Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
16/3/12
184
18
18
www.masteri-thaodien.com.vn
hoatuylipden nói:
Sài Gòn Pearl do Tập đoàn xây dựng SSG thiết kế và thi công. Giai đoạn 3 gồm một toà cao ốc văn phòng 41 tầng và một khu biệt thự, mỗi căn biệt thự có diện tích từ 87 - 167m2, giá dao động từ 8,6 - 9,2 ngàn Usd/m2.

Ở giai đoạn 1 bạn em làm ở bộ phận thiết kế được mua ưu đãi chỉ 5tỷ/căn 125m2, nhưng k có lúa nên bỏ mất cơ hội thành "Đa dại" rùi, bây giờ giá của nó khoảng 25tỷ. Hic hic của trời cho mà k lụm được....thiệt là đao lòng.:(:(:(:(
biệt thự mà có 87m2 thì không biết ở cái kiểu gì...bác có nhầm sang diện tích căn hộ hay ko?
 
Hạng B1
3/10/11
50
1
6
46
window nói:
Với mức ja mà bác hoatuylipden nói thì e nghĩ có lẽ chỉ có trong nội bộ gia đình, người thân wuen của SSG mua thui ....
Đúng rồi đó bác, giá này chỉ bán ưu đãi cho người trực tiếp thiết kế và quản lý thi công dự án thôi.
 
Full Sinopharm
25/12/09
2.706
33.342
113
hoatuylipden nói:
window nói:
Với mức ja mà bác hoatuylipden nói thì e nghĩ có lẽ chỉ có trong nội bộ gia đình, người thân wuen của SSG mua thui ....
Đúng rồi đó bác, giá này chỉ bán ưu đãi cho người trực tiếp thiết kế và quản lý thi công dự án thôi.

Nói chính xác hơn là hồi đó bán không được nên chủ đầu tư trả tiền thiết kế và thi công bằng biệt thự.
Vàng lúc đó có 5tr/cây thôi; giá bán lúc đó hình như 36tr/m2. Đất nền gần đó có 10-15tr/m2.
 
SSG
Tập Lái
29/5/12
5
0
0
Giai đoạn I và II thi công chuẩn như hình bên dưới thì giai đoạn III bán cho "ma" ah!!!

chatluongssg012.jpg


chatluongssg053.jpg


chatluongssg096.jpg


chatluongssg064.jpg


chatluongssg061.jpg

chatluongssga001.jpg


chatluongssg046.jpg


chatluongssg019.jpg


chatluongssg013.jpg


chatluongssga002.jpg
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
24/5/12
145
0
0
REAL ESTATE WORLD
lucsi nói:
hoatuylipden nói:
window nói:
Với mức ja mà bác hoatuylipden nói thì e nghĩ có lẽ chỉ có trong nội bộ gia đình, người thân wuen của SSG mua thui ....
Đúng rồi đó bác, giá này chỉ bán ưu đãi cho người trực tiếp thiết kế và quản lý thi công dự án thôi.

Nói chính xác hơn là hồi đó bán không được nên chủ đầu tư trả tiền thiết kế và thi công bằng biệt thự.
Vàng lúc đó có 5tr/cây thôi; giá bán lúc đó hình như 36tr/m2. Đất nền gần đó có 10-15tr/m2.
Bác hoatuylipden đang đề cập tới giá bán của giai đoạn III đó bác lucsi àh (giá dao động từ 8,6 - 9,2 ngàn Usd/m2). Còn 126 căn đầu thì giá nó cũng khoảng trên dưới 35 triệu/m2 gí đó
- Ý thế mà e có nghe đâu đó 1 số thông tin khách hàng thân của e nói là 37 căn đợt III này trong nội bộ SSG xơi cũng gần hết rùi, đặc biệt những căn có vị trí tương đúi ok.......chẳng bít tin thật hay tin đồn nữa
 
Tập Lái
21/6/12
47
0
0
11
Sài Ghềnh
window nói:
lucsi nói:
hoatuylipden nói:
window nói:
Với mức ja mà bác hoatuylipden nói thì e nghĩ có lẽ chỉ có trong nội bộ gia đình, người thân wuen của SSG mua thui ....
Đúng rồi đó bác, giá này chỉ bán ưu đãi cho người trực tiếp thiết kế và quản lý thi công dự án thôi.

Nói chính xác hơn là hồi đó bán không được nên chủ đầu tư trả tiền thiết kế và thi công bằng biệt thự.
Vàng lúc đó có 5tr/cây thôi; giá bán lúc đó hình như 36tr/m2. Đất nền gần đó có 10-15tr/m2.
Bác hoatuylipden đang đề cập tới giá bán của giai đoạn III đó bác lucsi àh (giá dao động từ 8,6 - 9,2 ngàn Usd/m2). Còn 126 căn đầu thì giá nó cũng khoảng trên dưới 35 triệu/m2 gí đó
- Ý thế mà e có nghe đâu đó 1 số thông tin khách hàng thân của e nói là 37 căn đợt III này trong nội bộ SSG xơi cũng gần hết rùi, đặc biệt những căn có vị trí tương đúi ok.......chẳng bít tin thật hay tin đồn nữa
chieu tung hỏa mù cũ rích
 
Hạng B2
22/3/10
127
22
18
Hãy qua đấy xem nên mua nhà của SSG không ?
http://www.otosaigon.com/...g-ty-SSG-m4553329.aspx
<h1>Cư dân Sài Gòn Pearl dọa kiện chủ đầu tư ra tòa</h1> Xuất bản: Thứ ba, 10/4/2012, 16:51 [GMT+7]
Theo Infonet

Dự án chung cư cao cấp Sài Gòn Pearl đang gặp nhiều rắc rối. - Ảnh: N.Khôi

Sau ngày 12/4, nếu chủ đầu tư dự án Sài Gòn Pearl không có bất kỳ phản hồi nào về các vấn đề liên quan tới việc tranh chấp tại dự án này thì rất có thể chủ đầu tư sẽ bị cư dân kiện ra tòa.

