Status
Không mở trả lời sau này.
23/8/12
1.162
3
38
Đấu trực thăng tiến công: 1 Ka-52 của Nga "chấp" 3 AH-64 của Mỹ?

Quang Huy | 01/04/2016 13:30
14

maxresdefault-1459482084685-17-0-354-660-crop-1459482179012.jpg

Trực thăng tiến công AH-64 của Mỹ (trái) đối đầu Ka-52 của Nga.
Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Ka-52 Chiếc trực thăng độc nhất vô nhị thế hệ mới, con cưng của công chúng Nga. Tổng công trình sư Mikheev đã cố gắng thiết kế một chiếc trực thăng tấn công cực mạnh

Ban đầu, các máy bay trực thăng tấn công được thiết kế để yểm trợ cho lực lượng bộ binh, đảm bảo lợi thế trước đối phương trên chiến trường.​
Khi sử dụng kho vũ khí đáng nể và những hệ thống trinh sát tối tân, máy bay trực thăng tiến công có thể nhìn thấy mọi thứ và hành động nhanh gọn để tiêu diệt mục tiêu ở mọi cấp độ. Đối với máy bay trực thăng tấn công không có nhiệm vụ nào là bất khả thi.​
Máy bay trực thăng tiến công AH-64 “Apache” của Mỹ và Ka-52 “Alligator” của Nga là những “nhân vật” được biết đến nhiều nhất. Các đối thủ cạnh tranh đến từ những nước khác gần như không có cơ hội và đẳng cấp để đối đầu với 2 loại máy bay trên.​
Bài viết này nhằm so sánh 2 máy bay AH-64 và Ka-52 để tìm ra kẻ chiếm ưu thế.​
dau-truc-thang-tien-cong-1-ka52-cua-nga-chap-3-ah64-cua-my.jpg

Trực thăng tiến công Ka-52 của Nga (trên) và AH-64 Apache của Mỹ.​
AH-64 “Apache”
Máy bay trực thăng của Mỹ khi ra đời đã thực hiện cú bứt phá trong lĩnh vực chế tạo máy bay trực thăng.​
Từ những năm 70 của thế kỷ trước, Lầu Năm Góc đã nhìn thấy nhu cầu bức thiết về việc phải có bằng được một cỗ máy yểm trợ hỏa lực từ trên không.​
Các yêu cầu đưa ra như sau: Trong bối cảnh hệ thống phòng không và tác chiến điện tử hoạt động tích cực không kể ngày đêm và trong mọi điều kiện thời tiết, “Apache” phải xuyên thủng được các xe tăng của địch như một chiếc dao chuyên dụng mở đồ hộp.​
Thân của AH-64 được chế tạo từ các vật liệu có độ bền cao, tuy nhiên, tới nay đó vẫn chỉ là trên giấy. “Apache” bố trí chỗ ngồi cho phi công theo kiểu "giật cấp" - phi công hỏa lực ngồi phía trước nhưng bên dưới, phi công lái ngồi cao hơn để có trường nhìn rộng.​
Buồng lái của “Apache” được làm từ sợi Kevlar và vật liệu Polyacrylate giúp nó tăng khả năng chống đạn. Các tính năng khác của “Apache”: Tốc độ tối đa 293km/h, tầm chiến đấu – 480km, trọng lượng cất cánh – 770kg.​
Bên dưới 2 cánh gắn hai bên thân máy bay là các giá treo để mang một kho vũ khí đáng nể: Tối đa 16 tên lửa chống tăng "bắn và quên" AGM-114 Hellfire; các loại rocket không điều khiển và 2 quả “Stinger” hai bên để không chiến.​
Bên dưới buồng lái là pháo hàng không tự động M230 “Change Gun” cỡ nòng 30 mm có tốc độ bắn 625 phát/phút, cơ số đạn lên đến 1.200 viên.​
Hiện nay, Quân đội Mỹ đang sở hữu phiên bản nâng cấp “Apache Longbow”. Phiên bản này khác trước và mạnh mẽ hơn nhiều bởi nó có hệ thống radar băng sóng milimet trong một mái vòm nằm ngay trên trục cánh quạt chính.​
dau-truc-thang-tien-cong-1-ka52-cua-nga-chap-3-ah64-cua-my.jpg

