O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Trên nguyên tắc có 3 kiểu phối hợp chính giữa động cơ đốt trong và các động co kiểu khác hoặc nguồn phát động lực khác trong hệ thống động lực của oto:
1- Dẫn động bằng động cơ điện sử dụng nguồn điện cung cấp do máy phát dẫn động bằng động cơ đốt trong , Máy phát không chỉ cung cấp điện cho Động co dẫn động mà còn kết hợp Nạp điện cho hệ thống Accu của xe , nhờ vậy trong những tình huống nhất định ( Tắc dường ,chạy chậm , tải nhẹ , đi đoạn ngắn...) người ta có thể không cần khởi động động cơ đốt trong ( Diesel hoặc xăng ).
Mặc dù phải chịu thất thóat hiệu suất qua việc truyền Công suất Cơ - Điện - Cơ , nhưng do hợp láy hóa được việc sử dụng động cơ đốt trong và tận dụng được hoàn cảnh nên tổng hiệu suất chung của xe vẫn cao hơn so với việc sử dụng thuần túy động cơ đốt trong. Môi trường được cải thiện , thiét kễ dẫn động đơn giản hơn ( Điều khiển tốc độ hoặc Công suất thông qua Motor điện , không qua hôp số Cơ Khí ) , Khối lượng xe kể cả Accu giảm chừng 10% so với xe cổ điển cùng Công Suât.
2-Trên xe sử dụng cả động cơ Điện ( Dùng Accu) và dộng cơ đốt trong , Thông qua hệ thống Ly hợp , người ta có thể quyết dịinh sử dụng cả 2 hay là chỉ 1 động cơ trong quá trình vận hành , cũng với xu hướng bảo vệ môi trường và tận dụng công suất , nguwofi ta sử dụng chủ yếu động cơ điẹn ở vận tốc thấp trong thành phố , khi có nhu cầu vận tốc cao , người ta sử dụng thêm động cơ đốt trong , điểm đặc biệt là hệ thống thống kiểm sóat Vi tính sẽ xác định cơ chế họat dộng của động cơ điên : Khi xe Thắng lại , ĐC Điện sẽ được đảo lại thành máy phát điện , tận dụng động năng khi hãm xe để nạp điện cho Accu , khi xe đổ dốc hoặc chạy xuôi gió , năng luọng thừa của ĐC Đốt trong cũng sẽ được dùng để nạp điện cho Accu !
3- Xe dùng đọng cơ đốt trong thông thường , nhưng được kết hợp thêm hệ thống Bánh Đà , khi Thắng xe , một bộ ly hợp sẽ nối với bánh đà để truyền năng luọng cho nó , tất nhiên hệ thống phanh cổ điẻn vẫn được sử dụng , nhưng phần lớn năng lượng giải phóng khi xe giảm tốc đuọc truyền cho bánh đà , Bánh đà này quay tít trong suốt thời gian xe chạy và được tận dụng truyền trở lại bánh xe khi cần tăng tốc hoặc tải trọng tăng dột ngột ( leo dốc , khởi hanh..) Nhờ việc thiết kế trong hộp Chân Không nên tổn thất do sức cản không khí ở bánh đà là rất nhỏ , Với thiết kế hoàn chỉnh , một chiếc xe Bus chạy nội thành có thể chạy từ trạm này tới một trạm kế tiếp mà không cần xài tới động cơ chính ( ĐC Đốt trong ).