Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng (tiếp theo)

Chuyển hướng
Nhiều vụ va chạm xảy ra do các lái xe đã thực hiện việc chuyển hướng không đúng. Sau đây là một số gợi ý cho để việc chuyển hướng an toàn hơn:
- Kiểm tra tình trạng giao thông, ngoái hẳn đầu lại, ra tín hiệu và đi vào đúng làn đường khi an toàn. Hãy dành cho các lái xe khác đủ thời gian nhận biết được tín hiệu của bạn.
- Kiểm tra bên trái rồi bên phải rồi lại bên trái trước khi rẽ.
- Luôn rẽ ở tốc độ thấp và đảm bảo rằng bạn luôn kiểm soát được xe.

Rẽ phải

Bạn phải đi vào làn đường dành cho việc rẽ phải từ lúc cách giao lộ ít nhất 15m.

77a.jpg

Nếu có xe đang đậu ở làn đường rẽ phải, bạn có thể đi ra giữa đường. Sau khi đi qua giao lộ bạn nên đi vào làn đường trong cùng bên phải.

77b.jpg

Nếu đang có xe đỗ, hãy đi vào làn đường bên trái xe đang đỗ.

77c.jpg

Trong trường hợp xe đang đỗ ở cách xa giao lộ, bạn vẫn có rẽ theo đúng hình trên đây
(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng (tiếp theo)

Rẽ trái
Rẽ trái không chú ý là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến tai nạn. Rẽ trái khó hơn rẽ phải vì bạn phải chú ý đến xe đến từ hai thậm chí là ba hướng.
Bạn phải đi vào đúng làn đường từ trước khi đến giao lộ ít nhất 15m. Khi rẽ từ đường hai chiều vào đường hai chiều khác, hãy đi vào làn đường ngoài cùng. Rẽ trái trong giao lộ và hoàn tất bằng cách lái về vào làn đường bên phải của đường mà bạn đang đi vào.
Nếu bạn phải dừng lại trong giao lộ trước khi hoàn tất việc rẽ, hãy dừng ở bên phải và trả lái thẳng, việc này sẽ tránh việc xe bạn lao vào xe khác nếu bị đâm từ phía sau.

Sau đây là hình vẽ mô tả các tình huống cụ thể:

A. Từ đường hai chiều vào đường hai chiều:

79a.jpg


B. Từ đường hai chiều vào đường một chiều

79b.jpg


C. Đường một chiều đi vào đường hai chiều

79c.jpg


D. Từ đường một chiều vào đường một chiều
79d.jpg


(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: yeuxehan
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương IV: Chỗ giao nhau và chuyển hướng (tiếp theo)

Làn đường rẽ:
Trên một vài tuyến đường có chia ra các làn đường cho các chiều rẽ khác nhau. Hãy tuân thủ theo các bảng hiệu lệnh được đặt trước các giao lộ! Đảm bảo bạn đi đúng làn đường của mình

Hai làn rẽ:
80a.jpg


Đường có làn rẽ dùng chung

Trên một số tuyến đường có làn ở giữa được dùng chung cho xe ở cả hai chiều khi rẽ.
81a.jpg


Quay đầu
Không quay đầu khi bạn không chắc chắn đảm bảo an toàn và không cản trở các phương tiện giao thông khác (tuandq: Vụ này e hơi khó ở Việt Nam!!!)

Ở ngoài khu đô thị: Không được phép quay đầu ở những khu vực dốc mà các lái xe khác không nhìn thấy xe bạn.

Trong đô thị, không được phép quay đầu trong những trường hợp sau:
- Có biển cấm quay đầu (tuandq: bao gồm cả biển cấm rẽ trái).
- Tại các giao lộ có đèn tín hiệu giao thông.