AH-64 Apache của Mỹ.​
Ka-52 “Alligator” - Cá sấu Mỹ
Đây là chiếc trực thăng mới, độc nhất vô nhị - con cưng của công chúng Nga. Tổng công trình sư Mikheev đã cố gắng tạo ra một "mãnh thú" tấn công cực mạnh dựa trên những truyền thống tốt nhất của trường phái thiết kế Liên Xô và vẫn đáp ứng những tiêu chí hiện đại.​
Và ông đã thành công.​
Khả năng thao diễn tốt, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, chống đạn ưu việt, hệ thống điện tử hàng công nghệ cao và được trang bị vũ khí đến “tận răng”… đã biến Ka-52 là một "mãnh thú" thực sự.​
Nó thừa kế thành công của các loại máy bay do Phòng thiết kế Kamov thực hiện, trong đó có Ka-50 “Cá mập đen”.​
Ka-52 sử dụng hệ thống 2 cánh quạt đồng trục, quay ngược chiều nhau, giúp cho nó có tính cơ động rất cao mà không cần đến cánh quạt đuôi. Gió giật với tốc độ 140km/h? Không vấn đề gì! Khả năng cơ động của chiếc trực thăng này không bị ảnh hưởng.​
Thêm vào đó, nhờ có hệ thống cánh quạt ngược chiều, nó có thể bay sang ngang và giật lùi mà không cần phải quay đầu theo hướng bay mà vẫn giữ mục tiêu trong tầm ngắm để chủ động tránh hệ thống phòng không của đối phương.​
Thân máy bay được bảo vệ tốt khỏi các đạn đại liên cỡ lớn và đạn pháo cơ nhỏ. “Alligator” được trang bị ghế phóng thoát hiểm K-37-800M cho cả hai phi công – thiết kế duy nhất trên thế giới.​
Tốc độ tối đa của chiếc trực thăng này là 200-250km/h, tầm hoạt động – 520km, trọng lượng cất cánh – hơn 12.200kg.​
Hệ thống trinh sát ngày - đêm bằng hồng ngoại "Samshit", có khả năng "nhìn" trong tình trạng ánh sáng bình thường và ánh sáng yếu.​
Hệ thống Samshit bao gồm thiết bị nhìn hồng ngoại, thiết bị đo xa bằng lasẻ và thiết bị xác định mục tiêu, giúp cho phi công có thể theo dõi và "khóa" mục tiêu thông qua các thông tin hiện trên màn hình.​
Vào ban ngày và thời tiết tốt, tầm nhìn của hệ thống "Samshit" là khoảng 15km. Bên cạnh đó, thiết bị điện tử tích hợp vào Ka-52 làm giảm đáng kể mức độ hiện diện của nó trước kẻ địch.​
dau-truc-thang-tien-cong-1-ka52-cua-nga-chap-3-ah64-cua-my.jpg

Trực thăng Ka-52. Ảnh: Airliners.net.​
Sức mạnh hỏa lực của Ka-52 không có chiếc trực thăng tấn công nào trên thế giới có thể so sánh được.​
Hệ thống vũ khí trên trực thăng Ka-52 bao gồm một pháo tự động 30 ly 2A42 với cơ số đạn 460 viên và tên lửa, bom các loại gắn trên 6 giá treo vũ khí ở 2 cánh, với tổng tải trọng vũ khí lên đến 2.000 kg.​
Ka-52 có thể mang tên lửa chống tăng 9K121 Vikhir dẫn bắn bằng laser hoặc 9M120 Ataka-V dẫn bắn bằng radar theo phương pháp SACLOS, tên lửa phòng không Igla-V, cũng như các loại rocket không điều khiển.​
Ai thắng ai?
Cùng phân tích các động cơ của 2 chiếc trực thăng. Hai động cơ với công suất 2.700 mã lực/động cơ của “Allgator” mạnh hơn 2 động cơ với công suất 1.890 mã lực/động cơ của “Apache”.​
Nhờ vậy, Ka-52 có thể cơ động rất tốt và mang được nhiều vũ khí hơn, tuy nhiên tầm hoạt động lại hạn chế hơn so với trực thăng của Mỹ.​
Hệ thống 2 cánh quạt quay ngược chiều cộng với kinh nghiệm lái nhuần nhuyễn sẽ giúp biến nó thành “kẻ tàng hình” trước hệ thống phòng không của đối phương.​
Quay trở lại khả năng chống đạn của thân máy bay. Các tấm vật liệu chống đạn Polyacrylate có thể chịu được đạn súng AK bắn từng viên một.​
Dù trong các thông số của “Apache” có đề cập tới “khả năng sinh tồn cao”, nhưng đã có những trường hợp An-64 bị súng tiểu liên bắn hạ được ghi nhận bằng văn bản chính thức.​
dau-truc-thang-tien-cong-1-ka52-cua-nga-chap-3-ah64-cua-my.jpg

