Chỉ mất thời gian thôi, thế nào 2 thằng cũng đùn đẩy trách nhiệm cho nhau.Lấy giấy phạt về kiện ngân hàng xem 2 thằng nó giải quyết thế nào
giấy sao ngân hàng có giá trị có thời hạn , nếu hết hạn phải đi làm mới lại. Giấy từ NH của bác đã hết hạn, nên giống như tham gia giao thông không mang theo dk xe, lỗi này giam xe.Em chào các bác.
Em tên Tùng, tối qua em có lưu thông trên cao tốc Long Thành- Dầu Giây từ SG về VT.
Em bị bắn tốc đọ 87-80 đoạn vô đầu cao tốc.
Do xe của em có thế chấp ngân hàng, và có giấy tờ của ngân hàng quân đội cấp để lưu thông, khi em trình ra, mấy chú cảnh sát giao thông không chấp nhận nói có chứng từ của cơ quan nhà nước xác nhận hoặc công chứng, họ mở cho em văn bản có ghi rằng, nếu xe vay cầm có phải có xác nhận của bên cho thế chấp và chứng từ của nhà nước. Và đòi thu giữ xe em.
Em đứng tranh cãi và nói ngân hàng đã có chức năng đó nên giáy ngân hàng có pháp lý trên toàn quốc.
Mong các bác góp ý xây dựng để em hiểu rõ vấn đề
Bác đó có nói Xác nhận NH còn or hết hiệu lực đâu bác.mà bác quy chụp lẹ thế.với lại lỗi này mình báo là quên giấy tờ.chứ đâu phải kg có đâu mà giam xe.giấy sao ngân hàng có giá trị có thời hạn , nếu hết hạn phải đi làm mới lại. Giấy từ NH của bác đã hết hạn, nên giống như tham gia giao thông không mang theo dk xe, lỗi này giam xe.
Em xin chia sẻ vấn đề này để các bác thảo luận và nghiên cứu. Thậy ra kể từ khi ra nghị định 11/2012/NĐ-CP năm 2012 về việc sửa đổi nghị định 163 liên quan đến Giao Dịch Bảo Đảm thì khi thế chấp phương tiện vận chuyển, người thế chấp được giữ giấy đăng ký xe bản chính để lưu hành (điều 20a). Còn chuyện phong tỏa giao dịch, xác nhận thế chấp là của các cơ quan chức năng (điều 7a). Tuy nhiên, khi nghị định này ra đời rỏ ràng rủi ro đẩy về phía ngân hàng, nên các Ngân hàng mới nghĩ ra chiêu ký giữ hộ bản chính, cấp bản sao để lưu hành (biến tướng so với cách làm từ năm 2012 trở về trước, trước khi ra nghị định 11). Tuy nhiên, theo nghị định 11 thì rõ ràng là CSGT có quyền bắt khi anh cầm bản sao vì quy định khi thế chấp Bản chính anh giữ để lưu hành.
Đó là mấy ý để chia sẻ thêm cùng các bác. Em trích dẫn 2 điều của Nghị định 11 sau đây:
“Điều 7a. Thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt
1. Sau khi đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt và người yêu cầu đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký lưu hành phương tiện giao thông. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông phải cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đang được thế chấp ngay trong ngày nhận được bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Sau khi xóa đăng ký thế chấp và người yêu cầu xóa đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông để cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đó đã được xóa thế chấp.
3. Trong trường hợp có yêu cầu cấp lại, cấp đổi Giấy đăng ký phương tiện giao thông hoặc chuyển quyền sở hữu đối với phương tiện giao thông đang được ghi nhận là tài sản thế chấp mà chưa có văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm thì chủ sở hữu phương tiện giao thông phải xuất trình 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao để đối chiếu với bản chính văn bản giải chấp hoặc văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp phương tiện giao thông đó.”
.....
“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Đó là mấy ý để chia sẻ thêm cùng các bác. Em trích dẫn 2 điều của Nghị định 11 sau đây:
“Điều 7a. Thông báo về việc thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt
1. Sau khi đăng ký thế chấp phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, phương tiện thủy nội địa, phương tiện giao thông đường sắt và người yêu cầu đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký lưu hành phương tiện giao thông. Cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông phải cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đang được thế chấp ngay trong ngày nhận được bản sao văn bản chứng nhận đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Sau khi xóa đăng ký thế chấp và người yêu cầu xóa đăng ký đã nộp phí yêu cầu cấp bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm thì cơ quan đăng ký giao dịch bảo đảm gửi 01 bản sao văn bản chứng nhận xóa đăng ký đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký phương tiện giao thông để cập nhật thông tin về việc phương tiện giao thông đó đã được xóa thế chấp.
3. Trong trường hợp có yêu cầu cấp lại, cấp đổi Giấy đăng ký phương tiện giao thông hoặc chuyển quyền sở hữu đối với phương tiện giao thông đang được ghi nhận là tài sản thế chấp mà chưa có văn bản chứng nhận xóa đăng ký giao dịch bảo đảm thì chủ sở hữu phương tiện giao thông phải xuất trình 01 bản sao có chứng thực hoặc 01 bản sao để đối chiếu với bản chính văn bản giải chấp hoặc văn bản đồng ý của bên nhận thế chấp phương tiện giao thông đó.”
.....
“Điều 20a. Giữ giấy tờ về tài sản thế chấp
Trong trường hợp tài sản thế chấp là tàu bay, tàu biển hoặc phương tiện giao thông quy định tại Điều 7a Nghị định này thì bên thế chấp giữ bản chính Giấy chứng nhận quyền sở hữu tàu bay, Giấy chứng nhận đăng ký tàu biển Việt Nam, Giấy đăng ký phương tiện giao thông trong thời hạn hợp đồng thế chấp có hiệu lực”.
