Hạng D
2/12/03
1.564
3.963
113
Vietnam
Bộ GTVT vừa báo cáo Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phó thủ tướng Trần Hồng Hà về đánh giá, nghiên cứu đầu tư nâng cấp các tuyến đường bộ cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ đầu tư.

cao tốc Nội Bài - Lào Cai.jpg

Một đoạn cao tốc Nội Bài - Lào Cai qua địa bàn tỉnh Yên Bái (Ảnh internet).

12 tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư​

Bộ GTVT cho biết, đến nay đã đưa vào khai thác 12 tuyến với tổng chiều dài 743km, chiếm 40% tổng chiều dài đường bộ cao tốc đang khai thác.

Trong số này có 5 tuyến cao tốc 2 làn xe với chiều dài 371km gồm Cam Lộ - La Sơn, La Sơn - Hòa Liên, Yên Bái - Lào Cai, Hòa Lạc - Hòa Bình, Thái Nguyên - Chợ Mới. Có 7 tuyến 4 làn xe có dải dừng xe khẩn cấp không liên tục với chiều dài 372 km gồm Cao Bồ - Mai Sơn, Mai Sơn - QL.45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn - Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Trung Lương - Mỹ Thuận.

Quy mô phân kỳ đầu tư các tuyến cao tốc phù hợp với nhu cầu vận tải trong giai đoạn lưu lượng xe chưa lớn (khoảng 5.000 - 6.000 xe/ngày đêm), đặc biệt hiệu quả với các tuyến cao tốc kết nối với các tỉnh miền núi, khu vực khó khăn, thời giai khai thác phân kỳ từ 6 - 10 năm.

Sẽ đầu tư mở rộng 12 tuyến cao tốc, có Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Trung Lương - Mỹ Thuận


Theo Bộ GTVT, nhu cầu đầu tư đường bộ cao tốc rất lớn trong khi nguồn vốn ngân sách Nhà nước hạn chế, huy động nguồn vốn ngoài ngân sách khó khăn, việc phân kỳ đầu tư sẽ giảm 30 - 50% tổng mức đầu tư dự án. Điều này cũng phù hợp với khả năng cân đối nguồn lực theo từng giai đoạn, đặc biệt đối với các dự án triển khai theo phương thức PPP cần giảm chi phí đầu tư, tăng tính khả thi về phương án tài chính trong khi nhu cầu vận tải giai đoạn đầu chưa cao.

Cùng đó, sớm hình thành hệ thống đường bộ cao tốc đáp ứng mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050; đáp ứng nhu cầu của các địa phương, kết nối các vùng miền. Trong giai đoạn tiếp theo, tùy thuộc vào điều kiện nguồn lực sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng, hoàn chỉnh theo quy mô quy hoạch.

Tuy nhiên, theo Bộ GTVT, việc phân kỳ đầu tư với bề rộng mặt cắt ngang 2 làn xe, không bố trí dải phân cách giữa tiềm ẩn nguy cơ mất ATGT; đường 4 làn xe với dải dừng xe khẩn cấp không liên tục nguy cơ gây ùn tắc trong trường hợp xảy ra sự cố; tốc độ khai thác giai đoạn phân kỳ đầu tư chưa cao, khoảng 80km/h - 90km/h; phân kỳ đầu tư nhiều giai đoạn có thể gây tác động, ảnh hưởng đến môi trường, cộng đồng dài hơn so với đầu tư hoàn chỉnh một lần.

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn.jpg

Cao tốc Cam Lộ - La Sơn có quy mô 2 làn xe hiện đang được khai thác với tốc độ tối đa 80km/h (Ảnh minh họa).

Huy động nguồn lực đầu tư mở rộng 12 tuyến cao tốc phân kỳ đầu tư​

Nhấn mạnh đến bối cảnh có thể mở rộng các tuyến cao tốc 2 làn xe, Bộ GTVT cho biết, thế và lực của nước ta đã từng bước lớn mạnh, quy mô, tiềm lực và tính tự chủ của nền kinh tế được nâng lên; khu vực kinh tế tư nhân phát triển có thể tham gia đầu tư hạ tầng; cùng đó nhu cầu vận tải trên đường bộ ngày càng tăng.

