Re
hí xe hơi 1 năm 50 triệu
http://dantri.com.vn/c728...uu-hanh-oto-xe-may.htm
Thứ ba, Pháp lệnh Phí và Lệ phí quy định hiện có 13 loại phí, nhưng không có phí lưu hành phương tiện giao thông; Muốn bổ sung một loại phí phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và quyết định. Đồng thời, theo quy định thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành danh mục thu phí, còn mức thu phí bao nhiêu do Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính quy định.
Nghị quyết của Quốc hội trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần thứ hai vừa qua mới chỉ nói đến trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương phải giảm được tai nạn giao thông xuống từ 5-10% trong năm 2012, và hiện Quốc hội chưa quyết định chính thức việc có hay không thu phí lưu hành ô tô, xe máy…
Hơn nữa, hiện một phương tiện đã phải đóng thuế trước bạ, phí đăng ký biển kiểm soát, thuế môi trường, phí bảo trì đường bộ đang được trình (Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết mỗi xe ôtô đang phải chịu 8 loại phí)… Vì vậy, để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát trển giao thông, chỉ nên cân nhắc tăng mức thu từ thu phí trước bạ và phí đăng ký biển số lần đầu đối với xe máy, và tăng mức thu đối với các khoản thu hiện hành đối với ô tô, như thu qua thuế trước bạ, thuế môi trường và phí bảo trì đường bộ và thu qua giá xăng…
Đồng thời, mức thu có thể điều chỉnh tăng tỷ lệ thuận đối với dung tích phân khối, diện tích chiếm chỗ giao thông và độ cũ, phát thải môi trường của phương tiện ô tô tham gia giao thông. Điều này giúp công tác thu NSNN trở nên tiết kiệm, hiệu quả và tập trung nguồn thu hơn; đồng thời giảm bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, ngăn chặn tình trạng thất thu và lạm dụng NSNN; cũng như khuyến khích người dân sử dụng phương tiện ô tô tiết kiệm và ít phát thải gây ô nhiễm môi trường hơn.
Tóm lại, bằng việc điều chỉnh lại mức thu phí, thuế các loại hiện hành đối với phương tiện giao thông là đủ để góp phần tăng nguồn thu NSNN, tạo động lực thu hút đầu tư và vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, mà không cần phải tăng thêm loại phí mới như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Thứ tư, nếu Bộ Giao thông vận tải vẫn bảo lưu ý kiến thu phí lưu hành phương tiện giao thông thì cần có Đề án chính thức với sự tham gia của các bộ, địa phương chủ yếu có liên quan và sự góp ý, phản biện xã hội dân chủ, rộng rãi, trước khi trình quốc hội xem xét, thông qua.
http://dantri.com.vn/c728...uu-hanh-oto-xe-may.htm
Thứ ba, Pháp lệnh Phí và Lệ phí quy định hiện có 13 loại phí, nhưng không có phí lưu hành phương tiện giao thông; Muốn bổ sung một loại phí phải được Ủy ban thường vụ Quốc hội thông qua và quyết định. Đồng thời, theo quy định thì Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành danh mục thu phí, còn mức thu phí bao nhiêu do Chính phủ hoặc ủy quyền cho Bộ Tài chính quy định.
Nghị quyết của Quốc hội trong phiên chất vấn tại kỳ họp Quốc hội lần thứ hai vừa qua mới chỉ nói đến trách nhiệm của các bộ, ngành và địa phương phải giảm được tai nạn giao thông xuống từ 5-10% trong năm 2012, và hiện Quốc hội chưa quyết định chính thức việc có hay không thu phí lưu hành ô tô, xe máy…
Hơn nữa, hiện một phương tiện đã phải đóng thuế trước bạ, phí đăng ký biển kiểm soát, thuế môi trường, phí bảo trì đường bộ đang được trình (Hiệp hội Vận tải ôtô Việt Nam cho biết mỗi xe ôtô đang phải chịu 8 loại phí)… Vì vậy, để tăng nguồn vốn cho đầu tư phát trển giao thông, chỉ nên cân nhắc tăng mức thu từ thu phí trước bạ và phí đăng ký biển số lần đầu đối với xe máy, và tăng mức thu đối với các khoản thu hiện hành đối với ô tô, như thu qua thuế trước bạ, thuế môi trường và phí bảo trì đường bộ và thu qua giá xăng…
Đồng thời, mức thu có thể điều chỉnh tăng tỷ lệ thuận đối với dung tích phân khối, diện tích chiếm chỗ giao thông và độ cũ, phát thải môi trường của phương tiện ô tô tham gia giao thông. Điều này giúp công tác thu NSNN trở nên tiết kiệm, hiệu quả và tập trung nguồn thu hơn; đồng thời giảm bớt các thủ tục pháp lý phức tạp, ngăn chặn tình trạng thất thu và lạm dụng NSNN; cũng như khuyến khích người dân sử dụng phương tiện ô tô tiết kiệm và ít phát thải gây ô nhiễm môi trường hơn.
Tóm lại, bằng việc điều chỉnh lại mức thu phí, thuế các loại hiện hành đối với phương tiện giao thông là đủ để góp phần tăng nguồn thu NSNN, tạo động lực thu hút đầu tư và vốn cho phát triển cơ sở hạ tầng, mà không cần phải tăng thêm loại phí mới như đề nghị của Bộ Giao thông vận tải.
Thứ tư, nếu Bộ Giao thông vận tải vẫn bảo lưu ý kiến thu phí lưu hành phương tiện giao thông thì cần có Đề án chính thức với sự tham gia của các bộ, địa phương chủ yếu có liên quan và sự góp ý, phản biện xã hội dân chủ, rộng rãi, trước khi trình quốc hội xem xét, thông qua.
TS. Nguyễn Minh Phong
Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội
Viện nghiên cứu phát triển KT-XH Hà Nội