Hạng F
12/9/10
6.652
41.194
113
48
Bà Tó
Cách thay lốp xe
( oto hui , youtube )





Bạn chưa bao giờ phải thay lốp xe? Nếu vậy thì bạn thật may mắn.
Tuy nhiên bạn càng lái xe nhiều thì khả năng một ngày nào đó lốp xe của bạn bị xịt càng lớn. Tốt hơn hết hãy chuẩn bị cho việc thay lốp hơn là việc bạn bị kẹt ở một lề đường nào đó. Kể cả khi bạn vừa mới thay một chiếc lốp xì hơi xong, thì bạn vẫn nên theo dõi các bước cơ bản sau:
Bạn cần
  • Một chiếc lốp dự trữ (kiểm tra để chắc chắn rằng chiếc lốp đã được bơm đầy hơi) Nếu như xe bạn không được trang bị bơm điện hoặc bơm....cơm .
  • Cờ lê ống
  • Con đội
  • Một mảnh ván gỗ , làm giảm lực lún của con đội (phòng khi bạn đỗ xe ở nền đất yếu )
  • Găng tay lao động
  • Một túi nhựa hoặc một vài túi đựng rác thải
Trong trường hợp lốp bị xịt khi đang đi xe vào ban đêm, cần có thêm
  • Đèn báo nguy hiểm có in hình tam giác lớn
  • Đèn pin
Khả năng xe của bạn đã có một vài dụng cụ như trên, nhưng để sẵn sàng xử lý khi xe bị xịt lốp thì bạn cần chuẩn bị đủ.

Bước 1 : Bình tĩnh phanh từ từ và tạt xe vào lề đường ở vị trí an toàn, bằng phẳng, khá đủ chỗ trống để tiến hành thao tác lắp bánh xe thuận tiện nhất. Không nên dừng xe ở các khúc cua mà xe bạn không được quan sát từ xa.

Bước 2 : Tắt máy, kéo phanh tay, vào số 1 hoặc P với xe số tự động, cầm chìa khóa theo mình.

Bước 3 : Bật đèn báo hiệu sự cố (nút màu đỏ có in hình tam giác lớn trên táp lô) hoặc mở nắp capô để cảnh báo lái xe khác biết xe bạn đang được sửa chữa. Nên đặt biển báo hiệu sửa chữa cách ít nhất 10m ở vị trí dễ nhận biết trên đường.

Ở một số xe cũ , thắng tay không còn tác dụng thì nên chèn bánh sau phía bên kia ( nếu mở bánh trước ) hoặc chèn bánh trước phía bên kia ( nếu mở bánh sau ) . Thao tác này cũng nên thực hiện khi xe bất đắc dĩ phải đỗ trên đoạn đường dốc .

Bước 4: Lấy hộp đồ nghề (kích, cờ lê) và lốp dự phòng ra khỏi cốp sau của xe, nên kiểm tra tình trạng các thiết bị này. Khóa xe phòng trường hợp kẻ xấu có thể lợi dụng lúc bạn đang bận thao tác để lấy cắp đồ trên xe.

Bước 5 : Nới lỏng ốc theo cách nới chéo các ốc đối diện nhau trước, tuần tự theo hình ngôi sao. Chú ý, việc này được làm trước khi kích lốp lên, để khi tháo ốc ra không bị trượt theo bánh.

Bước 6 : Kích lốp xe ở đúng vị trí theo hướng dẫn, thường trên kích cũng có dán một sơ đồ chỉ dẫn nhỏ. Kích nâng bánh xe tách khỏi mặt đất một chút rồi hạ xuống vài chục mm đến khi bánh tỳ nhẹ xuống mặt đường sao cho nó không phải chịu tải lớn nhưng cũng không quay tự do. Cẩn thận, tránh làm chầy xước tay khi xoay bộ mở ốc.
Ở một vài nơi bạn đỗ xe có nền đất yếu , kích ( con đội ) sẽ có thể bị lún , rất nguy hiểm nếu như bạn đã tháo bánh xe ra khỏi . Khi này , miếng ván bạn đem theo , hãy lót dưới con đội .
05.jpg


Bước 7 : Tháo lốp đang hỏng ra khỏi xe, và chuyển nó về vị trí gần với cốp sau xe (khi tháo ốc, cần để cẩn thận một chỗ, tránh rơi mất ốc).