Cùng đó, Quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, các tuyến cao tốc đều được quy hoạch với quy mô 4 - 10 làn xe, tốc độ khai thác 80 - 120km/h. Quy hoạch cũng đặt ra mục tiêu đầu tư các tuyến đường bộ từng bước đồng bộ, hiện đại, bảo đảm an toàn.

Thêm nữa, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo không đầu tư đường bộ cao tốc 2 làn xe gây lãng phí vốn đầu tư, khai thác không hiệu quả và mất thêm thời gian, thủ tục để nâng cấp.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ GTVT đang xây dựng cơ chế, chính sách; quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật; huy động nguồn lực để sớm đầu tư mở rộng, hoàn thiện các tuyến cao tốc đang khai thác theo quy mô phân kỳ.

Trong đó, đã trình Quốc hội dự thảo Luật Đường bộ, tạo có cơ chế cho phép mở rộng, cải tạo, nâng cấp, hiện đại hóa đường bộ cao tốc theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT nhằm tiếp tục huy động tối đa nguồn lực ngoài ngân sách, sớm đầu tư hoàn thiện các tuyến đường bộ cao tốc đã được phân kỳ đầu tư.

Bộ GTVT, các địa phương và cơ quan liên quan đã và đang rà soát, huy động nguồn lực đầu tư mở rộng 12 tuyến cao tốc đang khai thác (5 tuyến 2 làn xe và 7 tuyến 4 làn xe có dải dừng xe khẩn cấp không liên tục).

Đã báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép đầu tư mở rộng tuyến La Sơn - Hòa Liên từ 2 làn lên 4 làn xe; mở rộng theo quy hoạch 6 làn xe các tuyến Cao Bồ - Mai Sơn bằng nguồn tăng thu ngân sách năm 2022, tuyến Trung Lương - Mỹ Thuận theo hình thức PPP.

Thủ tướng Chính phủ giao UBND tỉnh Hòa Bình là cơ quan có thẩm quyền nghiên cứu mở rộng tuyến Hòa Lạc - Hòa Bình từ 2 làn xe lên 4 làn xe theo hình thức PPP. Tỉnh Hoà Bình đã chấp thuận cho nhà đầu tư thực hiện các bước điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án.

Tổng công ty Đầu tư và phát triển đường cao tốc (VEC) đang nghiên cứu phương án huy động vốn, hình thức đầu tư mở rộng đoạn tuyến Yên Bái - Lào Cai thuộc tuyến cao tốc Hà Nội - Lào Cai từ 2 làn xe lên 4 làn xe theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.

Sẽ đầu tư mở rộng 12 tuyến cao tốc, có Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Trung Lương - Mỹ Thuận


Đối với các đoạn tuyến còn lại gồm Cam Lộ - La Sơn, Thái Nguyên - Chợ Mới, Mai Sơn - QL45, QL45 - Nghi Sơn, Nghi Sơn- Diễn Châu, Nha Trang - Cam Lâm, Vĩnh Hảo - Phan Thiết, Bộ GTVT đã chỉ đạo Cục Đường bộ VN theo dõi lưu lượng xe, nghiên cứu nâng cao tốc độ khai thác, ứng dụng công nghệ trong quản lý, điều hành để điều tiết giao thông, xử lý kịp thời các sự cố. Bộ GTVT đang rà soát, lập danh mục, sắp xếp thứ tự ưu tiên đầu tư để đề xuất, báo cáo cấp có thẩm quyền cho phép triển khai mở rộng khi đủ điều kiện về nguồn lực.

Đối với các dự án đầu tư xây dựng mới, Bộ GTVT cho biết, sẽ nghiên cứu việc xây dựng tuân thủ theo quy chuẩn đường cao tốc; ưu tiên việc đầu tư theo quy mô 4 làn cao tốc hoàn chỉnh như đang triển khai với tuyến Chợ Mới - Bắc Kạn, Ninh Bình - Hải Phòng, Gia Nghĩa - Chơn Thành; mở rộng mặt cắt ngang bảo đảm việc khai thác đáp ứng tiêu chuẩn đường bộ cao tốc như đường cao tốc Hà Nội - Thái Nguyên.