Biển cấm quay đầu
30a.jpg


Biển cấm rẽ trái
30c.jpg


(Hết chương IV)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương V: Lái xe trên đường.
Tuandq: Chương này ban đầu dự định dịch nhưng đọc lại thấy toàn về cách đi trên đường cao tốc (highway) mà Việt Nam chưa có mấy nên bỏ qua, khi nào có điều kiện sẽ dịch nốt.
 
  • Like
Reactions: yeuxehan
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương VI: Các tình huống khẩn cấp

Xe chết máy
Hãy luôn nhớ kiểm tra để xe bạn hoạt động tốt! Nếu xe bị hỏng khi bạn đang lái có thể gây nên tai nạn cho bạn, cho hành khách và các lái xe khác.

Nếu xe gặp trục trặc về cơ khí, bạn cần phải:
- Cố gắng thoát ra khỏi đường một cách an toàn (tuandq: đối với đường Việt Nam thì cố gắng đưa xe vào vệ đường).
- Không dừng xe trên cầu hoặc trong hầm, điều này đặc biệt nguy hiểm.
- Bật đèn báo dừng khần cấp và nâng nắp capô.
- Yêu cầu các hành khách thoát khỏi xe và chờ ở nơi an toàn như sơ đồ dưới đây:
94a.jpg


Lưu ý: Không cố gắng sửa chữa khi đường đông hoặc bên vệ đường cao tốc (tuandq: đường nào thì tôi cũng phải gọi cứu hộ thôi :D).

Không bao giờ vào xe người lạ. Nếu có lái xe khác dừng lại đề nghị giúp đỡ, hãy nhờ họ gọi cho cứu hộ. Trong trường hợp này tốt nhất là có một chiếc điện thoại di động.

Phanh hỏng
Các xe đời mới có hai hệ thống phanh thủy lực song song. Hệ thống này tránh cho xe bạn bị mất phanh hoàn toàn. Đèn báo phanh trên bảng đồng hồ sẽ báo hiệu cho bạn khi có trục trặc ở hệ thống phanh. Nó sẽ sáng lên trước khi phanh không hoạt động.
Khi thấy đèn báo phanh bật sáng, hãy lái xe ngay vào vệ đường nhưng vẫn phải đảm bảo an toàn. Trong trường hợp hệ thống phanh hỏng hoàn toàn, hãy về số và sử dụng phanh tay để điều khiển và dừng hẳn xe lại. Đỗ xe bạn ở nơi an toàn. Không lái xe khi hệ thống phanh chưa được kiểm tra hoặc sửa chữa. Việc này cần được các chuyên gia thực hiện.

Nếu xe bạn có hệ thống trợ lực phanh, nó cũng có thể gặp trục trặc. Bạn có thể biết điều đó xảy ra khi đạp phanh mà xe không đi chậm lại. Đừng cuống! Trong trường hợp này, đạp rồi nhả phanh mạnh và đều đặn. Điều này thường xảy ra khi động cơ ngừng hoạt động mà xe vẫn đang chạy theo quán tính.
95a.jpg


Nếu bánh xe bị khóa cứng, hãy nhả chân phanh rồi đạp lại nhưng đừng mạnh quá. Về số và sử dụng phanh tay để dừng hẳn lại.

Hệ thống trợ lực lái (power sterring) bị trục trặc.
Cùng với thời gian, hệ thống trợ lực lái có mặt trên rất nhiều xe hơi. Hệ thống này được thiết kế để trong trường hợp động cơ ngừng hoạt động, bạn vẫn có thể lái được xe tuy nặng hơn rất nhiều.

Xịt lốp xe.
96a.jpg


Bạn có thể nhận ra xe mình bị xịt lốp khi xe chao đảo hoặc nghiêng về một bên. Trong trường hợp này nên dừng lại để kiểm tra và sửa chữa. Nếu lốp xe bị xịt hẳn, hãy làm theo hướng dẫn dưới đây:
- Không được phanh xe.
- Nhả chân ga để động cơ chạy chậm lại.
- Nắm chặt vô lăng để giữ xe chạy thẳng.
- Khi đã kiểm soát được xe và tốc độ đã giảm, hãy đạp rồi nhả phanh nhẹ nhàng một cách liên tục.
- Tìm kiếm nơi an toàn để có thể dừng xe.
- Bật đèn báo dừng khẩn cấp.