Nếu đối đấu với Ka-52, rất có thể AH-64 sẽ lĩnh hậu quả như thế này?​
Các nhà thiết kế Mỹ đã quyết định tập trung điểm nhấn vào khả năng cơ động và khó phát hiện, nhưng lại không để ý tới chỉ số không kém phần quan trọng như khả năng chống đạn.​
Ka-52 được “bọc” bởi một lớp chống đạn dày và theo đúng phong cách truyền thống của ngành công nghiệp quân sự Liên Xô. Và tất nhiên cũng không nên quên tới hệ thống ghế phóng thoát hiểm. Vậy thì ai là kẻ có khả năng sinh tồn tốt hơn?​
Liên quan tới hệ thống vũ khí. “Alligator” của Nga có 3 thế mạnh chủ yếu nhất so với “Apache”.​
Thứ nhất – đó là khả năng mang được lượng đạn dược và tên lửa cần thiết chứ không như khả năng mang hạn chế như trực thăng của Mỹ.​
Thứ hai – trang bị các loại vũ khí tương đồng trên các thiết bị quân sự khác của Nga. Khẩu pháo trên Ka-52 cũng được trang bị trên xe thiết giáp và xe bọc thép chở bộ binh, còn tên lửa chống tăng – trên các máy bay tiêm kích bom.​
Thứ ba – cả 2 phi công trên Ka-52 có thể cùng triển khai hỏa lực nhằm vào mục tiêu, "4 tay" rõ ràng nhiều hơn "2 tay"!​
Và cuối cùng là giá thành. Khách hàng phải trả khoảng 55 triệu USD cho 1 chiếc AH-64 “Apache Longbow”. Trong khi đó, giá của chiếc Ka-52 chỉ có 16 triệu USD. Tất nhiên, mức giá mang tính tham khảo này có thể thay đổi tùy theo cấu hình mà khách hàng yêu cầu.​
3 chiếc “Alligator” hay 1 chiếc “Apache”? Một lựa chọn quá rõ ràng.​
Trực thăng “Apache” rất lý tưởng để thực hiện các nhiệm vụ đã được lên kế hoạch kỹ lưỡng. Khi có tọa độ, có sự yểm trợ từ mặt đất, khi đối phương không thể phát hiện được…​
Nhưng nếu trực thăng tấn công của Mỹ được tung vào hoạt động tuần tra tại những địa hình thành thị thì nó trở thành miếng mồi ngon cho kẻ thù.​
Thân máy bay có khả năng chống đạn kém, không thể cứu phi hành đoàn khỏi hỏa lực mạnh của các tổ hợp tên lửa phòng không vác vai hoặc súng đại liên cỡ lớn.​
Trực thăng Ka-52 cũng không phải cỗ máy “tuần tra”, tuy nhiên các tính năng kỹ - chiến thuật hoàn toàn giúp cho “Alligator” hoạt động trong mọi tình huống dù đó là trinh sát, hộ tống hoặc săn diệt tăng hay chiến dịch quân sự có sử dụng tất cả các loại vũ khí.​
 
23/8/12
1.162
3
38
Tiêm kích Su-35 tránh tên lửa như thế nào?

(Tin Nóng) Tiêm kích hiện đại nhất của Nga, Su-35 có cách né tránh tên lửa tài tình nhờ đặc tính kỹ thuật của dòng máy bay này, theo Truyền hình quân đội Nga.

Trong chương trình phát sóng ngày 2.4, chuyên gia vũ khí Alexei Yegorov đã phỏng vấn phi công bay thử nghiệm loại tiêm kích thế hệ 4++ này là Alexander Pulenko về các tính năng nổi trội của máy bay Su-35.

Một trong những đặc tính mang tính sống còn của Su-35 là chủ động né tránh được tên lửa bắn từ phía sau máy bay. Phi công Pulenko giải thích rằng Su-35 sẽ không bị trúng tên lửa bắn từ phía sau như trường hợp máy bay Su-24 của Nga bị tiêm kích F-16 Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi hồi cuối tháng 11.2015 ở Syria.

"Bật chế độ buồng đốt hậu (afterburner, buồng đốt tăng lực), sau đó chuyển sang chế độ nhào lộn và máy bay ngóc đầu lên lộn vòng 360 độ, trở lại vị trí ban đầu. Trong thời gian đó tên lửa đã vọt qua phía dưới bay đi mất dạng", phi công Pulenko tiết lộ bí quyết.

Ông cũng nói thêm rằng tên lửa không-đối-không không đủ năng lượng để có thể vòng trở lại tấn công máy bay lần nữa.

Sức mạnh của loại động cơ đặc biệt trang bị cho Su-35 khiến chiếc tiêm kích này có thể cất cánh với vũ khí (8 tấn) và nhiên liệu mang theo tối đa, tốc độ bay tối đa 2.390 km/giờ với bán kính tác chiến lên đến 3.600 km, hơn hẳn Su-27/Su-30 và cả tiêm kích của Mỹ và châu Âu.
http://tinnong.thanhnien.vn/x-file/tiem-kich-su35-tranh-ten-lua-nhu-the-nao-56444.html
 
Hạng B1
31/3/16
92
41
18
46
Nó không phải thực sự mạnh, mà nó là quá mạnh
 
23/8/12
1.162
3
38
[BCOLOR=#ffffff]Tên lửa diệt S-300/400: Chưa khai hỏa đã bị tan xác[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff](Vũ khí) - Dù Mỹ khẳng định AGM-154 JSOW là khắc tinh của hệ thống phòng không S-300/400, tuy nhiên theo phân tích của nhiều chuyên gia lại cho thấy thực tế khác.[/BCOLOR]