Mặc dù cư dân dự án Sài Gòn Pearl (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã nhiều lần phản ánh chủ đầu tư chiếm dụng “tài sản chung” nhằm thu lợi riêng, nhưng trong thời gian dài, chủ đầu tư là Công ty Vietnam Land SSG vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Ông An Giang, quyền Trưởng Ban quản lý tòa nhà Topaz, dự án Sài Gòn Pearl cho biết, vỉa hè và toàn bộ tầng hầm của 3 toà nhà Ruby, Topaz, Sapphire thuộc dự án là các khu vực luật pháp cũng như hợp đồng hứa mua hứa bán đã quy định là “tài sản chung”.

Tuy nhiên, phía chủ đầu tư đã chiếm dụng các khu vực này để kinh doanh bãi trông giữ xe và sử dụng vào mục đích cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại, nhằm thu lợi riêng, đi ngược lại quyền lợi chính đáng của các chủ hộ và cư dân khu căn hộ phức hợp Saigon Pearl.

Các hộ dân tại dự án Sài Gòn Pearl bức xúc, việc chủ đầu tư kinh doanh giữ xe khu vực đường giao thông nội bộ phía trước các tòa nhà chung cư Ruby 1-2, Topaz 1-2 và Saphire 1-2 đã gây mất mỹ quan và an ninh trật tự của dự án chung cư cao cấp.

Sau khi nhận được phản ánh của cư dân tại đây, ngày 17/1, UBND Q.Bình Thạnh đã ra thông báo yêu cầu Công ty TNHH Vietnam Land SSG không được tiếp tục bố trí bãi đỗ xe tại vỉa hè (có thu phí), tuy nhiên đơn vị này vẫn không thực hiện theo yêu cầu.

Để giải quyết vấn đề này, tại cuộc họp ngày 14/2 với cư dân, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Pearl - Công ty TNHH Vietnam Land SSG đã hứa sẽ trả lời các vấn đề liên quan đến bãi đỗ xe trong vòng 30 ngày kể từ ngày 15/2. Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 tháng, cư dân vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Theo thông tin từ Ban quản lý tòa nhà Topaz, dự án Sài Gòn Pearl, sau ngày 12/4, nếu chủ đầu tư không có bất kỳ phản hồi nào về các vấn đề liên quan, cộng đồng cư dân dự án sẽ uỷ quyền cho Văn phòng luật sư tiến hành đưa vụ việc này đến Toà án nhân dân và các cơ quan thẩm quyền, để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Tác giả: Ngọc Khôi
Dọa kiện chủ đầu tư nhà vì bồi thường theo lãi suất USD
Khách hàng mua căn hộ Ruby, dự án Saigon Pearl (quận Bình Thạnh, TP HCM) đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện chủ đầu tư vì giao nhà chậm 12 tháng nhưng bồi thường theo lãi suất tiền USD thay vì bằng tiền đồng. Cách làm này khiến người mua nhà bị mất vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Bà Ngô Thị Nguyệt Minh, chủ căn hộ số 3104 Ruby Tower 1, dự án Saigon Pearl (quận Bình Thạnh) dự định sẽ kiện Công ty Vietnam Land vì giao nhà chậm 12 tháng nhưng chủ đầu tư thông báo chỉ bồi thường theo lãi suất USD thay vì phải nộp phạt bằng tiền đồng.
Đính chính:
Saigon Pearl là dự án của Công ty TNHH Vietnam Land SSG. Trong lần đăng tin đầu tiên, tên công ty Vietnam Land bị viết nhầm thành Saigon Land. Tòa soạn xin cáo lỗi cùng độc giả và Công ty Saigon Land.
Cụ thể, đối với trường hợp của bà Minh, Vietnam Land chốt giá bồi thường 1.900 USD theo lãi suất tiền USD, trong khi nếu phải trả lãi suất Việt Nam đồng số tiền nộp phạt phải hơn 420 triệu đồng, chưa tính khoản tiền bồi thường thiệt hại phát sinh. Bởi bà Minh tính toán, nếu theo lãi suất tiền USD thì chỉ 4% một năm, còn lãi tiền đồng 18%, vào thời điểm năm 2008.
Bà Minh cho rằng, như vậy việc bồi thường của Vietnam Land không rõ ràng, theo luật, chủ đầu tư phải trả lãi suất tiền đồng thì họ nộp lãi suất tiền USD. Hai hình thức này lãi vênh nhau những 14% một năm nên khách hàng bức xúc cho rằng mình bị thiệt hại ít nhất vài trăm triệu đồng.
Theo hợp đồng hứa mua bán khách hàng ký với Công ty Vietnam Land vào năm 2005, giá trị hợp đồng tính bằng USD và quy đổi ra tiền Việt Nam đồng để thanh toán. Nếu chủ đầu tư chậm giao nhà sẽ nộp phạt khoản tiền bồi thường theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm chậm giao nhà. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán ký lại với khách hàng đã loại bỏ phần phụ lục về việc bồi thường, đổi lại giá trị hợp đồng là tiền Việt Nam đồng nhưng chủ đầu tư chỉ chấp nhận nộp phạt theo lãi suất tiền USD.
Cho rằng chủ đầu tư từ chối bồi thường theo lãi suất tiền Việt Nam đồng là vi phạm luật và đi ngược lại với những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, bà Minh ủy quyền cho luật sư sẵn sàng kiện tới cùng nếu không đạt được thỏa thuận về việc này.