"Trường hợp phân kỳ đầu tư, cần phải nghiên cứu, so sánh kỹ lưỡng các phương án đầu tư, kết hợp phương án án tổ chức giao thông hợp lý bảo đảm thuận lợi, an toàn, nâng cao tốc độ trong quá trình vận hành, khai thác đường bộ cao tốc", Bộ GTVT cho biết.

Lý giải về sự cần thiết đầu tư các tuyến cao tốc 2 làn xe, Bộ GTVT cho hay, đường cao tốc có năng lực vận tải lớn, an toàn, rút ngắn thời gian đi lại, kết nối các trung tâm kinh tế - chính trị, cảng biển và cảng hàng không quốc tế, tạo động lực để phát triển kinh tế - xã hội.

Đại hội XIII của Đảng xác định một trong ba đột phá chiến lược là ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu về giao thông với mục tiêu đến năm 2030, cả nước có khoảng 5.000 km đường cao tốc, trong đó đến năm 2025 hoàn thành cao tốc Bắc - Nam phía Đông.

Tuy nhiên, đến năm 2020, cả nước mới đưa vào khai thác 1.163 km đường cao tốc với tốc độ xây dựng khoảng 80km/năm. Để đáp ứng mục tiêu của chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm 2021 - 2030, tốc độ xây dựng cần đẩy nhanh vào khoảng 380km/năm, gấp khoảng 5 lần giai đoạn trước 2020 là nhiệm vụ rất khó khăn.

Giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GTVT dự kiến nhu cầu đầu tư cho hạ tầng giao thông khoảng 462.000 tỷ đồng, trong khi nguồn vốn được phân bổ hơn 304.000 tỷ đồng, đáp ứng 66% nhu cầu, phần lớn được ưu tiên đầu tư đường cao tốc. Nguồn lực đầu tư chưa đáp ứng nhu cầu đầu tư hạ tầng giao thông nói chung và đường cao tốc nói riêng.

Dẫn kinh nghiệm phát triển đường bộ cao tốc trên thế giới, Bộ GTVT cho biết, trong giai đoạn kinh tế đang phát triển, nguồn lực đầu tư hạn chế, một số quốc gia như Hàn Quốc, Nhật, Mỹ, Châu Âu xây dựng, khai thác đường cao tốc với quy mô 2 làn xe, khi kinh tế phát triển đã nâng cấp lên 4 làn xe. Bên cạnh đó, để tăng năng lực thông hành, giảm ùn tắc, tiết kiệm chi phí, trong 10 năm gần đây một số nước như Ireland, Thụy Điển, Anh đã cắt giảm dải dừng xe khẩn cấp liên tục.

"Việc đầu tư đường cao tốc quy mô hoàn chỉnh, chi phí đầu tư rất lớn. Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế, việc phân kỳ đầu tư là cần thiết, phù hợp nhu cầu vận tải giai đoạn trước mắt, khả năng cân đối vốn và sớm triển khai xây dựng được nhiều tuyến cao tốc, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội cấp thiết của các địa phương", Bộ GTVT cho hay.
>>>> Xem thêm:
Các bác thấy sao về thông tin này?
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: ChauPhan147
Hạng C
7/3/07
556
1.739
93
HCM
Sẽ mở rộng nhưng khi nào mở thì chưa thấy nói? Mình đoán phải trên 8 năm nữa thì may ra.
 
  • Haha
Reactions: khaipham07
Hạng B2
30/5/20
473
587
93
Hà Nội
requatroi.com
vừa mới đi vào sử dụng đã mở rộng, trước nhiều người phản đối vụ "cao tốc" 2 làn thì nhiều bạn nói là: "có đi được rồi", "sau này làm tiếp", "ông không đi thì ra quốc lộ mà đi". Giờ sau khi đi vào vận hành mới thấy cái nhược điểm của "cao tốc 2 làn". Đầu tư kiểu này còn tốn hơn là làm 1 lần, bó tay
 
Hạng C
13/5/16
839
15.555
68
Làm cao tốc mà không có lane khẩn cấp là thấy hôi nách rồi, kiểu gì rồi cũng phải mở rộng.
 