- Để tháo bu-lông ra khỏi lazăng bạn hãy vặn ngược kim đồng hồ. Nếu bu-lông quá chặt thì hạ thêm tầm kích cho bánh xe bám chắc lề đường và tiếp tục vặn cho tới khi tháo hết bu-lông.
- Lưu ý, nên tháo từng bu-lông theo hình ngôi sao. Trước tiên, tháo một bu-lông bất kỳ, tiếp theo là tháo chiếc ở phía đối diện, cứ thế tiến hành cho tới khi hết bu-lông.
- Sau đó nâng kích lên cho mặt lốp cần thay thế cao hơn mặt đường vài cm. Nhấc lốp xẹp ra ngoài. Mục đích việc nâng kích cao là để vừa khoảng trống cho chiếc bánh mới đầy hơi.

Bước 8 : Lắp lốp dự phòng vào.
08.jpg
Bước 9 : Sau khi lốp dự phòng đã vào đúng vị trí, vặn ốc bằng tay cho chặt rồi siết ốc ( bằng cờ lê ) nhẹ cho đến khi thấy nặng tay. Thao tác siết hình ngôi sao như khi tháo bánh .

- Hạ kích từ từ, đảm bảo không vật nào nằm dưới lốp hoặc gầm xe, cho bánh xe tỳ xuống mặt đường đủ chắc để hãm lốp xoay rồi siết chặt cho đủ lực. Cách nhận biết “đủ lực” là khi bạn nghe thấy tiếng kêu “tạch tạch” trên thân bu-lông.
- Nâng kích và xoay thử bánh xe vài vòng để kiểm tra thao tác lắp có gì sai sót không. Nếu bánh xe quay êm là được.

Bước 10 : Thu hồi dụng cụ, và lốp xẹp, đảm bảo bạn không để quên thứ gì ở lại.
Nổ máy cho xe chạy thử và để ý xem xe có phát ra tiếng ồn hay rung lắc lạ hay không. Nếu cảm thấy không an tâm thì sau đó bạn nên mang xe đến trạm sửa chữa để kiểm tra lại.

Ở một số xe hiện đại, bánh xe dự phòng được chế tạo theo quy cách khác so với lốp chính. Do vậy, bạn nên mang lốp xe bị hết hơi tới trạm bảo hành và sửa lại để lắp về chỗ cũ. Vì lốp xẹp có cùng độ mòn với 3 lốp còn lại trên xe, nên sử dụng tiếp để giúp cho việc thay từng cặp bánh sau này được đồng bộ.


Xem thêm :
Các vật dụng cần thiết có trên xe


Kí hiệu - ý nghĩa các đèn cảnh báo quan trọng trên tap-lô


Cách đấu nối bình ắc quy để khởi động máy khi xe hết điện bình hoặc Cái này ! Có hình minh họa

Kiểm tra và thay thế cầu chì bảo vệ

Thay thế bóng đèn pha bị đứt
 
Last edited by a moderator:
Hạng F
8/10/10
6.364
2.031
113
Q7 - Sài Gòn
Re:Tự trang bị kĩ năng xử lý Pan khi lưu thông trên đường ( sưu tầm ) Cùng nhau góp sức !!

Bài post hữu ích cho tất cả. Thanks bác.
 
Hạng B2
30/7/10
330
1
18
Re:Tự trang bị kĩ năng xử lý Pan khi lưu thông trên đường ( sưu tầm ) Cùng nhau góp sức !!

080402cool_prv.gif
080402cool_prv.gif
 
Hạng D
13/9/09
3.006
10.477
113
52
Re:Tự trang bị kĩ năng xử lý Pan khi lưu thông trên đường ( sưu tầm ) Cùng nhau góp sức !!

Cảm ơn anhbocau đã mở đầu một thớt hữu ích cho các bác tài trên đường thiên lý. Em có một đề nghị nhỏ: bác edit tên thớt bắt đầu bằng [S.O.S] để tập trung 1 series bài của Nhóm S.O.S theo đúng tinh thần hỗ trợ tương trợ đã thống nhất trong buổi gặp mặt hôm qua nhé. TKS bác

Em sẽ cố gắng đóng góp bài.
 