Một góc dự án Saigon Pearl do Công ty Vietnam Land làm chủ đầu tư tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Đức Quang.
Một trường hợp khác, bà Trần Thị Thanh Thủy mua 2 căn hộ Ruby 1 và 2 cũng bất bình với cách bồi thường chậm giao nhà theo lãi suất tiền USD của Vietnam Land.
Theo bà Thủy, vì Vietnam Land giao nhà trễ hơn hợp đồng 1 năm nên bà phải đối mặt với rất nhiều khó khăn tìm chỗ ở do đã bán nhà cũ. Song việc áp giá bồi thường chậm giao nhà của chủ đầu tư quy ra tiền USD tương đương 3.100 USD (khoảng hơn 51 triệu đồng) cho hai căn hộ 1208 và 2304. Tính toán nếu trả lãi tiền đồng thì theo bà Thủy, tổng giá trị bồi thường phải hơn 770 triệu đồng, khiến bà mất kiên nhẫn.
Hiện nay do bức bách về nhà ở nên bà Thủy đã nhận căn hộ 1208 Ruby 2 để ở. Tuy nhiên đối với căn hộ còn lại khách hàng này kiên quyết không nhận và yêu cầu được chủ đầu tư bồi thường đúng luật. Bà cũng dọa sẽ khởi kiện nếu như Vietnam Land không thực hiện bồi thường theo yêu cầu.
Khách hàng này kể lại, khi mua căn hộ 3104, bà cứ đinh ninh rằng đến tháng 3/2008 sẽ được nhận nhà như đã giao kèo trong hợp đồng. Thế nhưng mãi đến tháng 3/2009 dự án vẫn còn nhiều hạng mục dở dang. Ngoài việc không thuận cách bồi thường chậm giao nhà, khách hàng Vietnam Land còn tố chủ đầu tư ép ký hợp đồng mua bán căn hộ nhưng văn bản này đã có nhiều điều chỉnh gây bất lợi cho người mua, một số phụ lục trong hợp đồng sau này đã bị điều chỉnh và thay đổi so với hợp đồng hứa mua bán trước đó.
Trao đổi với VnExpress.net, Giám đốc kinh doanh Công ty Vietnam Land Nguyễn Phú cho biết: "Yêu cầu bồi thường chậm giao nhà theo lãi suất tiền đồng của khách hàng không thể đáp ứng được vì các điều khoản của hợp đồng không hề quy định chuyện này".
Theo ông Phú, trước đây trong hợp đồng hứa mua bán giữa khách hàng và chủ đầu tư, mặc dù giá trị căn hộ được tính theo đơn vị USD nhưng khi thanh toán phải đổi ra tiền đồng. Vì thế, khi bồi thường chậm giao nhà Vietnam Land cũng áp dụng tương tự, tính lãi suất tiền phạt bằng USD rồi quy đổi ra tiền Việt để chi trả.
Quan điểm của ông Phú là cách làm của Vietnam Land hoàn toàn hợp lý mặc dù hợp đồng mua bán sau này đã điều chỉnh lại giá trị căn hộ bằng tiền đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Ông Phú giải thích, sở dĩ có chuyện ồn ào đòi bồi thường chậm giao nhà bằng tiền đồng chẳng qua là do trong năm 2008 lãi suất tiền Việt đã bị đẩy lên quá cao so với lãi suất USD.
Lãnh đạo Vietnam Land khẳng định thêm, trong trường hợp khách hàng vẫn khăng khăng không thuận theo cách làm của chủ đầu tư thì công ty sẵn sàng hầu tòa.
Nhận định vấn đề này, Trưởng ban tuyên truyền Hội luật gia TP HCM Nguyễn Văn Hậu cho biết: “Hiện nay luật pháp Việt Nam không cho phép giao dịch, ký kết hợp đồng bằng USD, theo đó, việc bồi thường và thanh toán các khoản tài chính theo cam kết trong hợp đồng đều không được vi phạm quy định này”.
Theo luật sư Hậu, nếu trước đó hợp đồng hứa mua hứa bán quy định giá trị hợp đồng bằng USD thì đến nay phải điều chỉnh lại bằng tiền đồng mới có giá trị. Theo đó, cách bồi thường cũng phải tính theo lãi suất tiền đồng chứ không phải là USD.
Riêng trường hợp nhiều khoản phụ lục có trong hợp đồng hứa mua bán nhưng lại bị cắt bớt trong hợp đồng mua bán, theo ông Hậu, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, vì khi tòa án phân xử luôn lấy hợp đồng hứa mua bán làm căn cứ. Theo nguyên tắc, hợp đồng sau chỉ là văn bản bổ sung cho hợp đồng trước. Do đó, hợp đồng mua bán được ký sau là một bộ phận của hợp đồng hứa mua bán ký trước đó. Hai bản hợp đồng này không tách rời nhau.
"Bồi thường chậm giao nhà tính theo lãi suất USD là vô lý. Bởi vì bản chất của các hợp đồng đều quy ra tiền Việt, vì vậy, khi thanh toán các khoản tiền phát sinh đều phải tính lãi suất tiền đồng", ông Hậu nhấn mạnh.
Còn Giám đốc Ngân hàng Indovina chi nhánh Chợ Lớn Trần Văn Hồng lại cho rằng, giữa hợp đồng hứa mua bán với hợp đồng mua bán chốt giá trị thanh toán bằng hai loại tiền khác nhau là mâu thuẫn. Thông thường phải căn cứ vào giá trị giao dịch ghi rõ trong hợp đồng để tính lãi suất tiền phạt và chốt giá bồi thường. Theo đó, giao dịch bằng USD thì được tính lãi suất USD, ngược lại giao dịch bằng tiền đồng thì phải tính lãi suất tiền đồng. "Ở đây có hai loại tiền trong hai hợp đồng và phần phụ lục về bồi thường đã bị loại bỏ trong hợp đồng mua bán nên rất khó phân giải", ông nói.
