Hạng C
14/6/11
691
30.273
93
Long An
Re: Những hình ảnh tư liệu thật quý giá về cuộc khởi nghĩa Đề Thám.

Ảnh đầu bị chặt bỏ rọ của các nghĩa quân em nhớ có trong sách giáo khoa.
 
Hạng C
8/8/08
666
62
43
Ha Sonata nói:
Sau hoà ước Quí-mùi (1883) chấp nhận sự bảo hộ của Pháp ở Bắc-kỳ, Vua Việt-Nam kêu gọi dân chúng nổi lên chống Pháp. Ðề-Ðốc Hoàng-Hoa-Thám ( Trương-văn-Thám ?)đã hưởng ứng phong trào này và nổi dậy chống Pháp chiếm giữ các vùng Bắc-Giang, Thái-Nguyên và Hưng-Hóa. Dân chúng gọi ông là Ðề-Thám.

Pháp đem quân đánh mãi mà không được nên năm 1894, Pháp phải xử hoà với ông, cho ông cai quản 22 xã trong vùng Yên-Thế, Ðề-Thám lập căn cứ ở Chợ-Gò. Dân chúng gọi ông là con "Hùm thiêng Yên-Thế". Nhưng hai năm sau thì Ðề-Thám lại nổi lên đánh Pháp, tới năm 1898 thì Pháp lại xin ký hoà ước nhường cho ông thêm nhiều quyền lợi nữa. Ðề-Thám sống yên cho tới năm 1905 thì lại nổi dậy đánh Pháp một lần nữa (những tấm hình ông chụp với gia đình là trong khoãng nầy).

1238978_335491643264416_1580999989_n.jpg

Khâm-Sai Lê-Hoàn, kẻ thù truyền kiếp của Ðề-Thám


Không biết có phải tài liệu này nhắc đến phong trào Cần Vương hay không? Thường người ta không xếp khởi nghĩa Yên Thế vào phong trào này mặc dù cũng diễn ra cũng thời kỳ. Đa số các thủ lĩnh Yên Thế là nông dân, điền chủ... nổi lên từ trước 1885 (thời điểm Hàm Nghi ra Chiếu Cần Vương). Khác với các thủ lĩnh Cần Vương chủ yếu là quan lại và sĩ phu.

Thực tế sau lần giảng hòa thứ nhất năm 1894 phía nổ súng trước là quân Pháp với chiến dịch tấn công của đại tá J.S. Galliéni vào Phồn Xương năm 1895.

Tài liệu có vài lỗi phiên âm, kiểu như quan Khâm sai của triều đình tại Bắc Kỳ là Lê Hoàn (chính xác là Lê Hoan)... :D