Hạng C
29/9/07
677
98
28
Sai Gon
Re:Tự trang bị kĩ năng xử lý Pan khi lưu thông trên đường ( sưu tầm ) Cùng nhau góp sức !!

Ở Bước 7, "...nhấc lốp xẹp ra ngoài": Tưởng đơn giản nhưng không phải! Bánh xe dính rất chặt dù đã tháo tất cả bu-lông ra ngoài! Em bị khi lần đầu tiên tháo bánh, tưởng mình còn sót khâu nào nên không dám kéo mạnh, đành phải kêu thợ tới. Bác thợ tới dùng chân đạp thật mạnh 2, 3 phát như muốn lật xe :D, thế là bánh rơi ra.
 
Hạng F
12/9/10
6.652
41.194
113
48
Bà Tó
Re:Tự trang bị kĩ năng xử lý Pan khi lưu thông trên đường ( sưu tầm ) Cùng nhau góp sức !!

Đèn báo và đồng hồ đo trên bảng táp lô là những tín hiệu thể hiện sức khỏe của ô tô. Mỗi chiếc đèn và đồng hồ làm nhiệm vụ cảnh báo khác nhau khi có hỏng hóc ở động cơ hoặc các bộ phận khác.

Thông thường khi bật chìa khoá, toàn bộ đèn trên bảng điều khiển sẽ sáng lên nhưng sau vài giây sẽ tắt ngay. Nếu các đèn báo vẫn sáng thì có 3 màu thông thường để cảnh báo về cấp độ: <span style=""color: #339966;""> </span>
<span style=""color: #339966;""> XANH</span> ( chú ý) ví như đèn tín hiệu xin đường chưa tắt .
Các loại đèn màu xanh (nếu sáng trong khi xe hoạt động) thường chỉ là đèn nhắc người lái về tình trạng hoạt động thiết bị, như đèn báo tín hiệu đang bật, đèn pha đang ở chế độ chiếu xa, điều hoà đang bật...Những loại đèn này không ảnh hưởng đến tính an toàn của xe.
<span style=""color: #ffff00;""> VÀNG</span> , cảnh báo có thể có nguy hiểm , như xe sắp hết xăng .
<span style=""color: #ff0000;""> ĐỎ</span> , NGUY HIỂM , như đèn báo mất áp lực dầu.

Hãy chú ý đèn cảnh báo sáng lên trên bảng công cụ khi bạn lái xe lần tới. Sau đây là ý nghĩa của một vài đồng hồ báo và đèn báo khi chúng sáng lên.

den-chi-bao_1.jpg

Đèn báo/đồng hồ báo nhiệt độ chất làm mát.
Đèn này sẽ sáng lên hoặc kim chỉ trên đồng hồ báo chỉ vào vùng đỏ khi nhiệt độ chất làm mát động cơ vượt quá giới hạn an toàn cao nhất. Đèn này có thể nhấp nháy ngắt quãng nếu thời tiết nóng, đặc biệt là khi lái trong tình trạng dừng đỗ liên tục như khi tắc nghẽn giao thông.
Nếu đèn này sáng liên tục hoặc kim chỉ nhiệt độ không giảm, hãy đỗ xe vào lề đường và tắt máy. Mở nắp capô để làm mát động cơ. Nếu bạn thấy hơi nước bốc lên, hãy nâng nắp capô cẩn thận và tìm ống làm mát bị rò rỉ. Nếu vết rò rỉ lớn, đừng khởi động xe, hãy gọi cứu hộ.
***Đừng dại dột mở nắp đậy thùng nước làm mát khi động cơ đang nóng , nó có thể làm bạn bị bỏng vì nước sôi bắn tung tóe ra ngoài! :D


den-chi-bao_2.jpg

Đèn báo áp suất dầu.
Đèn này sẽ sáng khi bạn mở khoá khởi động và sau đó tắt ngay khi động cơ hoạt động.
Nếu đèn tiếp tục sáng khi bạn đang lái, hãy dừng xe ngay và tắt động cơ để đảm bảo an toàn. Hãy để động cơ bớt nóng, lấy que thăm dầu kiểm tra mức dầu. Bổ sung thêm dầu nếu cần thiết. Nếu đèn cảnh báo vẫn sáng cho dù mức dầu đúng thì đừng khởi động động cơ. Hãy tìm sự hỗ trợ từ xưởng sửa chữa.