Tuy nhiên, quan điểm của ông Hồng, hợp đồng này có điểm gây bất lợi cho khách hàng vì không nói rõ sẽ tính bồi thường chậm giao nhà bằng loại tiền nào, chỉ nói chung nộp phạt theo lãi suất ngân hàng thì khách hàng buộc lòng phải chịu thiệt.
Vũ Lê
Chủ đầu tư dự án Saigon Pearl bị kiện
TT - Ông V.H.T. (ngụ Q.2, TP.HCM), khách hàng đã mua căn hộ số 0207 tòa nhà Topaz 2, dự án Saigon Pearl (đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh), cho biết đã gửi hồ sơ khởi kiện chủ đầu tư dự án trên ra TAND Q.Bình Thạnh. Theo đơn khởi kiện, ông V.H.T. đề nghị tòa án buộc chủ đầu tư dự án (Công ty TNHH Việt Nam Land SSG) phải bàn giao căn hộ, thực hiện đúng các điều khoản theo hợp đồng hứa mua bán đã ký giữa hai bên.
Theo đơn của ông V.H.T., tháng 4-2007 ông đã ký “hợp đồng hứa mua hứa bán” căn hộ số 0207 với giá 193.000 USD, Công ty SSG có trách nhiệm bàn giao căn hộ hoàn thiện vào tháng 6-2008. Hợp đồng quy định nếu chủ đầu tư chậm bàn giao nhà sẽ phải trả lãi phát sinh từ số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, dù phía khách hàng đã thanh toán đầy đủ khoản tiền 183.000 USD theo đúng tiến độ chủ đầu tư yêu cầu nhưng đến nay vẫn chưa được giao nhà.
Quá trình thực hiện hợp đồng, SSG đã hai lần xin dời thời gian giao nhà: lần đầu hứa giao tháng 3-2009, sau đó lại đề nghị dời sang tháng 7-2009. Tuy nhiên, khi đến nhận căn hộ, ông V.H.T. đã không đồng ý vì nhiều hạng mục xây dựng bị hư hỏng, không đúng hợp đồng. Phía công ty đã cam kết cho sửa chữa, hẹn ngày 15-1-2010 sẽ giao căn hộ đúng chất lượng. Đến hẹn, ông V.H.T. thấy việc sửa chữa không đạt yêu cầu nên vẫn không đồng ý nhận nhà.
Đến đầu tháng 8-2010, công ty mới bàn giao căn hộ đúng chất lượng nhưng lại buộc ông T. phải ký biên bản nhận nhà với thời điểm bàn giao từ... tháng 12-2009. Đồng thời, công ty cũng đưa ra khoản tiền bồi thường lãi suất đối với khoản tiền đặt cọc trong thời gian chậm giao nhà (là 9.300 USD) thấp hơn mức đã cam kết nên ông V.H.T. không đồng ý.
C.MA
<h1>Chủ đầu tư Saigon Pearl: 'Không cắt nước, chỉ tắt máy bơm'</h1> Xem tin gốc
VnExpress - 3 tháng trước 99 lượt xem 4 tin đăng lại
Thừa nhận luật không đề cập đến quyền ngừng cấp nước khi cư dân chưa nộp phí bảo trì nhưng chủ đầu tư dự án Saigon Pearl cho rằng, doanh nghiệp không hề cắt nước mà chỉ ngừng bơm nước đến 90 căn hộ còn nợ phí.
Facebook Twitter 0 bình chọn Viết bình luận Lưu bài này
Chủ đầu tư dự án Saigon Pearl, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Land SSG, Võ Văn Bé cho biết: "Chúng tôi chỉ không cung cấp dịch vụ kết nối, tức là không bơm nước đến những hộ còn nợ phí. Đây là biện pháp chế tài đối với hộ dân không nộp phí bảo trì nhằm đảm bảo công bằng đối với những khách hàng chấp hành việc đóng phí".
Theo ông Bé, phí bảo trì không chỉ là chi phí phục vụ duy tu bảo dưỡng kết cấu của tòa nhà mà còn được dùng vào việc bảo trì tất cả các hệ thống máy móc, trong đó có máy bơm nước. Dịch vụ cung cấp nước vào tòa nhà được chia làm hai giai đoạn. Thứ nhất là cơ quan cung cấp nước dẫn nước đến tòa nhà. Thứ hai là chủ đầu tư vận hành máy bơm dẫn nước đến các căn hộ. "Tất nhiên chúng tôi không có quyền cắt nước vì đó là công việc của nhà cung cấp nước. Song chúng tôi có quyền không vận hành máy bơm vì đây là phần dịch vụ có liên quan đến phí bảo trì", ông Bé phân trần.
Tổng giám đốc Công ty Vietnam Land SSG nhấn mạnh, phí bảo trì là khoản phí được luật pháp quy định và được khách hàng, chủ đầu tư cùng thỏa thuận đóng phí trong hợp đồng. Tại chương VII, hợp đồng mua bán căn hộ có đề cập đến việc thanh toán các khoản phí này. Ngoài ra, vị này còn cho rằng, biện pháp chế tài của chủ đầu tư tuy không có trong các quy định của pháp luật nhưng đã được thỏa thuận trong hợp đồng và không bị cấm trong các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. "Tuy chúng tôi chế tài bằng biện pháp không quy định trong luật nhưng điều này cũng không bị pháp luật cấm. Vì vậy, chủ đầu tư không hề làm điều gì trái luật", ông Bé nói.
 