Hỏng đèn pha
Nếu đèn pha của bạn bị hỏng:
- Thử bật lại đèn vài lần
- Nếu đèn vẫn không bật, hãy bật đèn báo dừng khẩn cấp
- Chạy chậm lại và đỗ xe ở nơi an toàn bên lề đường.

(còn tiếp)
 
Last edited by a moderator:
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương VI: Các tình huống khẩn cấp (tiếp theo)

Phanh khẩn cấp
Trong một số trường hợp, bạn phải phanh xe đột ngột. Mục đích của việc phanh khẩn cấp là để dừng xe nhanh chóng mà không bị khóa bánh xe. Nếu bị khóa bánh, xe bạn có thể bị trượt dẫn đến mất lái.
Việc phanh khẩn cấp bao gồm các bước:
- Đạp mạnh chân phanh nhưng không đủ để làm khóa bánh xe.
- Nếu bánh bị khóa, hãy nhả ngay chân phanh và rồi đạp mạnh lại để dành lại điều khiển nếu xe bắt đầu bị trượt.
- Lái về hướng mà bạn chọn.

Có một số xe được trang bị hệ thống ABS. Hệ thống này tự động phanh rồi nhả các bánh để chống trượt xe. Nó cho phép đạp phanh mạnh tùy ý trong khi vẫn lái xe. Hãy đọc sách hướng dẫn sử dụng để biết cách phanh khẩn cấp với hệ thống ABS.

Trượt bánh:
34h.jpg

Trượt bánh làm cho bạn không thể điều khiển xe. Việc này xảy ra khi bánh xe không có đủ ma sát với mặt đường. Ngoài nguyên nhân do bản thân mặt đường còn có thể là do tốc độ của xe hoặc do lốp xe bạn.

Phần lớn các trường hợp bị trượt bánh do lỗi của lái xe. Trượt bánh xảy ra khi:
- Vào cua quá gấp
- Cua ở tốc độ quá cao
- Phanh quá gấp
- Tăng tốc quá nhanh.
- Lái xe quá nhanh trong điều kiện đường trơn như có băng, tuyết, mưa, bùn, cát hay sỏi.
- Một nguyên nhân thường gặp nữa là lực phanh trên các bánh xe không cần bằng. Hãy nhớ thường xuyên bảo dưỡng hệ thống phanh để tránh gặp trục trặc này.

Cách thoát khỏi tình trạng trượt bánh:

Cách tốt nhất để thoát khỏi tình trạng này là đừng để xảy ra nó! Tránh việc phanh gấp hoặc đánh lái đột ngột. Nếu bề mặt đường có vấn đề hãy chạy chậm lại. Một điều rất quan trọng là hãy nhả chân phanh ra và lái xe về hướng bạn muốn.

Bạn có thể xem quá trình trượt trên hình vẽ sau:
99a.jpg

Luôn lái xe về hướng bạn muốn.

Trượt khi phanh:
Tình trạng này xảy ra khi bạn phanh quá gấp dẫn đến các bánh xe bị khóa làm mất lái

Cách giải quyết:
Nhả chân ga, khi các bánh xe bắt đầu quay trở lại, bạn sẽ lại điều khiển được xe. Luôn nhớ rằng không bao giờ được phanh quá gấp.

Trượt bánh khi tăng ga (tuandq: nguyên gốc của nó là Power skids, không biết dịch là gì nên đành dịch ý vậy).

Điều này xảy ra khi bạn tăng tốc quá nhanh làm xoáy bánh.