[BCOLOR=#ffffff]
Thêm lựa chọn cho Mỹ
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Cuối tháng 3/2016, lần đầu tiên Hải quân Mỹ đã tiến hành phóng thử thành công tên lửa AGM-154 JSOW vào mục tiêu giả định từ máy bay F-35C. Thành công của F-35C lần này giúp Mỹ có thêm nhiều lựa chọn để triệt hạ hệ thống phòng không lừng danh S-300 và S-400 của Nga.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Bởi theo những thông tin được nhà sản xuất Raytheon, chương trình phát triển tên lửa JCOW có liên quan mật thiết đến hệ thống phòng không S-300 của Nga. Cụ thể, vào thập niên 1980, khi Nga đưa vào trực chiến thế hệ đầu của tổ hợp phòng không tầm xa S-300, Mỹ cũng bắt tay phát triển ngay vũ khí có thể khắc chế.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Kết quả của chương trình là sự ra đời đạn tấn công ngoài tầm phòng không điểm AGM-154 JSOW. Về bản chất, JSOW là một loại bom lượn thông minh.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
ten-lua-jsow-chua-khai-hoa-da-bis300400diet-gon_51029429.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Tiêm kích F-35C lần đầu phóng thành công JSOW.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Tên lửa AGM-154 JSOW được thiết kế không có động cơ tên lửa, loại đạn này chủ yếu sử dụng các cánh ổn định và cánh ngang (được bung ra sau khi đạn rời bệ phóng) để bay lượn theo quán tính có được sau khi rời bệ phóng từ máy bay trước khi tiếp cận mục tiêu.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
AGM-154 JSOW có thể đạt cự ly lượn 28km ở chế độ bay thấp và lên đến 74km ở chế độ bay cao, biến thể JCOW C-1 nâng cấp có thể đạt tầm bắn lên đến 130km ở chế độ bay cao.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
AGM-154 JSOW cho phép tiêm kích F-35, cũng như phần lớn tiêm kích khác của Không quân Mỹ được trang bị có thể tung ra những đòn tấn công tiêu diệt các căn cứ của đối phương bên ngoài tầm bắn của hầu hết các hệ thống phòng không hiện nay.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo nhà sản xuất Raytheon, AGM-154 JSOW có khả năng tấn công nhiều loại mục tiêu khác nhau với sai số trượt mục tiêu CEP chỉ có 3 m, có thể mang nhiều loại đầu đạn và tấn công cả các mục tiêu kiên cố bên trong các hầm ngầm.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
JSOW trở thành con mồi
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với những thông tin được nhà sản xuất công bố, JSOW thực sự là khắc tinh với bất kỳ mục tiêu nào nó tấn công. Tuy nhiên, để tiêu diệt hệ thống phòng không như S-300 và S-400 của Nga không phải là nhiệm vụ dễ dàng nếu không muốn nói rằng khi JSOW chưa kịp khai hỏa đã bị tên lửa Nga bắn hạ.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Theo phân tích của một số chuyên gia, với tầm bắn của JSOW (với phiên bản mới nhất) chỉ đạt 130km, trong khi đó với đạn tên lửa thế hệ mới 40N6 của hệ thống S-300/400, Nga có thể hạ gục mục tiêu trong phạm vi 400 km và độ cao 185 km.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với phạm vi này thì trong khi máy bay Mỹ mang theo JSOW chưa kịp phát hiện ra hệ thống phòng không Nga, chúng đã bị phát hiện và bắn hạ. Theo thiết kế, một khẩu đội tên lửa S-400 có thể giám sát 300 và tấn công cùng lúc 36 mục tiêu trên không bằng 72 tên lửa có tốc độ tối đa 4,8 km/s chỉ trong một lần phóng.
[/BCOLOR]
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr=top}
{td}
ten-lua-jsow-chua-khai-hoa-da-bis300400diet-gon_51029128.jpg
{/td}
{/tr}
{tr=top}
{td}Hệ thống phòng không S-400 khai hỏa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
[BCOLOR=#ffffff]
Truyền thông Nga cho biết các bài kiểm tra cuối cùng của tên lửa này đã được hoàn thành vào tháng 1/2015. Tên lửa 40N6 thực sự là một bước tiến lớn đối trong việc bảo vệ không phận quốc gia Nga vì nó đã thay đổi hoàn toàn khả năng hoạt động của các hệ thống phòng không hiện có của nước này.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với tầm bắn gấp đôi là 400km và sử dụng đầu đạn định vị radar chủ động, 40N6 có khả năng ngang bằng phiên bản mới nhất của tên lửa Standard Missile 3 (SM-3) Block IA-IB phóng từ biển của Mỹ, mới được biên chế vào tháng 4/2014 sau nhiều lần thử nghiệm thất bại
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Không như hệ thống SM-3 của Mỹ, S-400 có thể lưu động đến bất kì vị trí nào. Nếu được đặt sát biên giới quốc gia và sử dụng tên lửa 40N6, hệ thống tên lửa phòng không sẽ có tầm hoạt động ăn sâu vào lãnh thổ các nước láng giềng được vài trăm km và hoàn toàn có thể hoạt động như một tên lửa tấn công.
[/BCOLOR]
[BCOLOR=#ffffff]
Với những tính năng của S-300/400, máy bay Mỹ cùng với tên lửa JSOW từ kẻ đi săn sẽ dễ dàng trở thành con mồi của những hệ thống phòng không tối tân của Nga.
[/BCOLOR]
 
23/8/12
1.162
3
38
Tên lửa vác vai nguy hiểm nhất thế giới ra thị trường

10:19 PM, 02/04/2016, Views: 1264 | By PM
VietnamDefence - Nga bắt đầu xúc tiến ra thị trường thế giới hệ thống tên lửa phòng không mang vác (MANPADS) tối tân nhất Verba.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
verba-01.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Công ty xuất khẩu vũ khí Nga Rosoboronexport đã bắt đầu tiếp thị ra thị trường thế giới hệ thống MANPADS tối tân nhất Verba, Phó Tổng giám đốc Công ty Sergei Goreslavsky cho biết.