Tập Lái
21/6/12
47
0
0
11
Sài Ghềnh
88gmail nói:
Hãy qua đấy xem nên mua nhà của SSG không ?

<h1>Cư dân Sài Gòn Pearl dọa kiện chủ đầu tư ra tòa</h1> Xuất bản: Thứ ba, 10/4/2012, 16:51 [GMT+7]
Theo Infonet

Dự án chung cư cao cấp Sài Gòn Pearl đang gặp nhiều rắc rối. - Ảnh: N.Khôi

Sau ngày 12/4, nếu chủ đầu tư dự án Sài Gòn Pearl không có bất kỳ phản hồi nào về các vấn đề liên quan tới việc tranh chấp tại dự án này thì rất có thể chủ đầu tư sẽ bị cư dân kiện ra tòa.

Mặc dù cư dân dự án Sài Gòn Pearl (Q.Bình Thạnh, TP.HCM) đã nhiều lần phản ánh chủ đầu tư chiếm dụng “tài sản chung” nhằm thu lợi riêng, nhưng trong thời gian dài, chủ đầu tư là Công ty Vietnam Land SSG vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng.

Ông An Giang, quyền Trưởng Ban quản lý tòa nhà Topaz, dự án Sài Gòn Pearl cho biết, vỉa hè và toàn bộ tầng hầm của 3 toà nhà Ruby, Topaz, Sapphire thuộc dự án là các khu vực luật pháp cũng như hợp đồng hứa mua hứa bán đã quy định là “tài sản chung”.

Tuy nhiên, phía chủ đầu tư đã chiếm dụng các khu vực này để kinh doanh bãi trông giữ xe và sử dụng vào mục đích cho thuê văn phòng, trung tâm thương mại, nhằm thu lợi riêng, đi ngược lại quyền lợi chính đáng của các chủ hộ và cư dân khu căn hộ phức hợp Saigon Pearl.

Các hộ dân tại dự án Sài Gòn Pearl bức xúc, việc chủ đầu tư kinh doanh giữ xe khu vực đường giao thông nội bộ phía trước các tòa nhà chung cư Ruby 1-2, Topaz 1-2 và Saphire 1-2 đã gây mất mỹ quan và an ninh trật tự của dự án chung cư cao cấp.

Sau khi nhận được phản ánh của cư dân tại đây, ngày 17/1, UBND Q.Bình Thạnh đã ra thông báo yêu cầu Công ty TNHH Vietnam Land SSG không được tiếp tục bố trí bãi đỗ xe tại vỉa hè (có thu phí), tuy nhiên đơn vị này vẫn không thực hiện theo yêu cầu.

Để giải quyết vấn đề này, tại cuộc họp ngày 14/2 với cư dân, chủ đầu tư dự án Sài Gòn Pearl - Công ty TNHH Vietnam Land SSG đã hứa sẽ trả lời các vấn đề liên quan đến bãi đỗ xe trong vòng 30 ngày kể từ ngày 15/2. Tuy nhiên, đến nay đã gần 2 tháng, cư dân vẫn chưa nhận được bất kỳ phản hồi nào.

Theo thông tin từ Ban quản lý tòa nhà Topaz, dự án Sài Gòn Pearl, sau ngày 12/4, nếu chủ đầu tư không có bất kỳ phản hồi nào về các vấn đề liên quan, cộng đồng cư dân dự án sẽ uỷ quyền cho Văn phòng luật sư tiến hành đưa vụ việc này đến Toà án nhân dân và các cơ quan thẩm quyền, để giải quyết các tranh chấp phát sinh.

