Status
Không mở trả lời sau này.
Chi Hội Phó OSFI
10/11/06
1.046
3
0
anhbocau nói:
Đối với kinh doanh dạng cá nhân , cá thể , em thấy khó kiểm soát mấy cai sau :
- Định mức năng lượng tiêu thụ ( điện , nước , xăng ) .
- Nguyên vật liệu sản xuất .
- Hàng hóa hư hao , đổ bể , mất mát......
- Tiền trà nước , cà phê , tiếp khách .
- Khấu trừ lương cho chính bản thân không hợp lý với lợi nhuận .
Lập bảng theo dõi , sổ sách là việc sợ làm nhất của đối tượng này . Và phải "nắm" từ đâu để làm thay đổi tình hình ? Phải học tiếp thôi .

Kinh nghiệm của em là không đi vào chi tiết, chỉ so sánh với:
1. Tháng trước
2. Dự kiến
3. Cùng kỳ
Nếu có thay đổi đột biến thì mới rà soát kỹ.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
24/11/06
3.928
20.485
113
Vietnam
Nhìn vào các chỉ số tài chính là chúng ta có thể biết được mức chi phí của DN mình sử dụng để tạo ra lợi nhuận như thế nào - ai cũng biết. Vấn đề đưa ra thì các bác cũng nắm như các ý trên. Tuy nhiên, cách để làm sao biến " thành hiện thực" các mớ lí thuyết đó mới là vấn đề. Các bác nào có mô hình có thể áp dụng để chia sẻ với mọi người không ??
 
Bò Hóng
13/12/06
8.363
79.294
113
Cắt giảm chi phí là câu nói cửa miệng trong bất cứ lúc nào. Mỗi khi cần gia tăng lợi nhuận thì cái này lại được phát biểu.
Nói chung bảo cắt mà cắt là rất khó. Bảo giảm cái này thì nó lại tăng cái kia. Không đặng đừng mới áp dụng cái này
 
Chủ Tịch OSFI
27/3/06
9.349
164.994
113
www.phindeli.com
Hồi em còn làm quản lý cho bọn Tư bản giãy chết, nguyên tắc quản lý là như thế này:

1- Đặt ra mục tiêu phát triển về ngắn hạn và dài hạn (ngắn là 1 năm, trung hạn là 3-5 năm, dài là 10-15 năm) cho các chỉ số cơ bản sau:
- Thị phần và doanh thu
- Lợi nhuận
2 cái này nó hơi ... ngược nhau: muốn thị phần tăng nhanh thì phải bán giá rẻ, chi phí nhiều, dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí chấp nhận lỗ vài năm.

2. Sau khi đã xác định được chiến lược phát triển (tức muốn tăng thị phần nhanh hay chậm hay vừa vừa), lập ra các kế hoạch tài chính cho năm 1,2,3,4,5. Kế hoạch này còn gọi là P&L (Profit & Lost). Trong kế hoạch này sẽ có:
- Doanh thu từng năm (nếu là kế hoạch năm thì chia ra doanh thu từng tháng/quý)
- Chi phí từng năm.
- Lợi nhuận từng năm (có thể âm hoặc dương, dĩ nhiên trong kế hoạch thì lợi nhuận phải tăng dần)

Trong mục chi phí, sẽ chia ra nhiều tiểu mục chi phí:
- Chi phí Hành chánh nhân sự (văn phòng, lương thưởng cho nhân viên, điện nước, công tác phí ...vv)
- Chi phí hàng hóa đầu vào (cost of goods).
- Chi phí kho bãi vận chuyển (logistics)
- Chi phí Sales & Distribution (đội ngũ nhân viên bán hàng, chiết khấu cho nhà phân phối)
- Chi phí Quảng cáo & Khuyến mãi.

Quản lý chi phí theo nguyên tắc: On-Plan: có nghĩa là Doanh thu/ Chi phí/ Lợi nhuận đều phải theo kế hoạch:
- Review doanh thu/chi phí/lợi nhuận mỗi qúy, xem có bám sát theo kế hoạch hay không. Nếu không => phân tích và giải thích Tại Sao => kiến nghị chỉnh sửa kế hoạch/ thay đổi nhân sự phụ trách công việc.