Ông Goreslavsky khẳng định, Nga có truyền thống giữ vị trí dẫn đầu trong các nhà sản xuất vũ khí phòng không thế giới, trong đó có MANPADS.

“Chúng tôi tin rằng, Verba sẽ khiến cả quân đội Ấn Độ lẫn các đối tác của chúng tôi ở Đông Nam Á và các khu vực khác quan tâm. Hiện nay, đây là hệ thống tốt nhất trên thị trường thế giới trong phân khúc của mình xét về tổng thể các tính năng kỹ-chiến thuật và các giải pháp kỹ thuật độc đáo. Đồng thời, nhu cầu đối với hệ thống MANPADS hiện đại Igla-S, loại đi trước của Verba, cũng sẽ vẫn duy trì và đáp ứng các yêu cầu của quân đội nhiều nước trên thế giới”, ông nói.

Verba do Công ty NPK KBM thuộc Công ty NPO Các tổ hợp chính xác cao phát triển và sản xuất.

[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
verba-02.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Hiện nay, Verba đang được trang bị nhanh chóng cho quân đội Nga. Hệ thống được trưng bày lần đầu tiên ở nước ngoài tại triển lãm vũ khí lục quân và hải quân quốc tế DEFEXPO India - 2016 diễn ra từ ngày 28-31/3/2016 tại bang Goa, Ấn Độ.

Khả năng tiêu diệt mục tiêu bay của Verba được mở rộng mạnh mẽ nhờ sử dụng ở tên lửa 9М336 đầu tự dẫn quang 3 phổ độ nhạy cao, các khí tài mới và phần chiến đấu độc đáo lắp ngòi nổ tiếp xúc-không tiếp xúc thích ứng và trọng lượng thuốc nổ lớn hơn.

Điều đó cho phép:

- Nâng cao khả năng tiêu diệt mục tiêu nhỏ có bức xạ yếu ở dải hồng ngoài, trước hết là tên lửa hành trình và máy bay không người lái;

- Tăng khả năng chống nhiễu đối với các loại nhiễu hỏa thuật mạnh, hiện đại;

- Nâng cao hiệu quả tiêu diệt phương tiện tiến công đường không hiện đại nhờ có phần chiến đấu mạnh hơn và độ chính xác dẫn tên lửa vào mục tiêu.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
verba-03.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Trọng lượng nhỏ và trình độ tự động hóa cao của các phương tiện chiến đấu của hệ thống cho phép một xạ thủ thực hành bắn các mục tiêu bay: ở độ cao từ 10-3.500 m; ở cự ly từ 500-6.000 m; bay với tốc độ đến 400 m/s (khi bắn đón) hay đến 320 m/s (khi bắn đuổi); cơ động với quá tải đến 8g.

Máy ngắm nhìn đêm 1PN97M Maugli-2M biên chế cho hệ thống có khả năng phát hiện mục tiêu bất kể ngày đêm và cho phép bắn mục tiêu ở giới hạn xa nhất của tầm sát thương.

Ngoài ra, Verba còn có thể bố trí trên các phương tiện mặt đất, trên biển và trên không.
 
23/8/12
1.162
3
38
Với 1 triệu quân, Lục quân Mỹ vẫn sợ thất bại trước Nga-Trung

Hải Vy | 07/04/2016 14:00
3

1022592996-1460004518704-0-0-510-1000-crop-1460004540866.jpg

Chia sẻ:
Đặt câu hỏi
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Chuyên gia chiến lược lục quân Mỹ tuyên bố, quân đội Mỹ đã mất đi ưu thế trên không trước Nga và Trung Quốc. Giải pháp hiện nay dành cho Washington là mở rộng quy mô lực lượng.

Hôm thứ Tư, các quan chức Lục quân Mỹ đã bày tỏ lo ngại trước tình hình suy giảm quân số và đạn dược của lực lượng này, viện dẫn điều - mà theo họ - là sự suy yếu trong năng lực đối phó các mối đe dọa ngày càng tăng.
Phát biểu trước Thượng viện, Trung tướng H.R. McMaster cho rằng quân đội Mỹ sẽ sớm bị nhiều đối thủ tiềm năng vượt mặt về tầm bắn và hỏa lực, lục quân Mỹ trong tương lai có nguy cơ không đủ lực lượng để bảo vệ quốc gia.
Ông McMaster hiện đang giữ chức phó chỉ huy Bộ Chỉ huy Huấn luyện chiến đấu và Học thuyết (TRADOC), đồng thời là chuyên gia chiến lược hàng đầu của Lục quân Mỹ.
Lục quân là quân chủng lớn nhất trực thuộc quân đội Mỹ, với quân số gần 1 triệu người, trong đó 450.000 quân thường trực và 530.000 quân dự bị.
Giới lãnh đạo lục quân cho hay, 1 triệu là "quân số tối thiểu" cho một cuộc chiến tranh lớn. Tuy nhiên, do nhân lực luôn là nguồn tiêu tốn ngân sách lớn nhất nên các nhà phân tích phỏng đoán rằng Quốc hội Mỹ sẽ tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa kế hoạch cắt giảm lực lượng.
Ông McMaster dự đoán năng lực chiến đấu của Lục quân Mỹ sẽ thay đổi theo chiều hướng tồi tệ hơn, không chỉ do quân số bị cắt giảm mà còn bởi không được hiện đại hóa đầy đủ.
voi-1-trieu-quan-luc-quan-my-van-so-that-bai-truoc-ngatrung.png