  • Haha
Reactions: Mapu001
Hạng C
22/2/13
520
2.592
113
Mấy cái cao tốc mà mỗi bên có 1 lane thì đúng là tào lao, bậy bạ nên cần mở rộng gấp. Mấy cao tốc mỗi bên 2 lane chưa có lane dừng khẩn cấp nếu chưa có tiền thì từ từ làm cũng đc nhưng nên nâng tốc độ max100 cho ô tô dưới 16c, các xe tải nặng, container chạy max80 vẫn ổn trong 1 thời gian nữa.
 
  • Like
Reactions: vietphanthiet
Hạng D
3/3/16
1.508
2.703
113
39
Mấy cái cao tốc mà mỗi bên có 1 lane thì đúng là tào lao, bậy bạ nên cần mở rộng gấp. Mấy cao tốc mỗi bên 2 lane chưa có lane dừng khẩn cấp nếu chưa có tiền thì từ từ làm cũng đc nhưng nên nâng tốc độ max100 cho ô tô dưới 16c, các xe tải nặng, container chạy max80 vẫn ổn trong 1 thời gian nữa.
nên nhìn rộng ra 1 chút và cái nào cần ưu tiên. mấy cao tốc 2 làn hay bốn làn thì hiện tại nhìn nhận có hơn không. ở trung và bắc không biết, chứ bốn làn ở Trung Lương-Mỹ Thuận vẫn chưa quá tải. Mấy cái quá tải cần mở rộng gấp: HCM-Trung Lương, HCM-Dầu Giây thì chưa thấy đề cập
 
Tổng thầu
1/6/16
2.682
31.526
113
Bake Central Park
Việt Nam nên học tập Bên Tư Bản Đức về mức số chi Ngân sách Quốc gia bình quân đầu người Dân cho Hệ thống Hạ tầng Giao thông Công cộng
 
Hạng B2
26/4/23
290
364
63
56
vừa mới đi vào sử dụng đã mở rộng, trước nhiều người phản đối vụ "cao tốc" 2 làn thì nhiều bạn nói là: "có đi được rồi", "sau này làm tiếp", "ông không đi thì ra quốc lộ mà đi". Giờ sau khi đi vào vận hành mới thấy cái nhược điểm của "cao tốc 2 làn". Đầu tư kiểu này còn tốn hơn là làm 1 lần, bó tay
Cho hỏi nếu đất nhà bạn đủ xây biệt thự nhưng tiền bạn chỉ đủ xây nhà cấp 4.
Hiện nay chỗ bạn đang ở là nhà lá.
Vậy bạn chọn xây nhà cấp 4 liền và vào ở ngay hay tiếp tục ở nhà lá đợi đủ tiền hoặc vay mượn ngay và quyết định xây biệt thự với 6 phòng ngủ cho nhà 5 người dù sau đó còng lưng trả lãi vay?

Ở trường hợp khác:
Một gia đình trồng cây ăn trái trên khu đất của gia đình. Họ có 5 người con đều đã lập gia đình và ở riêng tại các vị trí khác nhau trong khu đất đó theo sự phân chia của gia đình.
Do đất đã bị đào mương, đắp bờ, đào ao nên đường đi đến nhà mỗi gia đình đều không thuận tiện, mọi người họp bàn và thống nhất sẽ làm 1 đường chung để đi lại và xe cộ vào lấy trái cây thuận tiện hơn.
Tuy nhiên, do vừa mới xây nhà kho xong nên còn kinh tế chưa được dư nhiều thì theo bạn họ nên làm đường cho xe honda, xe ba gác hay xe tải nhỏ đi được theo nhu cầu hay làm đường để xe container vào được đến tận nhà mỗi người?
Khi cao tốc được quy định 1 đường nhưng làm theo kiểu lập lờ, đánh tráo khái niệm thì còn tranh cãi dài dài.
Sẽ đầu tư mở rộng 12 tuyến cao tốc, có Vĩnh Hảo - Phan Thiết và Trung Lương - Mỹ Thuận