Tác giả: Ngọc Khôi
Dọa kiện chủ đầu tư nhà vì bồi thường theo lãi suất USD
Khách hàng mua căn hộ Ruby, dự án Saigon Pearl (quận Bình Thạnh, TP HCM) đang chuẩn bị hồ sơ khởi kiện chủ đầu tư vì giao nhà chậm 12 tháng nhưng bồi thường theo lãi suất tiền USD thay vì bằng tiền đồng. Cách làm này khiến người mua nhà bị mất vài trăm triệu đến hàng tỷ đồng.
Bà Ngô Thị Nguyệt Minh, chủ căn hộ số 3104 Ruby Tower 1, dự án Saigon Pearl (quận Bình Thạnh) dự định sẽ kiện Công ty Vietnam Land vì giao nhà chậm 12 tháng nhưng chủ đầu tư thông báo chỉ bồi thường theo lãi suất USD thay vì phải nộp phạt bằng tiền đồng.
Đính chính:
Saigon Pearl là dự án của Công ty TNHH Vietnam Land SSG. Trong lần đăng tin đầu tiên, tên công ty Vietnam Land bị viết nhầm thành Saigon Land. Tòa soạn xin cáo lỗi cùng độc giả và Công ty Saigon Land.
Cụ thể, đối với trường hợp của bà Minh, Vietnam Land chốt giá bồi thường 1.900 USD theo lãi suất tiền USD, trong khi nếu phải trả lãi suất Việt Nam đồng số tiền nộp phạt phải hơn 420 triệu đồng, chưa tính khoản tiền bồi thường thiệt hại phát sinh. Bởi bà Minh tính toán, nếu theo lãi suất tiền USD thì chỉ 4% một năm, còn lãi tiền đồng 18%, vào thời điểm năm 2008.
Bà Minh cho rằng, như vậy việc bồi thường của Vietnam Land không rõ ràng, theo luật, chủ đầu tư phải trả lãi suất tiền đồng thì họ nộp lãi suất tiền USD. Hai hình thức này lãi vênh nhau những 14% một năm nên khách hàng bức xúc cho rằng mình bị thiệt hại ít nhất vài trăm triệu đồng.
Theo hợp đồng hứa mua bán khách hàng ký với Công ty Vietnam Land vào năm 2005, giá trị hợp đồng tính bằng USD và quy đổi ra tiền Việt Nam đồng để thanh toán. Nếu chủ đầu tư chậm giao nhà sẽ nộp phạt khoản tiền bồi thường theo lãi suất ngân hàng tại thời điểm chậm giao nhà. Tuy nhiên, hợp đồng mua bán ký lại với khách hàng đã loại bỏ phần phụ lục về việc bồi thường, đổi lại giá trị hợp đồng là tiền Việt Nam đồng nhưng chủ đầu tư chỉ chấp nhận nộp phạt theo lãi suất tiền USD.
Cho rằng chủ đầu tư từ chối bồi thường theo lãi suất tiền Việt Nam đồng là vi phạm luật và đi ngược lại với những điều khoản đã cam kết trong hợp đồng, bà Minh ủy quyền cho luật sư sẵn sàng kiện tới cùng nếu không đạt được thỏa thuận về việc này.