Cách giải quyết.
Nhả ga để bánh xe ngừng xoáy.
Chỉnh lái lại cho đúng hướng.

Trượt khi vào cua (cornering skids).

Xảy ra khi bạn cua quá gấp làm cho xe bị trượt sang phía bên kia đường. Tốc độ xe, tình trạng lốp, tình trạng mặt đường và độ nghiêng của cung đường là nguyên nhân của tình trạng này.

Cách giải quyết.
Nhả chân ga
Chỉnh lái về phía bạn muốn.
Sẵn sàng để chỉnh hướng lại cho đúng.

Bị văng khỏi đường.
Khi đang chạy trên đường cao tốc, vì một lý do nào đó, xe bạn bị văng ra khỏi đường. Trong trường hợp này xe bạn có thể bị mất lái.

Cách giải quyết
- Giữ chặt tay lái.
- Không được cố gắng quay trở lại đường ngay.
- Nhả ga để xe đi chậm lại.
- Không được phanh! Nếu nhất thiết phải phanh thì chỉ đạp nhẹ nhàng.
- Kiểm tra tình trạng giao thông trên đường trước khi quay trở lại.
- Khi đã vào trong đường, ngay lập tức đi thẳng trong làn của bạn.

100a.jpg


(còn tiếp)
 
  • Like
Reactions: lamxuan
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương VI: Các tình huống khẩn cấp (tiếp theo)

Lái xe trong đêm và khi điều kiện thời tiết xấu

Buổi tối
Buổi tối ở đây là khoảng thời gian tính từ thời điểm một tiếng đồng hồ sau khi mặt trời lặn đến thời điểm một tiếng đồng hồ trước khi mặt trời mọc. Khi bạn lái xe trong khoảng thời gian này hoặc bất cứ thời điểm nào mà tầm nhìn bị giới hạn trong vòng 150m, bạn phải bật đèn. Một ý tưởng hay là để đèn bật trong suốt thời gian bạn lái xe. Một số xe đời mới có chế độ đèn ban ngày. Ở chế độ này, chỉ có đèn pha bật sáng còn đèn hậu và đèn ở bảng đồng hồ thì vẫn tắt.

Sau đây là một số gợi ý khác:
- Giảm tốc độ và sử dụng đèn cốt khi trời mưa, tuyết, có khói hoặc sương mù.
- Sử dụng đèn cốt ngay cả khi đường được chia thành nhiều làn riêng biệt.
- Đảm bảo rằng đèn của bạn đã được điều chỉnh đúng để không làm ảnh hưởng đến các lái xe khác.
- Luôn lau chùi đèn xe.
- Tránh nhìn trực tiếp vào các đèn xe khác, điều này có thể làm cho bạn bị lóa mắt.
- Sử dụng đèn cốt khi bạn ở cách xe khác trong vòng 150m.
101a.jpg

- Sử dụng đèn cốt khi bạn cách xe đang đi ngược chiều 300m
101a.jpg


Thời tiết xấu.

Trên đường ướt hoặc có sỏi, kính xe bạn có thế bị mờ vì nước, bùn hay sỏi bắn lên. Hãy đi chậm lại. Hãy gia tăng khoảng cách với các xe khác. Trong mùa đông, hãy trang bị thêm một bộ dụng cụ khẩn cấp (tuandq: Ở Việt Nam thì hãy trang bị nếu có thể), bao gồm:
- Túi đồ cấp cứu.
- Thiết bị cảnh báo (tuandq: có lẽ là còi, đèn, biển báo!?)
- Dây nối acquy
- Chăn và áo khoác.
- Diêm (bật lửa), nến.
- Đồ hộp.
- Lốp xơ cua và kích.
- Cát hoặc muối rải đường (tuandq: không rõ có phải thế không, nguyên bản “sand or road salt”, có lẽ là để rải khi đường trơn hoặc có tuyết. Các bác ở nước ngoài cho ý kiến với!).
- Dây thừng để kéo xe.
- Cào băng và chổi quét tuyết (tuandq: Vụ này ở VN chắc chắn không cần rồi, trừ phi đi lên Sapa hay Mẫu Sơn).
- Gas-line antifreeze (tuandq: đây là một hợp chất làm cho nước không đông trong hệ thống động cơ, gây nghẹt do các tinh thể băng).
- Xích quấn bánh xe.
- Đèn nháy có pin.
Nếu có điện thoại di động thì càng tốt.

