Chủ đề tương tự
TYOT nói:
...
Tin tốt là: Chúng ta có thể <span style=""color: #ff0000;"">“Lập trình lại” trí tuệ </span>và thay thế tiêu cực, hạn chế niềm tin bằng tích cực và đóng góp.
...
Cái tựa đề tiếng Anh rõ ràng, nhưng nếu dịch thẳng sang "tẩy não" (dịch word by word) sẽ tạo ngộ nhận về một nội dung mang tính chính trị nên có thể có ít người quan tâm.
Trong bài, bác có câu dịch rất hay, có thể dùng làm tựa đề cho bài viết. Đó là
“Lập trình lại trí tuệ".
Bác thử thay thế tất cả các cụm từ “Tẩy não tích cực” trong bản dịch bằng cụm từ “Lập trình lại trí tuệ" xem sao nhé.
Cảm ơn các bác đã comment.
@XotosgX: Bác tinh ý. Đúng là em dịch hơi thẳng quá vì hôm qua dịch gấp rút trong giờ làm việc nên không thoải mái tư tưởng lắm.
@sgb345: Bác nói đúng. Chữ "Tẩy não" rất là nhạy cảm. Em đắn đo mãi nhưng tin rằng bây giờ xã hội cởi mở rồi nên thử liều xem sao. Hôm nay bài vẫn còn đây mà chưa thấy Mod gửi tin nhắc nhở thì em đặt lòng tin đúng chỗ rồi. Hì hì.
Ngoài ra lí do em giữ chữ "Tẩy não" là vì nó liên quan đến cái cách mở đầu của tác giả nói về chính cái sự nhạy cảm của cái từ đó. Nếu lái qua hướng khác e rằng phải bỏ đoạn ấy chăng?
@nhadatnet.vn: Em là dân tay mơ thôi. Tiếng Anh là do em tự học đấy ạ
. Cảm ơn bác quá khen.
@XotosgX: Bác tinh ý. Đúng là em dịch hơi thẳng quá vì hôm qua dịch gấp rút trong giờ làm việc nên không thoải mái tư tưởng lắm.
@sgb345: Bác nói đúng. Chữ "Tẩy não" rất là nhạy cảm. Em đắn đo mãi nhưng tin rằng bây giờ xã hội cởi mở rồi nên thử liều xem sao. Hôm nay bài vẫn còn đây mà chưa thấy Mod gửi tin nhắc nhở thì em đặt lòng tin đúng chỗ rồi. Hì hì.
Ngoài ra lí do em giữ chữ "Tẩy não" là vì nó liên quan đến cái cách mở đầu của tác giả nói về chính cái sự nhạy cảm của cái từ đó. Nếu lái qua hướng khác e rằng phải bỏ đoạn ấy chăng?
@nhadatnet.vn: Em là dân tay mơ thôi. Tiếng Anh là do em tự học đấy ạ
Cảm ơn bác ! Em có đọc bài dịch của bác và cảm thấy tâm đắc ! Em xin phép bác chỉnh sửa lại một chút góp vui cùng với bác và OS ! Có gì các bác bỏ qua cho ! 
Tẩy não tích cực
Ban đầu mọi người được sinh ra với cái tâm trong sáng như gương và niềm tin rằng mọi thứ đều có thể. Còn nhớ khi ta là một đứa trẻ, bạn có thể làm và trở thành bất kì cái gì, chẳng có ranh giới nào cả !
Tuy nhiên khi lớn lên, những tác động xung quanh từ bạn bè, người thân đã tạo nên “con người” chúng ta hôm nay. Rất nhiều tác động này mang ý nghĩa tiêu cực và chúng vẽ nên những ranh giới vô hình cho bản thân mỗi người. Vì vậy, nó thường tạo cảm giác không hạnh phúc, thiếu tự tin hoặc cảm giác không thỏa mãn trong cuộc sống và công việc.
Những tác động đó có thể đến một lời nhận xét nhỏ, tưởng chừng vô hại. Một bà mẹ nói “Để mẹ xử lý cho, con không giỏi việc đó đâu” đã thuyết phục rằng bạn không đủ năng lực, trình độ để làm việc đó. Nhận xét của thầy giáo về học sinh là “kẻ vụng về” có thể tác hại tiêu cực khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Dù chỉ là vui đùa nhưng cũng để lại vết hằn sâu trong niềm tin của đứa trẻ.