3. Trong giai đoạn khủng hoảng như thế này, có thể có 2 chiến lược khác nhau:
- Một là thu hẹp hoạt động: cắt giảm chi phí => chấp nhận giữ nguyên hoặc giảm thị phần, bảo vệ lợi nhuận.
- Hai là mở rộng hoạt động để giành thị phần: trong lúc các đối thủ cạnh tranh thu hẹp hoạt động, ta tăng chi phí Phân phối, khuyến mãi, tiếp thị quảng cáo để giành lấy thị phần từ các đối thủ. Ngắn hạn (vài ba năm) ta có thể lỗ hoặc lời ít, về lâu dài thì Thị phần sẽ mang lại Lợi nhuận. Dĩ nhiên, lỗ cũng phải theo kế hoạch.

Các bác có thể tham khảo xem có thể áp dụng cho ngành hàng của mình được hay không.
 
Last edited by a moderator:
Full Sinopharm
25/12/09
2.700
33.337
113
anhbocau nói:
Thưa các bác , mợ . Trong thời buổi lạm phát , bài toán giảm chi phí cũng là một giải pháp cần được thực hiện . Chi phí nội bộ là những khoản chi linh tinh , chiếm một tỉ trọng không nhỏ trong các loại chi phí của doanh nghiệp .
Vời các doanh nghiệp có cơ cấu rõ ràng thì đã có kế toán thống kê .
Nhưng với loại hình kinh doanh cá thể ( chiếm không nhỏ trong FI ), việc thống kê - quản lý các chi phí xem ra còn chưa thành thói quen và cũng không biết bắt đầu từ đâu ?!?
Mời các bác cho ý kiến tư vấn . Cách làm sao cho hợp lí .

Theo sách thì đơn giản: ở mức chiến lược thì cắt giảm các mức trung gian trong chuỗi giá trị của mình. Ví dụ như mua nguyên vật liệu thì mình chuyển từ nhà cung cấp nhỏ lẻ sang nhà cung cấp sỉ. Ở mức quản lý hàng ngày thì chịu khó quan sát, nhắc nhở nhân viên tiết kiệm từng công đoạn.
Còn theo em làm thực tế thì doanh nghiệp nhỏ em chỉ dùng người nhà (và chọn lọc kỹ) làm quản lý, rất ít dùng người ngoài. Quản lý đơn giản ít người nhất có thể. Ngoài ra thì chia lợi nhuận như cổ đông chứ không phải chỉ lương. Đã là DN nhỏ thì theo em phải nhỏ gọn tối đa, ít người, quy trình đơn giản, trực tiếp, làm việc hiệu quả.
Em không cần quản lý từng hạng mục vì đơn giản là kiểm soát kỹ từng công đoạn thì không thể có lãng phí.
 
23/10/06
14.700
5.170
113
onlinecafe nói:
anhbocau nói:
Đối với kinh doanh dạng cá nhân , cá thể , em thấy khó kiểm soát mấy cai sau :
- Định mức năng lượng tiêu thụ ( điện , nước , xăng ) .
- Nguyên vật liệu sản xuất .
- Hàng hóa hư hao , đổ bể , mất mát......
- Tiền trà nước , cà phê , tiếp khách .
- Khấu trừ lương cho chính bản thân không hợp lý với lợi nhuận .
Lập bảng theo dõi , sổ sách là việc sợ làm nhất của đối tượng này . Và phải "nắm" từ đâu để làm thay đổi tình hình ? Phải học tiếp thôi .
Kinh nghiệm của em là không đi vào chi tiết, chỉ so sánh với:
1. Tháng trước
2. Dự kiến
3. Cùng kỳ
Nếu có thay đổi đột biến thì mới rà soát kỹ.

Ý kiến của em gần giống bác! Phân tích biến động chi phí hàng tháng, quý... với cùng kỳ xem có phù hộ với chu kỳ sản xuất hay không, cũng như là tỷ lệ doanh thu với giá vốn và chi phí có phù hợp hay không. Còn nếu biến động chi phí theo chiều hướng mất kiểm soát theo kế hoạch tài chính thì xem lại vấn đề kiểm soát nội bộ của đơn vị!
 