Xe tăng Abrams của Mỹ.​
Lý giải quan điểm của mình, ông McMaster cho biết, "xe chiến đấu Bradley và xe tăng Abrams sẽ sớm lỗi thời nhưng chúng ta hiện chưa có chương trình đáng kể nào để phát triển xe chiến đấu trên bộ".
Trước đây, Mỹ không chỉ hãnh diện về bộ máy quân sự đắt đỏ nhất thế giới mà còn bởi ưu thế về quân số.
Các nhà chiến lược quân đội Mỹ đã thay đổi cách nhìn nhận của họ trong vài năm gần đây, từ ưu thế trên bộ phụ thuộc vào quân số, cho tới ưu thế trên không.
Tuy nhiên, ông McMaster tin rằng chiến lược này có vẻ thiếu sót, sau khi quan sát những thất bại của không lực Mỹ tại Ukraine.
voi-1-trieu-quan-luc-quan-my-van-so-that-bai-truoc-ngatrung.jpg

Tên lửa phòng không S-400 của Nga khai hỏa trong đêm.​
Đáng chú ý, Nga và Trung Quốc - 2 quốc gia mà Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter gọi là mối đe dọa an ninh thứ 1 và thứ 2 đối với Mỹ - lại có trong tay những hệ thống radar và phòng không có thể ngăn máy bay Mỹ tiếp cận một khu vực nhất định.
Những hệ thống này, được biết đến là chống tiếp cận/chống xâm nhập (A2/AD), đã làm suy yếu hoàn toàn ưu thế trên không - nền tảng của chiến lược quân sự Mỹ suốt 1 thập kỷ qua.
Ngoài ra, các hacker Trung Quốc và Nga hiện nay đều có khả năng gây nhiễu hoặc xâm nhập vào mạng lưới kết nối không dây của quân đội Mỹ tới mức: Ngay cả nếu không quân Mỹ sẵn sàng hành động, lực lượng lục quân vẫn không thể truyền tọa độ mục tiêu để tấn công.
Ông McMaster cho rằng ưu thế không quân suy yếu thực sự là điều đáng báo động, Mỹ cần tăng cường công nghệ xe chiến đấu và mở rộng đáng kể quy mô lực lượng để chuẩn bị cho các cuộc xung đột trong tương lai.
 
23/8/12
1.162
3
38
Tướng Lục quân Mỹ: Pháo binh Nga có tầm hoạt động lớn hơn Mỹ

Mỹ đang bị tụt hậu so với Nga về khả năng pháo binh ở châu Âu, tướng Mark Milly, Tham mưu trưởng Lục quân Mỹ đã khẳng định điều này khi điều trần trước Quốc hội Mỹ.

“Chúng ta không muốn điều này xảy ra nhưng thực tế pháo binh của Nga có tầm hoạt động lớn hơn và có số lượng súng pháo nhiều hơn Mỹ”- Mark Milly phát biểu trong cuộc điều trần trước Ủy ban các lực lượng vũ trang thuộc Thượng viện.
Tuy nhiên, Mark Milly cũng khẳng định rằng sự vượt trội của Nga so với Mỹ trong lĩnh vực này là không đáng kể. Ngoài ra, Mark Milly không tuyên bố gì thêm.
Theo thống kê của tạp chí “Quan điểm” của Nga, xét về số lượng, pháo binh Nga vẫn vượt trội hơn so với số lượng pháo của tất cả các nước NATO cộng lại.
Tuy nhiên, theo Tư lệnh Không quân Mỹ tại châu Âu, tướng Frank Gorani, xét về chất lượng, pháo binh Nga chưa chắc đã vượt trội hơn so với các loại pháo hiện nay.
Chính vì vậy, việc tăng cường số lượng không quân Mỹ và NATO tại châu Âu là điều không cần thiết, thay vào đó là nên xây dựng các căn cứ quân sự mới ở châu Âu.
Trước đó, Tư lệnh các lực lượng vũ trang NATO ở châu Âu, tướng Philip Breedlove tuyên bố rằng trong Hội nghị thượng đỉnh NATO sắp tới ở thủ đô Ba Lan Warsaw, NATO cần phải thông qua nghị quyết về tăng cường lực lượng vũ trang ở châu Âu.
Breedlove cũng khẳng định rằng Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đầu tư khá mạnh và xây dựng được quân đội có tiềm lực tác chiến cao.
Hồi đầu tháng 3.2016, Breedlove cũng đã tuyên bố rằng Nga là kẻ thù của Mỹ và là mối đe dọa lâu dài đối với các lợi ích quốc gia của Mỹ.
tuong-luc-quan-my-phao-binh-nga-co-tam-hoat-dong-lon-hon-my.jpg

