Thử phân tích ý nghĩa của đèn vàng:
1. Dùng để "báo hiệu sự thay đổi của tín hiệu đèn". Vậy đèn vàng mang tính chất cảnh báo, chứ không phải hiệu lệnh. ...
- Đèn xanh có tính chất cảnh báo phía trước không có xe lưu thông cắt ngang, đã an toàn --> có hiệu lệnh : các xe được chạy và phải chạy (trừ các trường hợp luật quy định khác)
- Đèn đỏ có tính chất cảnh báo phía trước có phương tiện đang lưu thông cắt ngang --> có hiệu lệnh : các xe phải dừng
- Đèn vàng có tính chất cảnh báo chuẩn bị có đèn đỏ --> có hiệu lệnh : các xe phải chạy chậm lại và dừng lại hoặc đi tiếp theo luật định.
--> Đèn GT màu nào cũng có tính chất và hiệu lệnh riêng chứ bác?
2. "Tín hiệu vàng bật lên, () phải cho xe dừng trước vạch sơn (). Trong trường hợp () đã quá vạch sơn, nếu dừng lại sẽ nguy hiểm thì nhanh chóng đi tiếp khỏi nơi giao nhau."
Thế nhưng ai soạn cái NĐ vẫn cố tình không hiểu ý nghĩa của đèn vàng để ra cái luật ngược đời. Chỉ cần 1 logic đơn giản là nếu vượt đèn vàng cũng bị phạt như đèn đỏ thì cần gì cái đèn vàng nữa?
- NĐ 171 có quy định 2 hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn GT tại điểm l khoản 3 và điểm k khỏan 4 điều 5 với mức phạt khác nhau.
- NĐ 46 chỉ quy định hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn GT tại điểm a khoản 5 điều 5.
--> Về hành vi vi phạm, NĐ 46 quy định không khác NĐ 171 mà còn quy định hành vi không chấp hành hiệu lệnh đèn GT : đèn vàng cũng như đèn đỏ cũng như đèn xanh.
Thế nhưng ai soạn cái NĐ vẫn cố tình không hiểu ý nghĩa của đèn vàng để ra cái luật ngược đời. Chỉ cần 1 logic đơn giản là nếu vượt đèn vàng cũng bị phạt như đèn đỏ thì cần gì cái đèn vàng nữa?
Theo quan điểm của em mỗi tín hiệu đèn GT đều có tính chất và hiệu lệnh riêng vì vậy không thể bỏ một trong 3 đèn này. Nếu theo đúng câu chữ của NĐ 46 thì ngay cả không tuân thủ hiệu lệnh đèn xanh cũng bị xử phạt, vậy cũng bỏ luôn đèn xanh?