Khi xe bạn không khởi động được do hết acquy, sử dụng dây nối để nối với acquy xe khác. Trước khi thao tác, hãy tham khảo hướng dẫn sử dụng xe để biết thêm chi tiết!

Trời mưa:
Khi đường ướt, lốp xe bạn có thể bị lướt trên nước (tuandq: giống như trượt nước). Điều này xảy ra do có một lớp nước mỏng hình thành giữa lốp xe và mặt đường làm giảm ma sát. Khi đó bạn có thể thấy xe bị trượt đi. Hãy chạy chậm lại.

Băng và tuyết:
Tuandq: Vụ này ở Việt Nam chưa có nên bỏ qua.

Khói và sương mù:
Khi tầm nhìn bị hạn chế dẫn đên việc lái xe trở nên đặc biệt nguy hiểm, hãy đi chậm lại và tìm chỗ đỗ an toàn bên đường. Bật đèn báo dừng khẩn cấp. Chờ đến khi thời tiết khá hơn mới đi tiếp.

Động vật trên đường:
Tuandq: Động vật hoang dã ở Việt Nam thì lái xe có gặp mấy đâu, còn nếu là gà, vịt, trâu bò thì chỉ có một cách đi chậm lại thôi.

Khi xảy ra va chạm
Tuandq: Vụ này thì không áp dụng được ở Việt Nam nên thôi. Nhưng ý chính là: phải giữ nguyện hiện trường, cấp cứu người bị thương, báo cho cảnh sát, báo cho bảo hiểm (nếu có).

(Hết chương VI)
 
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương VII: Trách nhiệm của lái xe

Lái xe phòng vệ.
Đừng bao giờ nghĩ rằng các lái xe khác đều lái xe cẩn thận, vì thế bạn phải biết cách để tránh các va chạm gây ra do lỗi của người khác. Chương này sẽ mô tả cách thức để làm được như vậy.

Quan sát đường:
Thường xuyên quan sát đường và hai bên. Khi bạn lái xe trong đô thị, hãy quan sát khoảng 12 đến 15 giây phía trước (tuandq: Có lẽ muốn nói đến quãng đường có thể đi được trong thời gian tương ứng). Còn ở ngoài đô thị, quãng thời gian này là 25 giây.
Thường xuyên nhìn gương và các phương pháp khác để kiểm tra khu vực mù. Và cũng đừng quên chú ý đến tốc độ và các cảnh báo khác.

Để có thể được nhìn thấy

Nếu xe bạn không có thiết bị chiếu sáng ban ngày, hãy bật đèn cốt. Điều này sẽ giúp các lái xe khác dễ dàng nhìn thấy bạn. Nhưng hãy nhớ tắt đèn khi đậu xe. Luôn giữa cho đèn sạch sẽ.

Các nguy cơ khác.
Hãy chú ý đến những thời điểm có nguy cơ cao như khi đi qua khu vực có trẻ em chơi bên đường hoặc các lái xe khác có ý định vượt đèn đỏ để có những ứng phó kịp thời.

