cửa hàng bán xe phải gắn “hướng dẫn người mua” (buyer’s guide) trên tất cả các xe. Nhãn xe phải nêu rõ: 1) xe có bảo hành (và bảo hành những bộ phận nào), hoặc 2) xe bán “nguyên trạng” (as is).
• Giấy xét khói. Cửa hàng xe không được phép bán cho quý vị xe cũ hơn 3 năm nếu xe không được chứng nhận đạt Tiêu Chuẩn Xét Khói của Georgia (Georgia Emissions Standards) tại các quận Cherokee, Clayton, Cobb, Coweta, Dekalb, Douglas, Fayette, Forsyth, Fulton, Gwinnett, Henry, Paulding, và Rockdale. Yêu cầu của hàng xe cung cấp bằng chứng xe đã đạt tiêu chuẩn xét khói trong vòng 12 tháng.
• Hoàn tất hợp thức hoá chủ quyền và bảng số xe. Khi quý vị mua xe, cửa hàng xe phải chuyển chủ quyền xe sang tên quý vị. Nếu quý vị vay nợ, chủ nợ có thể giữ chủ quyền x echo đến khi quý vị trả hết nợ.
• Thông báo chi tiết máy đo dặm. Cửa hàng xe phải trao cho quý vị bản thông tin về máy đo dặm (odometer disclosure form). Kiểm tra kỹ số dặm trên bản thông tin này có giống số dặm trên xe và giấy chủ quyền xe không.

MUA XE “NGUYÊN TRẠNG” (AS IS)

“Nguyên trạng” có nghiã là quý vị mua chiếc xe theo điều kiện xe ngay khi đó. Cửa hàng xe sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ vấn đề gì với chiếc xe. Nếu xe chết máy, quý vị vẫn phải tiếp tục trả tiền xe. Không có luật trả lại xe trong vòng 3 ngày trừ khi có nêu rõ trong hợp đồng. Khi quý vị mua xe “nguyên trạng”, quý vị chấp nhận một rủi ro lớn. Tốt hơn là nên mua xe có bảo hành tốt. Nếu cửa hàng có bảo hành, hỏi thợ máy hay bạn xem dùm bảo hành bao gồm những bộ phận nào.

TRỤC TRẶC XE

Sau khi mua xe, nếu xe có vấn đề trục trặc, quyền lợi về mặt luật pháp của quý vị tùy thuộc vào nội dung bản hợp đồng. Trước tiên hãy tìm cách giải quyết vấn đề với bên bán trước. Nếu không có kết quả, quý vị nên trao đổi với luật sư về quyền lợi và trách nhiệm của mình.

GỌI XIN Ý KIẾN & GIÚP ĐỠ

Nếu quý vị có người quen đã từng là nạn nhân bị lừa trong việc mua xe, xin hãy gọi luật sư tư. Nếu quý quý vị không có khả năng mướn luật sư, xin liên hệ Hội Trợ Giúp Pháp Lý Atlanta hoặc Chương Trình Dịch Vụ Pháp Lý Georgia nơi quận cư ngụ.

Nếu quý vị muốn phàn nàn về một cửa hàng xe cũ, xin liên hệ với một trong những cơ quan sau đây:

Better Business Bureau (404) 766-0875

Văn Phòng Thống Đốc Phụ Trách Sự Vụ Người Tiêu Dùng
(404) 656-3790
(Governor’s Office of Consumer Affairs)

Ủy Ban Cấp Giấy Phép Xe Cũ (478) 207-1300
(Used Car Licensing Board)

Uỷ Ban Mậu Dịch Liên Bang (404) 656-1399
(Federal Trade Commission)

Để có thêm thông tin, xin liên hệ Hội Trợ Giúp Pháp Lý Atlanta hoặc văn phòng Chương Trình Dịch Vụ Pháp Lý Georgia gần nơi cư ngụ.

Các quận Clayton, Cobb, Dekalb, Fulton, va Gwinnett, xin gọi Hội Trợ Giúp Pháp Lý Atlanta: 404-524-5811 (Atlanta Legal Aid Society)

Tất cả các quận khác, xin gọi Chương Trình Dịch Vụ Pháp Lý Georgia: 1-800-498-9469 (toll free) (Georgia Legal Services Program)

Các vị cao niên từ 60 tuổi trở lên, xin gọi Đường Dây Nóng Pháp Lý Cao Niên Georgia: 1-888-257-9519 (toll free) (Georgia Senior Legal Hotline)

Kelsey Laun
Atlanta Legal Aid Society
Hiệu Đính: tháng 6, 2005