Tướng Philip Breedlove, Tư lệnh các lực lượng vũ trang Mỹ ở châu Âu
Tuyên bố tương tự cũng được Bộ trưởng Quốc phòng Ashton Carter, ứng cử viên tham gia tranh cử Tổng thống Mỹ - Berni Sanders và các chính trị gia khác đưa ra.
Trước những tuyên bố này, Moscow đã lên tiếng cáo buộc Mỹ đang đẩy mạnh cấm vận chống Nga và thực hiện chiến dịch tuyên truyền chống Nga quy mô lớn, trên toàn thế giới.
Nga cũng cáo buộc Mỹ đang cố gắng “phủi” trách nhiệm của mình trong việc tạo ra đảo chính lật đổ chính quyền ở Ukraine và gây ra cuộc chiến đẫm máu ở Donbass, miền Đông Nam Ukraine.
Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov khẳng định rằng giới lãnh đạo NATO và một loạt các quốc gia châu Âu khác đang cố gắng xây dựng và lan truyền “ảo tưởng về mối đe dọa Nga”.
Các chuyên gia phân tích chính trị của tạp chí “Quan điểm” Nga cũng cho rằng việc gia tăng nhanh chóng các tuyên bố, phát biểu mang tính chất chống Nga của giới lãnh đạo quân sự Mỹ cho thấy họ muốn thông qua cách thức này để đề nghị Quốc hội Mỹ tăng ngân sách cho quân sự.
 
23/8/12
1.162
3
38
Ngân sách chế tạo "tàu chiến viễn tưởng" của Mỹ tăng lên "chóng mặt"

Anh Tuấn | 08/04/2016 08:15
1

1-zumwalt-infonet-1460046598510-33-0-370-660-crop-1460046668234.jpg

Chia sẻ:
ĐỌC NHIỀU NHẤT
Hãng tin USNI đưa tin, chi phí chế tạo 3 tàu chiến có hình dạng kỳ lạ thế hệ tiếp theo thuộc lớp Zumwalt của Mỹ hiện đã tăng thêm 450 triệu USD so với dự toán ban đầu.

USNI News trích dẫn những số liệu thu thập bởi Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ, cho thấy ước tính ngân sách mà Hải quân Mỹ đề xuất Chính phủ đã tăng lên từ 12,28 tỉ USD vào năm ngoái lên thành 12,73 tỉ USD vào năm nay.​
Nguyên nhân được cho là bởi những vấn đề trong việc chế tạo và thử nghiệm hệ thống động cơ của tàu chiến USS Zumwalt, hiện đang được đóng tại xưởng đóng tàu Bath Iron Works (BIW).​
ngan-sach-che-tao-tau-chien-vien-tuong-cua-my-tang-len-chong-mat.jpg

Tàu chiến Zumwalt thế hệ mới của Mỹ​
Theo báo cáo của Vụ Khảo cứu Quốc hội Hoa Kỳ, quyết định giảm bớt số tàu Zumwalt phải chế tạo xuống còn 3 tàu (thay vì 7 tàu như kế hoạch) cũng nâng cao chi phí chế tạo mỗi tàu.​
Lý do là bởi “ngân sách dành cho việc phát triển từ tàu thứ tư đến tàu thứ bảy đã được phân phối vào ba tàu hiện tại”.​
Hiện tại chương trình phát triển tàu chiến thế hệ mới của Hải quân Mỹ vẫn chưa vượt quá ngưỡng đề ra trong Đạo luật Nunn-McCurdy.​
Luật này quy định bất cứ chương trình quân sự nào vượt ngân sách 15% so với kế hoạch ban đầu sẽ phải thông báo trước Quốc hội Mỹ, còn nếu vượt quá 25%, chương trình có thể sẽ bị hủy bỏ.​
Nhưng theo một phát ngôn viên của Hải quân Mỹ, “ngân sách hiện tại vẫn chưa vượt quá ngưỡng Nunn-McCurdy”.​
Tàu USS Zumwalt sẽ được bàn giao cho Hải quân Mỹ để tiếp tục hoạt động thử nghiệm trong tháng này. Hai mạn tàu cùng hoạt động của hệ thống cơ khí và điện tử trên tàu cũng sẽ được giám sát kỹ càng.​
Một khi hoàn thành, tàu sẽ được đưa đến thành phố San Diego (Mỹ) để được lắp đặt các loại vũ khí. Dự kiến tàu chiến sẽ có thể đưa vào hoạt động thực tế vào tháng 10/2016.​
Nội dung được thực hiện qua tham khảo nguồn tin The Diplomat, một tạp chí có trụ sở ở Tokyo, chuyên về chính trị, văn hóa và xã hội tại khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
 
23/8/12
1.162
3
38
Mỹ bất đắc dĩ mua thêm động cơ RD-180 của Nga

(Vũ khí) - 18 động cơ RD-180 được Mỹ mua thêm để dùng cho các tên lửa mang vệ tinh quân sự trong vòng 6 năm tới vì chưa tạo được đẳng cấp với Nga.