Khoảng cách giữa các xe

Khi đi đằng sau xe khác, bạn nên duy trì khoảng cách tối thiểu là 2 giây. Đó là trong điều kiện bình thường, còn nếu khi đường xấu hoặc thời tiết không tốt, hãy tăng gấp đôi khoảng thời gian này lên.
Để hình dung ra khoảng cách 2 giây này, hãy nhìn vào xe đi trước bạn. Khi đuôi xe trước đi qua một vật thể cố định như biển báo, cây cối hoặc một tòa nhà, hãy bắt đầu đếm. Bạn hãy đếm “một nghìn linh một, một nghìn linh hai” (one-thousand-and-one, one-thousand-and-two), nếu đầu xe bạn vượt qua vật thể đó trước khi bạn đếm xong, như thế là bạn đã đã đi quá gần. Hãy đi chậm lại và đếm một lần nữa. Nếu có xe nào đó cắt ngang qua đầu bạn, hãy thực hiện lại việc này. Quy tắc 2 giây có thể áp dụng ở bất cứ tốc độ nào.

Chỉ có một ngoại lệ là khi gặp những xe vận tải lớn thì khoảng cách phải tối thiểu là 4 giây.
112a.jpg


Mệt mỏi
Mệt mỏi hoặc buồn ngủ sẽ làm giảm sự minh mẫn có trí óc và có thể đồng nghĩa với tai nạn đối với người lái xe.
Nguyên nhân của việc mệt mỏi có thể là:
- Thiếu ngủ.
- Ức chế thần kinh
- Nhàm chán
- Lái xe trên một quãng đường dài
- Các tác động vật lý
- Ốm đau.
- Mỏi mắt

Ngoài ra còn có thể do tác động của rượu bia, một số loại thuốc, không khí ấm trong xe hoặc nồng độ carbon monoxide cao. Carbon monoxide có thể xuất hiện do hệ thống xả bị rò rỉ. Carbon monoxide là một khí độc không màu, không mùi và rất độc. Hãy kiểm tra để chắc chắn rằng hệ thống xả của xe bạn hoạt động hoàn hảo.
Việc mệt mỏi có thể làm chậm phản xạ của bạn. Điều đó có thể dẫn đến những quyết định sai lầm mà cụ thể là:
- Bạn không nhận thấy mình đang ở trong tình trạng
- Bạn phản ứng không đủ nhanh với nguy hiểm
- Bạn lái xe ra khỏi đường.
- Bạn lái xe sang làn đường ngược chiều.
- Xe bạn đi ngoằn nghèo.

Những điều này có thể dẫn đến tai nạn chết người. Để tránh điều đó xảy.
- Hãy nghỉ ngơi trước cuộc hành trình.
- Giữ nhiệt độ trong xe ở mức dễ chịu. Đảm bảo không khí trong xe được thông thoáng.
- Không để mắt bất động lâu quá. Nhìn về phía trước, sang hai bên đường và kiểm tra các đồng hồ.
- Sử dụng kính râm khi có nắng.
- Nếu bạn cảm thấy mệt, hãy dừng lại một thời gian ngắn để nghỉ ngơi bằng cách đi bộ vòng quanh xe. Hãy lặp lại điều này sau mỗi hai giờ.
- Không lái xe sau khi uống rượu bia và uống thuốc.

Sử dụng điện thoại di động khi lái xe.
Không sử dụng điện thoại khi đang lái xe (kể cả khi dùng tai nghe và các thiết bị hỗ trợ khác) vì có thể làm bạn mất tập trung khi lái xe. Nếu muốn trả lời cuộc gọi, hãy tạt xe vào lề đường và dừng lại. (tuandq: Lý thuyết là như vậy nhưng e rằng khó theo).

Ghế cho trẻ em và các thiết bị an toàn.
Trẻ em nặng dưới 18kg đều phải có ghế riêng, từ 18kg trở lên có thể sử dụng ghế thường, tuy nhiên để an toàn nhất, nên sử dụng ghế dành riêng cho các trẻ em này. Tất cả hành khách đều phải thắt dây an toàn.