Theo hiểu biết của mình thì:
- Căn cứ vào nghị định 178/1999/NĐ-CP Về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- Căn cứ vào nghị định 85/2002/NĐ-CP Về sửa đổi, bổ sung Nghị định số 178/1999/NĐ-CP ngày 29/12/1999 về bảo đảm tiền vay của các tổ chức tín dụng
- Căn cứ vào Thông tư Số: 06/2000/TT-NHNN1 HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NGHỊ ĐỊNH SỐ 178/1999/NĐ-CP NGÀY 29/12/1999 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ BẢO ĐẢM TIỀN VAY CỦA CÁC TỔ CHỨC TÍN DỤNG
"...khách hàng vay, bên bảo lãnh được dùng bản sao có chứng nhận của Công chứng Nhà nước và xác nhận của tổ chức tín dụng (nơi nhận cầm cố, thế chấp) để lưu hành phương tiện trong thời hạn cầm cố, thế chấp. Tổ chức tín dụng chỉ xác nhận vào một bản sao giấy chứng nhận đăng ký sau khi đã có chứng nhận của Công chứng Nhà nước. Nội dung xác nhận của tổ chức tín dụng trên bản giấy chứng nhận đăng ký là: "Bản chính đang lưu giữ tại... từ ngày..... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng..... năm....." và chữ ký của Tổng giám đốc (Giám đốc) hoặc Phó Tổng giám đốc (Phó giám đốc) và dấu của tổ chức tín dụng; hoặc chữ ký của Giám đốc (Phó Giám đốc) và dấu đơn vị thành viên của tổ chức tín dụng được uỷ quyền quyết định cho vay."
Nghĩa là:
Thứ các bác cần :
- Ngân hàng sẽ cấp 1 bản sao giấy chứng nhận đăng ký xe (cavet) có chứng thực sao y bản chính của công chứng nhà nước.
- Sau đó ngân hàng phải đóng 1 nội dung như thế này lên bản sao đó "Bản chính đang lưu giữ tại... từ ngày..... tháng.... năm.... đến ngày.... tháng..... năm....." và giám đốc/ phó giám đốc ký tên & đóng dấu (thường thì phó giám đốc chi nhánh có (được ủy) quyền).
Nếu các bác không có cà vẹt bản sao theo thủ tục như thế thì giam xe hoặc bánh mì. Tất cả giấy tờ khác đều không thể thay thế vì nói chuyện phải theo luật.
Nghị định 178, 85 và thông tư 06 đều hết hiệu lực rồi bác.
Hiện giờ giao dịch bảo đảm được áp theo nghị định 163 và đặc biệt là Nghị định 11 sửa đổi 163. Trong đó đặc biệt có quy định cho phép người thế chấp giữ cavet để lưu hành. Nhưng Ngân hàng cố tình lờ qua điểm này và biến tướng thành giữ hộ đăng ký xe nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên CSGT hoàn toàn có thể dựa vào điều này để xử phạt như bài viết em nêu ở trên.
Bác nhắc tới nghị định 163 và em đã tìm đọc, thấy có cái này:Nghị định 178, 85 và thông tư 06 đều hết hiệu lực rồi bác.
Hiện giờ giao dịch bảo đảm được áp theo nghị định 163 và đặc biệt là Nghị định 11 sửa đổi 163. Trong đó đặc biệt có quy định cho phép người thế chấp giữ cavet để lưu hành. Nhưng Ngân hàng cố tình lờ qua điểm này và biến tướng thành giữ hộ đăng ký xe nhằm tránh rủi ro. Tuy nhiên CSGT hoàn toàn có thể dựa vào điều này để xử phạt như bài viết em nêu ở trên.
"Điều 28. Giao lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho người yêu cầu đăng ký thế chấp
1. Trong trường hợp các bên có thoả thuận hoặc pháp luật cho phép dùng quyền sử dụng đất hoặc tài sản có đăng ký quyền sở hữu để bảo đảm thực hiện nhiều nghĩa vụ dân sự thì bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba đang giữ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, Giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản phải giao lại giấy chứng nhận đó cho người yêu cầu đăng ký để thực hiện thủ tục đăng ký thế chấp, trừ trường hợp các bên cùng nhận bảo đảm có thoả thuận khác về việc thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm.
2. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày hoàn thành việc đăng ký giao dịch bảo đảm, người yêu cầu đăng ký có trách nhiệm trả lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy chứng nhận quyền sở hữu tài sản cho bên nhận thế chấp hoặc người thứ ba có quyền giữ giấy chứng nhận đó, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."
Có nghĩa là NH vẫn giữ cavec, trường hợp chủ xe cần sử dụng cavec để "thực hiện nghĩa vụ dân sự" ( ở đây là trình cho CSGT trong trường hợp bị lập bb vì tội "không mang theo giấy đăng ký xe" chẳng hạn) thì NH giao lại giấy đó cho chủ xe, và chủ xe phải trả lại cho NH trong thời hạn 5 ngày. Không biết em hiểu vậy có đúng ko? Mong các bác chỉ giáo, vì em cũng đang vay NH nên quan tâm vấn đề này lắm.
Em mua xe qua NH, em cũng yêu cầu thêm công chứng cà vẹt xe, chứ ko thì họ chỉ đưa cái giấy xác nhận theo hợp đồng thế chấp, ko có giá trị pháp lý khi đi đường.