Kiểu lập trình (cho cuộc đời) này dĩ nhiên không chấm dứt khi ta trở thành người lớn mà nó đeo đẳng và ảnh hưởng suốt cuộc đời. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi cha mẹ, con cái, vợ (chồng), bạn bè, đồng nghiệp, báo chí …Đôi khi chúng cũng tích cực nhưng đa phần lại là tiêu cực. Những phán xét “tiêu cực” chủ quan lẫn khách quan đang dần dần phá vỡ niềm tin và hạn chế năng lực của bạn.
Niềm tin là chìa khoá thành công cuộc sống. Nếu bạn tin mình có thể làm một điều gì thì bạn có thể làm được, còn nếu bạn không tin thì bạn sẽ không thể làm. Điều tốt lành là chúng ta có thể “Lập trình lại” trí tuệ và thay thế dần những ảnh hưởng tiêu cực từ trước đến nay.
“Tẩy não tích cực” là cái tên tôi thích dùng. Đó là “ sự khẳng định” – sự khẳng định điều tích cực trong hiện tại, chứ không phải quá khứ. Ví dụ, bạn tự khẳng định “Tôi thực hiện 10 cuộc gọi bán hàng một ngày” hoặc “Tôi là một người thương thuyết giỏi”. Bằng cách “tự khẳng định tích cực” mỗi ngày, bạn sẽ đạt được thành tích dễ dàng hơn. Cách “tự khẳng định tích cực” này giúp tâm trí bạn vượt qua suy nghĩ, giới hạn“ tiêu cực” cũ đã và đang hạn chế hành động và thành công của bạn.
Hãy thử áp dụng nhé ! Nếu bạn tự cho rằng mình không giỏi diễn thuyết ( do kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ hoặc do ai đó đã đánh giá bạn như vậy ) thì bây giờ bạn có thể lập trình lại tâm trí mình khi khẳng định lại: “Tôi là một diễn giả xuất sắc. Tôi thích diễn thuyết trước đám đông và người ta thích nghe tôi nói”. Cũng giống như máy tính. khi bạn thay dữ liệu đầu vào thì đầu ra cũng thay đổi.
Bằng cách liên tục khẳng định niềm tin tích cực này, bạn thực sự bắt đầu tin vào nó và tâm trí bạn sẽ phải tìm cách hiện thực hóa tuyên bố đó. Nó sẽ thôi thúc bạn dự một khóa học về nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng hay bạn sẽ cố gắng nói đôi điều trong một hội nghị. Theo cách nào đó, “sự khẳng định tích cực” này sẽ giúp chúng ta mở những cánh cửa bị đóng chặt do thói quen, kinh nghiệm tiêu cực tạo ra. Điều này ứng nghiệm với hầu hết mọi thứ. Hãy tin rồi nó sẽ xảy ra.
Vậy thì, bạn hãy nghĩ về những kinh nghiệm tiêu cực bản thân, tìm xem cái nào thực sự ngăn cản bạn đạt được mọi thứ trong đời. Rồi thì từng bước một, chúng ta cô lập “niềm tin tiêu cực” này trong tâm trí. Tiếp đến, lập công thức “khẳng định tích cực” chống lại những “tin tưởng tiêu cực” đó và hãy liên tục lập đi lập lại khẳng định tích cực mỗi ngày. Hãy viết chúng trong nhật ký, trên tấm gương trong phòng tắm, kế màn hình máy tính; bất kì chỗ nào bạn thường nhìn thấy nó nhất và nói to lên mỗi khi có thể. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả đấy.
Tẩy não tích cực
Ban đầu mọi người được sinh ra với cái tâm trong sáng như gương và niềm tin rằng mọi thứ đều có thể. Còn nhớ khi ta là một đứa trẻ, bạn có thể làm và trở thành bất kì cái gì, chẳng có ranh giới nào cả !
Tuy nhiên khi lớn lên, những tác động xung quanh từ bạn bè, người thân đã tạo nên “con người” chúng ta hôm nay. Rất nhiều tác động này mang ý nghĩa tiêu cực và chúng vẽ nên những ranh giới vô hình cho bản thân mỗi người. Vì vậy, nó thường tạo cảm giác không hạnh phúc, thiếu tự tin hoặc cảm giác không thỏa mãn trong cuộc sống và công việc.