(còn tiếp)
 
  • Like
Reactions: lamxuan
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương VII: Trách nhiệm của lái xe (tiếp theo)

Nâng cao hiệu suất sử dụng nhiên liệu và giảm mức độ ô nhiễm môi trường.

Phần lớn các lái xe có thể tiết kiệm từ 10% đến 25% lượng xăng tiêu thụ nếu theo những hướng dẫn dưới đây:
- Trước khi mua xe, hãy chọn những loại xe có hiệu suất sử dụng nhiên liệu cao. Thông thường, động cơ dung tích nhỏ sẽ tiêu thụ ít nhiên liệu hơn. Khi mua xe mới, hãy tìm nhãn EnerGuide. Điều này cho biết xe ít tiêu tốn nhiên liệu.

- Đi ở tốc độ cao sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu hơn. Mỗi 10km/h cao hơn 90km/h sẽ tiêu tốn nhiều hơn khoảng 10%.
- Tránh thay đổi tốc độ đột ngột. Điều này vừa làm tăng độ an toàn và tiết kiệm nhiên liệu. Thường xuyên tăng tốc đột ngột và phanh gấp có thể làm lãng phí nhiên liệu đến 39%.

- Để xe chờ sẽ tiêu tốn nhiên liệu và tiền: Để xe nổ máy 10 giây sẽ tiêu tốn nhiều nhiên liệu ở là tắt rồi khởi động lại khi cần. Nếu bạn cần dừng xe quá 10 giây, ngoại trừ trên đường giao thông, hãy tắt máy. Nếu xe của bạn có 8 máy, mỗi 10 phút chờ sẽ tiêu tốn khoảng 0,4 l xăng.

Để làm ấm xe của bạn trong mùa đông, bạn hãy nhớ rằng chỉ cần 30 giây là đủ. Cách tốt nhất để làm nóng hệ thống xe là cho xe chạy. Nếu cần thiết có thể sử dụng bộ làm ấm động cơ (block heater) và có thể tiết kiệm được khoảng 10% nhiên liệu.

Ngoài ra:
- Động cơ được chỉnh không đúng có thể làm lãng phí 50% nhiên liệu
- Bộ lọc gió bẩn 10%
- Lốp xe bị mòn 5%

Để có hiệu suất cao nhất đối với xe số sàn, hãy qua số thấp một cách nhanh chóng và tăng tốc ở số cao. Xe số tự động có thể chuyển số nhanh hơn nếu bạn giảm bớt lực trên chân ga.

Bạn còn có thể tiết kiệm nhiên liệu vào mùa hè bằng cách để điều hòa ở mức thấp nhất. Điều hòa được dùng cả khi dừng và đi trên đường có thể tiêu tốn tới 10% nhiên liệu. Ở trên đường cao tốc, con số này ở vào khoảng 3-4%. Để làm mát không khí bên trong xe trên đường cao tốc, hãy mở cửa lấy gió từ bên ngoài. Còn trong thành phố, bạn có thể hạ kính xuống. (tuandq: Vụ này thì không áp dụng được ở Việt Nam rồi).

Trọng lượng thừa cũng làm tiêu tốn khá nhiều nhiên liệu. Hãy bỏ bớt những vật dụng không cần thiết trên xe.

Lập kế hoạch trước cho chuyến đi cũng là một biện pháp tiết kiệm tốt. Hãy tránh những tuyến đường đông đúc và tránh đi vào những giờ cao điểm nếu có thể.

(Hết chương VII)
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: lamxuan
Lờ... đờ :-D
18/9/04
3.594
90.193
113
RE: Sổ tay lái xe

Chương X: Kéo moóc.

Tuandq: Vụ này chưa có ở Việt Nam nên chỉ giới thiệu một số hình ảnh thao tác để tham khảo.

Lùi xe vào chỗ đỗ
153a.jpg


Rẽ trái
154a.jpg


Rẽ phải
154b.jpg


Hết
 
  • Like
Reactions: Nam Van Nguyen