Reuters đưa tin, Robert Work, Thứ trưởng Quốc phòng Mỹ hôm 8/4 xác nhận việc Lầu Năm Góc sẽ cần tới 18 động cơ RD-180 nữa của Nga dùng cho các tên lửa mang vệ tinh quân sự lên vũ trụ trong vòng 6 năm tới.
Theo đó, nước này cần đảm bảo có ít nhất "hai phương tiện giá thành hợp lý và tin cậy được để đưa lên vũ trụ". Ông nói thêm rằng động cơ RD-180 chỉ cần trong giai đoạn quá độ phát triển động cơ tên lửa nội địa mới.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-mua-them-dong-co-rd180-cua-nga-cho-ten-lua_91517423.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Động cơ tên lửa đẩy RD-180 của Nga.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Lý giải cho điều này, ông Robert Work nói: "Chúng tôi không thấy có cách nào có động cơ mới trong ít nhất là 6 năm nữa... Do đó, trong giai đoạn quá độ, chúng tôi tin chắc rằng chúng ta cần các động cơ RD-180. Không quá 18, đó là lập trường của chúng tôi".
Các nhà lập pháp Mỹ năm ngoái nới lỏng lệnh cấm nhập khẩu động cơ RD-180 của Nga, do lo ngại nó có thể làm United Launch Alliance (ULA) , một công ty liên doanh giữa Lockheed Martin và Boeing, khó tồn tại và chỉ còn công ty tư nhân SpaceX đưa vệ tinh lên vũ trụ.
Trước đó, động cơ RD-180 của Nga đã được Quốc hội Mỹ cấm sử dụng vào mục đích quân sự do những mâu thuẫn trên mặt trận chính trị với Nga ở Ukraine và bán đảo Triều Tiên. Cơ quan hàng không vũ trụ Mỹ cũng cung cấp nguồn viện trợ để thay thế động cơ RD-180.
Thượng nghị sĩ John McCain, Chủ tịch Uỷ ban Quân vụ Thượng viện Mỹ, đang thúc đẩy để chấm dứt sự phụ thuộc của Mỹ đối với các động cơ tên lửa Nga ULA dùng cho các tên lửa Atlas 5.
ULA nói họ đang tiến lên phía trước, với hai công ty phát triển động cơ nội địa của Mỹ là Blue Origin và Aerojet Rocketdyne Holdings, nhưng các chương trình phát triển này rất khó khăn, mất nhiều năm để hoàn tất.
Trước đó, Lầu Năm Góc ngày 29/2 cho biết các hợp đồng chế tạo động cơ tên lửa, thay thế động cơ RD-180 phải mua của Nga, đã được ký tại Mỹ.Chương trình phát triển hệ thống động cơ mới được giao cho các công ty Aerojet Rocketdyne và United Launch Services.Aerojet Rocketdyne có nhiệm vụ chế tạo nguyên mẫu động cơ tên lửa AR1. Hợp đồng trị giá 115 triệu USD, với tổng số tiền đầu tư quốc gia có thể lên tới 536 triệu USD.
Còn United Launch Services nhận trọng trách thiết kế tên lửa đẩy Vulcan BE-4 với động cơ đẩy ACES. Hợp đồng trị giá 47 triệu USD, với tổng số tiền đầu tư quốc gia khoảng 202 triệu USD.
Theo thành viên Hội đồng chuyên gia thuộc Ủy ban Công nghiệp - Quốc phòng Nga, chuyên gia quân sự Viktor Mukharovsky, người Mỹ sẽ không thể thành công trong việc chế tạo động cơ tên lửa thay thế trong khoảng thời gian ngắn như vậy.
“Điều không hề bí mật là trong giai đoạn căng thẳng trong quan hệ với Nga, ngân sách Mỹ đã không có khoản chi tiêu để mua động cơ của Nga.
Tuy nhiên, tình hình thực tế vẫn buộc ngân sách quân sự Mỹ năm 2016 dành ra khoản chi phí để mua thêm 20 động cơ RD-180, đồng thời vạch ra chương trình chế tạo động cơ tên lửa riêng của mình.
Tuy nhiên, tôi có cảm tưởng rằng thời hạn đặt ra như vậy là quá ngắn để có thể thành công. Người Mỹ ngay từ giữa những năm 1990, khi bắt đầu nhận các động cơ tên lửa RD-180, đã cố gắng “bắt chước” nhưng không đem lại bất cứ kết quả nào", chuyên gia Mỹ Viktor Mukharovsky nói.
"Không có RD-180, sẽ là thảm họa cho an ninh quốc gia của Mỹ”, John Logsdon, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Viện chính sách vũ trụ tại Đại học George Washington thừa nhận.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|1x@]
{tbody}
{tr}
{td}
my-mua-them-dong-co-rd180-cua-nga-cho-ten-lua_91518587.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}Các chuyên gia bên động cơ tên lửa.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Còn nhớ, hồi cuối tháng 12/2015, hợp đồng đặt mua 29 động cơ tên lửa RD-180 của Nga để phục vụ cho mục đích dân sự và thương mại được Mỹ thực hiện trước khi phương Tây ban bố các lệnh trừng phạt đối với Nga vì những bất đồng liên quan đến cuộc khủng hoảng ở Ukraine.
Đơn đặt hàng lần này được ký sau khi Quốc hội Mỹ thông qua gói chi tiêu khổng lồ cho phép nới lỏng lệnh cấm sử dụng động cơ của Nga để phóng các vệ tinh quân sự và tình báo trong năm tài khóa 2016.
Động cơ RD-180 của Nga sẽ được dùng để nâng tên lửa Atlas 5 cho đến khi động cơ mới do Mỹ phát triển được cấp phép sử dụng.
 
Status
Không mở trả lời sau này.