Hạng F
12/9/10
6.651
47.434
113
49
Bà Tó
tuando nói:
3. Trong giai đoạn khủng hoảng như thế này, có thể có 2 chiến lược khác nhau:
- Một là thu hẹp hoạt động: cắt giảm chi phí => chấp nhận giữ nguyên hoặc giảm thị phần, bảo vệ lợi nhuận.
- Hai là mở rộng hoạt động để giành thị phần: trong lúc các đối thủ cạnh tranh thu hẹp hoạt động, ta tăng chi phí Phân phối, khuyến mãi, tiếp thị quảng cáo để giành lấy thị phần từ các đối thủ. Ngắn hạn (vài ba năm) ta có thể lỗ hoặc lời ít, về lâu dài thì Thị phần sẽ mang lại Lợi nhuận. Dĩ nhiên, lỗ cũng phải theo kế hoạch.

Các bác có thể tham khảo xem có thể áp dụng cho ngành hàng của mình được hay không.
Từ phân tích của bác , em mạn phép áp dụng như sau :
- Một : dánh cho các mặt hàng đang bị canh tranh về giá . Giá trị lợi nhuận không còn thu hút nhưng vẫn phải duy trì .
- Hai : dành cho các mặt hàng chủ lực , giá trị lợi nhuận cao .
Việc tiết giảm chi phí thì như các bác đã nêu .
Em cảm ơn các bác nhiều .
 
Hạng D
24/11/06
3.928
20.485
113
Vietnam
Đa phần các bác có công ty ở trên FI này làm dịch vụ, tư vấn bằng nước bọt thì quản lý chi phí thì đâu phải là vấn đề quan trọng, chủ yếu là tóm được món hàng nào ngon là quan trọng thôi, trúng 1 quả ăn cả năm :)

Phần bác tuando trình bày đa phần cho các công ty SX và phân phối nhấn mạnh việc phân tích chi phí các hoạt động tạo giá trị trong value chain của công ty. Về việc chiến lược sản phẩm , marketing, tái cấu trúc DN, porfolio.... lại là một khái niệm khác ko nằm trong vấn đề quản lý chi phí nội bộ ( theo em nghĩ thế)
 
Hạng B2
3/12/10
407
2
18
45
onlinecafe nói:
Nếu là doanh nghiệp rất nhỏ như hộ kinh doanh cá thể thì không thế áp dụng được mớ lý thuyết cao siêu về quản lý chi phí đâu bác anhbocau ạ.

Em cho rằng nếu muốn quản lí chi phí hiệu quả, thì các bước tiến hành là:

1. Lập bảng theo dõi chi phí theo tháng, được phân loại minh bạch theo chi phí cố định và không cố định, trong mỗi phân loại, chia thành các mục nhỏ hơn nữa.
2. Tập dự trù chi phí theo tháng, rồi theo năm cho mỗi phân loại/ mục
3. Liên tục đối chiếu với dự trù và số liệu các tháng trước
4. Đánh giá hiệu quả của từng loại chí phí (cụ tỷ là với doanh thu, thường câu hỏi là chi chí tăng thì doanh thu có tăng không? và tăng bao nhiêu?)
5. Xây dựng mục tiêu cắt giảm hay nâng cấp như bác chaugiahien đã nói
e đạt nặng vấn đề hiệu quả đối với bất cứ khoảng chi tiêu nào, ko hẳn tiết kiệm là đúng, chi tiêu mà mang lại hiệu quả nhất mới là điều hợp lí.

Trong một doanh nghiệp lớn hơn, thì tụi em hay thay cụm từ "Cắt giảm chi phí" bằng "Nâng cao năng suất lao động" ạ :D vì thường những chi phí không hợp lý lại bắt nguồn từ quy trình không hợp lý.
nếu như doanh thu có tăng nhưng đối chiếu với số liệu trc đó, cho thấy lợi nhuận k tăng, vậy chi phí đó có đc xem là hiệu quả...mình đánh giá như thế nào khi k tối đa hóa đc lợi nhuận?
 
Hạng D
24/10/10
3.407
14.794
113
bữa nay em ngồi tìm mấy bài cũ, thấy chủ đề này hay quá, mọi người bàn tiếp đi ạ !!
080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif


tuando nói:
Hồi em còn làm quản lý cho bọn Tư bản giãy chết, nguyên tắc quản lý là như thế này:

1- Đặt ra mục tiêu phát triển về ngắn hạn và dài hạn (ngắn là 1 năm, trung hạn là 3-5 năm, dài là 10-15 năm) cho các chỉ số cơ bản sau:
- Thị phần và doanh thu
- Lợi nhuận
2 cái này nó hơi ... ngược nhau: muốn thị phần tăng nhanh thì phải bán giá rẻ, chi phí nhiều, dẫn đến lợi nhuận thấp, thậm chí chấp nhận lỗ vài năm.