Một góc dự án Saigon Pearl do Công ty Vietnam Land làm chủ đầu tư tại quận Bình Thạnh, TP HCM. Ảnh: Đức Quang.
Một trường hợp khác, bà Trần Thị Thanh Thủy mua 2 căn hộ Ruby 1 và 2 cũng bất bình với cách bồi thường chậm giao nhà theo lãi suất tiền USD của Vietnam Land.
Theo bà Thủy, vì Vietnam Land giao nhà trễ hơn hợp đồng 1 năm nên bà phải đối mặt với rất nhiều khó khăn tìm chỗ ở do đã bán nhà cũ. Song việc áp giá bồi thường chậm giao nhà của chủ đầu tư quy ra tiền USD tương đương 3.100 USD (khoảng hơn 51 triệu đồng) cho hai căn hộ 1208 và 2304. Tính toán nếu trả lãi tiền đồng thì theo bà Thủy, tổng giá trị bồi thường phải hơn 770 triệu đồng, khiến bà mất kiên nhẫn.
Hiện nay do bức bách về nhà ở nên bà Thủy đã nhận căn hộ 1208 Ruby 2 để ở. Tuy nhiên đối với căn hộ còn lại khách hàng này kiên quyết không nhận và yêu cầu được chủ đầu tư bồi thường đúng luật. Bà cũng dọa sẽ khởi kiện nếu như Vietnam Land không thực hiện bồi thường theo yêu cầu.
Khách hàng này kể lại, khi mua căn hộ 3104, bà cứ đinh ninh rằng đến tháng 3/2008 sẽ được nhận nhà như đã giao kèo trong hợp đồng. Thế nhưng mãi đến tháng 3/2009 dự án vẫn còn nhiều hạng mục dở dang. Ngoài việc không thuận cách bồi thường chậm giao nhà, khách hàng Vietnam Land còn tố chủ đầu tư ép ký hợp đồng mua bán căn hộ nhưng văn bản này đã có nhiều điều chỉnh gây bất lợi cho người mua, một số phụ lục trong hợp đồng sau này đã bị điều chỉnh và thay đổi so với hợp đồng hứa mua bán trước đó.
Trao đổi với VnExpress.net, Giám đốc kinh doanh Công ty Vietnam Land Nguyễn Phú cho biết: "Yêu cầu bồi thường chậm giao nhà theo lãi suất tiền đồng của khách hàng không thể đáp ứng được vì các điều khoản của hợp đồng không hề quy định chuyện này".
Theo ông Phú, trước đây trong hợp đồng hứa mua bán giữa khách hàng và chủ đầu tư, mặc dù giá trị căn hộ được tính theo đơn vị USD nhưng khi thanh toán phải đổi ra tiền đồng. Vì thế, khi bồi thường chậm giao nhà Vietnam Land cũng áp dụng tương tự, tính lãi suất tiền phạt bằng USD rồi quy đổi ra tiền Việt để chi trả.
Quan điểm của ông Phú là cách làm của Vietnam Land hoàn toàn hợp lý mặc dù hợp đồng mua bán sau này đã điều chỉnh lại giá trị căn hộ bằng tiền đồng cho phù hợp với quy định của pháp luật Việt Nam. Ông Phú giải thích, sở dĩ có chuyện ồn ào đòi bồi thường chậm giao nhà bằng tiền đồng chẳng qua là do trong năm 2008 lãi suất tiền Việt đã bị đẩy lên quá cao so với lãi suất USD.
Lãnh đạo Vietnam Land khẳng định thêm, trong trường hợp khách hàng vẫn khăng khăng không thuận theo cách làm của chủ đầu tư thì công ty sẵn sàng hầu tòa.
Nhận định vấn đề này, Trưởng ban tuyên truyền Hội luật gia TP HCM Nguyễn Văn Hậu cho biết: “Hiện nay luật pháp Việt Nam không cho phép giao dịch, ký kết hợp đồng bằng USD, theo đó, việc bồi thường và thanh toán các khoản tài chính theo cam kết trong hợp đồng đều không được vi phạm quy định này”.
Theo luật sư Hậu, nếu trước đó hợp đồng hứa mua hứa bán quy định giá trị hợp đồng bằng USD thì đến nay phải điều chỉnh lại bằng tiền đồng mới có giá trị. Theo đó, cách bồi thường cũng phải tính theo lãi suất tiền đồng chứ không phải là USD.
Riêng trường hợp nhiều khoản phụ lục có trong hợp đồng hứa mua bán nhưng lại bị cắt bớt trong hợp đồng mua bán, theo ông Hậu, khách hàng hoàn toàn có thể yên tâm, vì khi tòa án phân xử luôn lấy hợp đồng hứa mua bán làm căn cứ. Theo nguyên tắc, hợp đồng sau chỉ là văn bản bổ sung cho hợp đồng trước. Do đó, hợp đồng mua bán được ký sau là một bộ phận của hợp đồng hứa mua bán ký trước đó. Hai bản hợp đồng này không tách rời nhau.
"Bồi thường chậm giao nhà tính theo lãi suất USD là vô lý. Bởi vì bản chất của các hợp đồng đều quy ra tiền Việt, vì vậy, khi thanh toán các khoản tiền phát sinh đều phải tính lãi suất tiền đồng", ông Hậu nhấn mạnh.
Còn Giám đốc Ngân hàng Indovina chi nhánh Chợ Lớn Trần Văn Hồng lại cho rằng, giữa hợp đồng hứa mua bán với hợp đồng mua bán chốt giá trị thanh toán bằng hai loại tiền khác nhau là mâu thuẫn. Thông thường phải căn cứ vào giá trị giao dịch ghi rõ trong hợp đồng để tính lãi suất tiền phạt và chốt giá bồi thường. Theo đó, giao dịch bằng USD thì được tính lãi suất USD, ngược lại giao dịch bằng tiền đồng thì phải tính lãi suất tiền đồng. "Ở đây có hai loại tiền trong hai hợp đồng và phần phụ lục về bồi thường đã bị loại bỏ trong hợp đồng mua bán nên rất khó phân giải", ông nói.