den-chi-bao_3.gif

Đèn hệ thống nạp.
Đèn này giám sát “sức khỏe” của hệ thống nạp và cảnh báo lỗi trước khi bạn bị kẹt với một chiếc xe chết máy giữa đường cao tốc vắng người. Đèn báo nạp (CHARGE) sáng lên để cho thấy máy phát không nạp điện cho ắc quy. Nguyên nhân có thể là do dây cu roa dẫn động bị hỏng hoặc máy phát điện bị hỏng. Bạn vẫn có thể lái thêm một quãng đường ngắn để tìm sự giúp đỡ nếu đèn này sáng.

den-chi-bao_4.gif

Đèn báo động cơ.
Nếu động cơ đang hoạt động và đèn này sáng thì có thể hệ thống quản lý động cơ đã bị lỗi.
Hãy dừng xe và tắt máy. Đợi vài phút, sau đó khởi động lại động cơ để đặt lại hệ thống. Bạn vẫn có thể lái an toàn nếu động cơ không có lỗi nào khác. Nhưng hãy đem xe đến xưởng sửa chữa để kiểm tra càng sớm càng tốt.

den-chi-bao_5.jpg

Đèn báo hệ thống phanh.
Đèn phanh (BRAKE) sẽ sáng lên vì nhiều lý do. Nó cảnh báo lái xe nếu một nửa hệ thống phanh thủy lực bị hỏng và mất áp suất. Điều này cũng có nghĩa là mức chất lỏng thấp trong xi lanh phanh chính. Giải thích một cách đơn giản là phanh tay sẽ không nhạy như bình thường.

P/S : để tường tận hơn , bạn chịu khó đọc qua HDSD mà hãng sx xe cung cấp .
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: mquangs
Hạng C
23/2/10
596
1
18
Re:Tự trang bị kĩ năng xử lý Pan khi lưu thông trên đường ( sưu tầm ) Cùng nhau góp sức !!

Thanks Anhbocau, rất bổ ích cho lái mới như em
 
Hạng F
8/4/09
5.641
416
83
50
đâu nhỉ?
anhbocau nói:
Cách thay lốp xe
( oto hui , youtube )






Bước 5 : Nới lỏng ốc theo cách nới chéo các ốc đối diện nhau trước, tuần tự theo hình ngôi sao. Chú ý, việc này được làm trước khi kích lốp lên, để khi tháo ốc ra không bị trượt theo bánh.
Bước này em thấy nên bổ sung như vầy: chữ NỚI diễn giải rõ tí :Mở tán ra khi bánh còn tiếp xúc với đường nhưng không tháo hết , đề phòng bánh rơi ra trước khi kích.
 
Hạng F
8/4/09
5.641
416
83
50
đâu nhỉ?
Đèn báo/đồng hồ báo nhiệt độ chất làm mát.
Đèn này sẽ sáng lên hoặc kim chỉ trên đồng hồ báo chỉ vào vùng đỏ khi nhiệt độ chất làm mát động cơ vượt quá giới hạn an toàn cao nhất. Đèn này có thể nhấp nháy ngắt quãng nếu thời tiết nóng, đặc biệt là khi lái trong tình trạng dừng đỗ liên tục như khi tắc nghẽn giao thông.
Nếu đèn này sáng liên tục hoặc kim chỉ nhiệt độ không giảm, hãy đỗ xe vào lề đường và tắt máy. Mở nắp capô để làm mát động cơ. Nếu bạn thấy hơi nước bốc lên, hãy nâng nắp capô cẩn thận và tìm ống làm mát bị rò rỉ. Nếu vết rò rỉ lớn, đừng khởi động xe, hãy gọi cứu hộ.
Đừng dại dột mở nắp đậy thùng nước làm mát, nó có thể làm bạn bị bỏng vì nước sôi bắn tung tóe ra ngoài!