2. Sau khi đã xác định được chiến lược phát triển (tức muốn tăng thị phần nhanh hay chậm hay vừa vừa), lập ra các kế hoạch tài chính cho năm 1,2,3,4,5. Kế hoạch này còn gọi là P&L (Profit & Lost). Trong kế hoạch này sẽ có:
- Doanh thu từng năm (nếu là kế hoạch năm thì chia ra doanh thu từng tháng/quý)
- Chi phí từng năm.
- Lợi nhuận từng năm (có thể âm hoặc dương, dĩ nhiên trong kế hoạch thì lợi nhuận phải tăng dần)

Trong mục chi phí, sẽ chia ra nhiều tiểu mục chi phí:
- Chi phí Hành chánh nhân sự (văn phòng, lương thưởng cho nhân viên, điện nước, công tác phí ...vv)
- Chi phí hàng hóa đầu vào (cost of goods).
- Chi phí kho bãi vận chuyển (logistics)
- Chi phí Sales & Distribution (đội ngũ nhân viên bán hàng, chiết khấu cho nhà phân phối)
- Chi phí Quảng cáo & Khuyến mãi.

Quản lý chi phí theo nguyên tắc: On-Plan: có nghĩa là Doanh thu/ Chi phí/ Lợi nhuận đều phải theo kế hoạch:
- Review doanh thu/chi phí/lợi nhuận mỗi qúy, xem có bám sát theo kế hoạch hay không. Nếu không => phân tích và giải thích Tại Sao => kiến nghị chỉnh sửa kế hoạch/ thay đổi nhân sự phụ trách công việc.

3. Trong giai đoạn khủng hoảng như thế này, có thể có 2 chiến lược khác nhau:
- Một là thu hẹp hoạt động: cắt giảm chi phí => chấp nhận giữ nguyên hoặc giảm thị phần, bảo vệ lợi nhuận.
- Hai là mở rộng hoạt động để giành thị phần: trong lúc các đối thủ cạnh tranh thu hẹp hoạt động, ta tăng chi phí Phân phối, khuyến mãi, tiếp thị quảng cáo để giành lấy thị phần từ các đối thủ. Ngắn hạn (vài ba năm) ta có thể lỗ hoặc lời ít, về lâu dài thì Thị phần sẽ mang lại Lợi nhuận. Dĩ nhiên, lỗ cũng phải theo kế hoạch.

Các bác có thể tham khảo xem có thể áp dụng cho ngành hàng của mình được hay không.

Riêng em, trong dịch vụ giải trí, khoảng 1 quý nay em tìm cách cắt giảm chi phí bằng cách:

- Giảm các vị trí mà có thể thay thế hoặc luân chuyển người, mục đích là tăng thu nhập cho 1 cá nhân hơn là chia nhỏ thu nhập ra. Chẳng hạn, ngày xưa mỗi em 1 việc, giờ thì 2 em 3,4 việc. Quỹ lương em vẫn giữ nguyên mà lương từng nhân viên tăng lên thấy rõ mà vẫn không phải tăng giờ làm lên bao nhiêu, do giảm được đầu lương, bọn nhóc cũng phấn khởi trong thời kỳ khủng hoảng này.

- Các món xa xỉ đắt tiền có hao phí nguyên vật liệu cao mà khách hàng ít order em theo dõi nếu trong 1 khoảng thời gian nhất định không có cầu về món đó nhiều nữa em cũng mạnh dạn cắt khỏi menu. Khách cũng chẳng vặn vẹo gì, mà nhân viên em đỡ phải lích kích chế biến, tập trung làm cái khác. Cả 3 cùng có lợi : em không tăng chi phí đội vào giá thành, khách không phải chịu giá dịch vụ cao và nhân viên em cũng dành thời gian đó để làm cái khác để tăng thu nhập.

Việc giảm các khoản trung gian thì em đã giảm tối đa rồi, từ 2 năm nay toàn mua chợ Bình Tây bán tận khách hàng lẻ, bọn bạn em toàn chọc là "mua gốc bán ngọn" nên giờ cắt nữa em chẳng biết cắt ngả nào he he.
 
Status
Không mở trả lời sau này.