Hạng D
2/12/03
2.199
5.010
113
Vietnam
Viện Kinh tế Xây dựng tính toán chi phí đầu tư xây dựng cầu cạn cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long theo cả vòng đời dự án là 459 tỷ đồng/km, cao hơn phương án đắp nền đất 2%.

Viện Kinh tế Xây dựng vừa báo cáo Bộ Xây dựng kết quả nghiên cứu đầu tư cầu cạn làm đường ôtô cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long. Theo đó, mức đầu tư bao gồm chi phí xây dựng ban đầu và chi phí bảo trì, bảo dưỡng trong suốt tuổi thọ thiết kế 100 năm.

Nếu chỉ xét chi phí đầu tư ban đầu, cầu cạn có suất đầu tư 383 tỷ đồng/km, cao gấp 2,6 lần so với đường cao tốc nền đất (188 tỷ đồng/km, loại 4 làn xe, 2 làn dừng khẩn cấp). Suất đầu tư này chưa bao gồm giải phóng mặt bằng, lãi vay trong thời gian xây dựng, đánh giá tác động môi trường, xử lý nền đất yếu.

Viện cũng chỉ ra nhiều bất lợi của phương án đắp nền như phải giải phóng mặt bằng lớn, phụ thuộc nguồn cát đang khan hiếm, rủi ro lún, sạt lở, và thời gian xử lý nền đất yếu kéo dài. Trong khi đó, cầu cạn bằng bêtông cốt thép có thể khắc phục các vấn đề này, với ưu điểm thi công nhanh, tiết kiệm quỹ đất, thuận lợi thoát lũ, giảm nguy cơ xâm nhập mặn và ảnh hưởng môi trường.

Ngoài ra, kết cấu móng bêtông cốt thép của cầu cạn giúp ổn định nền móng, không bị lún, dễ bảo trì, ít giao cắt và ít chia cắt dân cư.

Suất đầu tư cầu cạn cao tốc gần 460 tỷ đồng/km

Cao tốc Cần Thơ - Cà Mau dài gần 111 km, nhà thầu đang thi công xuyên suốt để công trình đưa vào sử dụng cuối tháng 12. Ảnh: Huy Phong

Viện Kinh tế Xây dựng nhận định nếu chỉ xét chi phí ban đầu, cầu cạn có phần tốn kém hơn, nhưng nếu tính toàn bộ vòng đời dự án thì mức chênh lệch không đáng kể. Do đó, Viện đề xuất các dự án cao tốc tại Đồng bằng sông Cửu Long nên kết hợp cả hai phương án đắp nền và xây cầu cạn, tùy theo điều kiện địa chất, vật liệu, và môi trường từng khu vực.

Bên cạnh đó, ngành xây dựng được khuyến nghị đẩy mạnh nghiên cứu và ứng dụng công nghệ mới như dầm chữ U khẩu độ lớn làm từ bêtông cường độ cao (HPC) hoặc siêu cao (UHPC), để giảm phụ thuộc vào cát đắp, rút ngắn thời gian và hạ giá thành thi công.

Giai đoạn 2021-2025, vùng Đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ có 9 dự án cao tốc trọng điểm quốc gia, với tổng nhu cầu vật liệu đắp nền khoảng 63 triệu m3. Tuy nhiên, nguồn cát sông chủ yếu từ sông Tiền, sông Hậu ngày càng cạn kiệt, gây ra hệ lụy sạt lở, ô nhiễm và nguy cơ lũ lụt.

Hiện cả nước mới có khoảng 70 km cầu cạn trên tổng hơn 2.000 km đường cao tốc đã và đang xây dựng. Việc mở rộng cầu cạn được kỳ vọng sẽ là hướng đi bền vững, phù hợp với điều kiện tự nhiên đặc thù của vùng đồng bằng ngập nước.

Các bác có thể xem tại đây:

>>>> Xem thêm:
 
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng D
13/4/16
1.374
3.826
128
38
Cao hơn 2%
Nhưng lại nhanh hơn 50% do ko bị ảnh hưởng bởi thiếu cát
Vậy trước đây ko chịu nghiện cứu chọn phương án tối ưu
Mất bò mới lo làm chuồng là căn bệnh dai dẳng :rolleyes:
 
V2 confirmed
Hạng B2
17/8/05
242
20.358
93
otosaigon.com
Cao hơn 2% là hoàn toàn không đáng kể, nếu vậy thì cần cân nhắc đến những ưu điểm và nhược điểm của 2 phương pháp trên

Cao hơn 2%
Nhưng lại nhanh hơn 50% do ko bị ảnh hưởng bởi thiếu cát
Vậy trước đây ko chịu nghiện cứu chọn phương án tối ưu
Mất bò mới lo làm chuồng là căn bệnh dai dẳng :rolleyes:


2 anh đọc bài viết chưa?
 
V2 confirmed
Hạng B2
17/8/05
242
20.358
93
otosaigon.com
như mua máy CNC của Nhật Bản và mua máy CNC của Hàn Quốc vậy thôi

nhưng khi xét đến dòng tiền và chi phí tài chính, đa số vẫn phải chọn mua máy CNC Hàn Quốc
 
V2 confirmed
Hạng B2
17/8/05
242
20.358
93
otosaigon.com
7 năm trước
Việt Cộng chưa huy động được vốn từ kênh trái phiếu, thu ngân sách ở mức dưới 70 tỉ USD/1 năm
nên việc tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng còn chưa quyết liệt

2 năm qua
thu Ngân sách tăng trưởng tốt, và huy động vốn bằng trái phiếu chính phủ đạt kế hoạch
nên đẩy mạnh đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng như hiện nay
 
Hạng D
1/4/15
1.632
2.887
113
đọc kỹ đoạn này xem xao


View attachment 3311990
Xét về kinh tế:
- chi phí xây dựng, bảo trì chênh lệch ko đáng kể 2%.
- đắp cát tốn chi phí gpmb nhiều hơn, ngược lại cầu cạn tính thêm lãi vay sẽ cao hơn.
- nếu tính đến các điểm giao với đường hiện hữu, cầu cạn giảm chi phí cầu vượt tại các đường dân sinh.
Về môi trường:
- cát sẽ tác động môi trường rất lớn gây sạt lở sông, mội trường sống động thực vật, cát biển sẽ làm nhiễm mặn đất.
- trong khi cầu cạn dùng sắt, xi nhiều đang dư thùa.
Về xã hội:
- đắp cát tính ổn định ko cao như vụ sạt chân cầu tây ninh vừa rồi do không khảo sát và xử lý nền đất yếu đầy đủ, vài năm phải duy tu sữa chữa mất mấy tháng xe không lưu thông được như tuyến rạch sỏi, mà cách xử lý chỉ gia cố mố cống thì vài hôm cũng tiếp tục lúc nào chân mố cống.
- đắp cát chỉ có lợi ích tạo công ăn việc làm cho các dn duy tu có việc làm thường xuyên.
- cầu cạn còn giảm vấn đề xe bò, xe máy xé rào chui vào, hay leo cầu vượt ném đá.
Túm lại tại miền tây đất yếu thì làm cầu cạn là hợp lý hơn nhiều, trừ các đường ven biển dùng cát biển thì có thể đắp cát biển làm kết hợp làm tuyến đê chắn sóng, có nhiều điểm dừng chân kết hợp du lịch biển.