Tuy nhiên, quan điểm của ông Hồng, hợp đồng này có điểm gây bất lợi cho khách hàng vì không nói rõ sẽ tính bồi thường chậm giao nhà bằng loại tiền nào, chỉ nói chung nộp phạt theo lãi suất ngân hàng thì khách hàng buộc lòng phải chịu thiệt.
Vũ Lê
Chủ đầu tư dự án Saigon Pearl bị kiện
TT - Ông V.H.T. (ngụ Q.2, TP.HCM), khách hàng đã mua căn hộ số 0207 tòa nhà Topaz 2, dự án Saigon Pearl (đường Nguyễn Hữu Cảnh, Q.Bình Thạnh), cho biết đã gửi hồ sơ khởi kiện chủ đầu tư dự án trên ra TAND Q.Bình Thạnh. Theo đơn khởi kiện, ông V.H.T. đề nghị tòa án buộc chủ đầu tư dự án (Công ty TNHH Việt Nam Land SSG) phải bàn giao căn hộ, thực hiện đúng các điều khoản theo hợp đồng hứa mua bán đã ký giữa hai bên.
Theo đơn của ông V.H.T., tháng 4-2007 ông đã ký “hợp đồng hứa mua hứa bán” căn hộ số 0207 với giá 193.000 USD, Công ty SSG có trách nhiệm bàn giao căn hộ hoàn thiện vào tháng 6-2008. Hợp đồng quy định nếu chủ đầu tư chậm bàn giao nhà sẽ phải trả lãi phát sinh từ số tiền đặt cọc. Tuy nhiên, dù phía khách hàng đã thanh toán đầy đủ khoản tiền 183.000 USD theo đúng tiến độ chủ đầu tư yêu cầu nhưng đến nay vẫn chưa được giao nhà.
Quá trình thực hiện hợp đồng, SSG đã hai lần xin dời thời gian giao nhà: lần đầu hứa giao tháng 3-2009, sau đó lại đề nghị dời sang tháng 7-2009. Tuy nhiên, khi đến nhận căn hộ, ông V.H.T. đã không đồng ý vì nhiều hạng mục xây dựng bị hư hỏng, không đúng hợp đồng. Phía công ty đã cam kết cho sửa chữa, hẹn ngày 15-1-2010 sẽ giao căn hộ đúng chất lượng. Đến hẹn, ông V.H.T. thấy việc sửa chữa không đạt yêu cầu nên vẫn không đồng ý nhận nhà.
Đến đầu tháng 8-2010, công ty mới bàn giao căn hộ đúng chất lượng nhưng lại buộc ông T. phải ký biên bản nhận nhà với thời điểm bàn giao từ... tháng 12-2009. Đồng thời, công ty cũng đưa ra khoản tiền bồi thường lãi suất đối với khoản tiền đặt cọc trong thời gian chậm giao nhà (là 9.300 USD) thấp hơn mức đã cam kết nên ông V.H.T. không đồng ý.
C.MA
<h1>Chủ đầu tư Saigon Pearl: 'Không cắt nước, chỉ tắt máy bơm'</h1>
- 3 tháng trước 99 lượt xem
Thừa nhận luật không đề cập đến quyền ngừng cấp nước khi cư dân chưa nộp phí bảo trì nhưng chủ đầu tư dự án Saigon Pearl cho rằng, doanh nghiệp không hề cắt nước mà chỉ ngừng bơm nước đến 90 căn hộ còn nợ phí.
Twitter 0 bình chọn Lưu bài này
Chủ đầu tư dự án Saigon Pearl, Tổng giám đốc Công ty TNHH Việt Nam Land SSG, Võ Văn Bé cho biết: "Chúng tôi chỉ không cung cấp dịch vụ kết nối, tức là không bơm nước đến những hộ còn nợ phí. Đây là biện pháp chế tài đối với hộ dân không nộp phí bảo trì nhằm đảm bảo công bằng đối với những khách hàng chấp hành việc đóng phí".
Theo ông Bé, phí bảo trì không chỉ là chi phí phục vụ duy tu bảo dưỡng kết cấu của tòa nhà mà còn được dùng vào việc bảo trì tất cả các hệ thống máy móc, trong đó có máy bơm nước. Dịch vụ cung cấp nước vào tòa nhà được chia làm hai giai đoạn. Thứ nhất là cơ quan cung cấp nước dẫn nước đến tòa nhà. Thứ hai là chủ đầu tư vận hành máy bơm dẫn nước đến các căn hộ. "Tất nhiên chúng tôi không có quyền cắt nước vì đó là công việc của nhà cung cấp nước. Song chúng tôi có quyền không vận hành máy bơm vì đây là phần dịch vụ có liên quan đến phí bảo trì", ông Bé phân trần.
Tổng giám đốc Công ty Vietnam Land SSG nhấn mạnh, phí bảo trì là khoản phí được luật pháp quy định và được khách hàng, chủ đầu tư cùng thỏa thuận đóng phí trong hợp đồng. Tại chương VII, hợp đồng mua bán căn hộ có đề cập đến việc thanh toán các khoản phí này. Ngoài ra, vị này còn cho rằng, biện pháp chế tài của chủ đầu tư tuy không có trong các quy định của pháp luật nhưng đã được thỏa thuận trong hợp đồng và không bị cấm trong các quy định về quản lý sử dụng nhà chung cư. "Tuy chúng tôi chế tài bằng biện pháp không quy định trong luật nhưng điều này cũng không bị pháp luật cấm. Vì vậy, chủ đầu tư không hề làm điều gì trái luật", ông Bé nói.
Hinh nhu cac bac kien cho vui chu CDT SGP qua khon ngoan trong may vu nay
 
Hạng B2
22/3/10
127
22
18
AI MUỐN MUA NHÀ TẠI SSG NÊN THAM GIA PHIÊN TÒA NÀY
KHỔ CHỦ MỚI NHẮN QUA CỘNG ĐỒNG SSP
MỜI THAM DỰ PHIÊN TÒA KIỆN SSG
Ngày 24/07/2012 vào lúc 8h tòa bình thạnh sẽ xử vụ kiện : Hợp đồng giữ chỗ .
Bác nào có điều kiện xin đến 457 Bạch đằng ủng hộ ( GẦN CHỢ BÀ CHIỂU).
Vụ này khách hàng khởi kiện SSG tráo trở không thực hiện hợp đồng đã 4 năm nay mới xử.
 
Status
Không mở trả lời sau này.