Những tác động đó có thể đến một lời nhận xét nhỏ, tưởng chừng vô hại. Một bà mẹ nói “Để mẹ xử lý cho, con không giỏi việc đó đâu” đã thuyết phục rằng bạn không đủ năng lực, trình độ để làm việc đó. Nhận xét của thầy giáo về học sinh là “kẻ vụng về” có thể tác hại tiêu cực khi nó được lặp đi lặp lại nhiều lần. Dù chỉ là vui đùa nhưng cũng để lại vết hằn sâu trong niềm tin của đứa trẻ.
Kiểu lập trình (cho cuộc đời) này dĩ nhiên không chấm dứt khi ta trở thành người lớn mà nó đeo đẳng và ảnh hưởng suốt cuộc đời. Chúng ta bị ảnh hưởng bởi cha mẹ, con cái, vợ (chồng), bạn bè, đồng nghiệp, báo chí …Đôi khi chúng cũng tích cực nhưng đa phần lại là tiêu cực. Những phán xét “tiêu cực” chủ quan lẫn khách quan đang dần dần phá vỡ niềm tin và hạn chế năng lực của bạn.
Niềm tin là chìa khoá thành công cuộc sống. Nếu bạn tin mình có thể làm một điều gì thì bạn có thể làm được, còn nếu bạn không tin thì bạn sẽ không thể làm. Điều tốt lành là chúng ta có thể “Lập trình lại” trí tuệ và thay thế dần những ảnh hưởng tiêu cực từ trước đến nay.
“Tẩy não tích cực” là cái tên tôi thích dùng. Đó là “ sự khẳng định” – sự khẳng định điều tích cực trong hiện tại, chứ không phải quá khứ. Ví dụ, bạn tự khẳng định “Tôi thực hiện 10 cuộc gọi bán hàng một ngày” hoặc “Tôi là một người thương thuyết giỏi”. Bằng cách “tự khẳng định tích cực” mỗi ngày, bạn sẽ đạt được thành tích dễ dàng hơn. Cách “tự khẳng định tích cực” này giúp tâm trí bạn vượt qua suy nghĩ, giới hạn“ tiêu cực” cũ đã và đang hạn chế hành động và thành công của bạn.
Hãy thử áp dụng nhé ! Nếu bạn tự cho rằng mình không giỏi diễn thuyết ( do kinh nghiệm tiêu cực trong quá khứ hoặc do ai đó đã đánh giá bạn như vậy ) thì bây giờ bạn có thể lập trình lại tâm trí mình khi khẳng định lại: “Tôi là một diễn giả xuất sắc. Tôi thích diễn thuyết trước đám đông và người ta thích nghe tôi nói”. Cũng giống như máy tính. khi bạn thay dữ liệu đầu vào thì đầu ra cũng thay đổi.
Bằng cách liên tục khẳng định niềm tin tích cực này, bạn thực sự bắt đầu tin vào nó và tâm trí bạn sẽ phải tìm cách hiện thực hóa tuyên bố đó. Nó sẽ thôi thúc bạn dự một khóa học về nghệ thuật diễn thuyết trước công chúng hay bạn sẽ cố gắng nói đôi điều trong một hội nghị. Theo cách nào đó, “sự khẳng định tích cực” này sẽ giúp chúng ta mở những cánh cửa bị đóng chặt do thói quen, kinh nghiệm tiêu cực tạo ra. Điều này ứng nghiệm với hầu hết mọi thứ. Hãy tin rồi nó sẽ xảy ra.
Vậy thì, bạn hãy nghĩ về những kinh nghiệm tiêu cực bản thân, tìm xem cái nào thực sự ngăn cản bạn đạt được mọi thứ trong đời. Rồi thì từng bước một, chúng ta cô lập “niềm tin tiêu cực” này trong tâm trí. Tiếp đến, lập công thức “khẳng định tích cực” chống lại những “tin tưởng tiêu cực” đó và hãy liên tục lập đi lập lại khẳng định tích cực mỗi ngày. Hãy viết chúng trong nhật ký, trên tấm gương trong phòng tắm, kế màn hình máy tính; bất kì chỗ nào bạn thường nhìn thấy nó nhất và nói to lên mỗi khi có thể. Bạn sẽ ngạc nhiên với kết quả đấy.