Hạng B2
15/5/19
100
71
31
40
TPHCM lại một lần nữa tính đến chuyện chấm dứt hẳn hoạt động đối với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3 - 4 bánh vào năm 2021. Hàng chục nghìn người đang mưu sinh bằng các loại xe trên sẽ bị ảnh hưởng.
Thành phố Hồ Chí Minh: Xe thô sơ “hết cửa” từ 2021?


10 năm cho một mục tiêu

Sở Giao thông Vận tải (GTVT) TPHCM vừa có báo cáo và đề xuất phương án điều chỉnh tổ chức giao thông với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3 - 4 bánh trên địa bàn.

Theo báo cáo, hiện nay nhu cầu sử dụng loại phương tiện này là có thật. Nhu cầu này xuất phát từ tính cơ động cao và thuận tiện trên các tuyến đường có mặt cắt ngang nhỏ, đường hẻm, đường cấm xe tải lưu thông… Do đó, việc chấm dứt hoạt động đối với loại phương tiện này sẽ ảnh hưởng rất lớn. Nó làm thay đổi thói quen, tập quán của một bộ phận người dân đang sử dụng. Chủ yếu tập trung vào những người dân có thu nhập thấp.

Để triển khai thực hiện có hiệu quả, cần nhận được đồng thuận cao từ người dân. Do đó, Sở GTVT kiến nghị giữ nguyên phương án tổ chức giao thông đối với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3 - 4 bánh lưu thông trong khu vực nội đô và trên một số tuyến đường thuộc địa bàn TP theo đúng Quyết định số 08/2013/QĐ-UBND năm 2013 của UBND TPHCM.

Kiến nghị tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Tịch thu phương tiện bán phế liệu, sung vào công quỹ. Đình chỉ các cơ sở lắp ráp, tự chế các loại phương tiện này. Nếu cố tình vi phạm thì tịch thu trang thiết bị trực tiếp sản xuất của cơ sở đó.

Về lâu dài, kiến nghị giao cho Viện Nghiên cứu phát triển chủ trì và phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan để thực hiện lập đề án kiểm soát và tiến tới chấm dứt hoạt động đối với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3 - 4 bánh. Thời gian thực hiện trong năm 2021.

Được biết, năm 2009 và 2013, TPHCM đã ban hành hai quyết định cấm xe cơ giới, xe thô sơ 3 - 4 bánh lưu thông trong khu vực trung tâm và hạn chế lưu thông trên 41 tuyến đường khác như xa lộ Hà Nội, quốc lộ 1K, quốc lộ 22… TP cũng đã ban hành chính sách hỗ trợ chuyển đổi nghề cho người nghèo đang sử dụng loại phương tiện xe 3 - 4 bánh thô sơ, tự chế và tăng cường lực lượng kiểm tra, xử lý vi phạm sau thời điểm hỗ trợ.

Cụ thể, từ năm 2013 đến nay, TPHCM đã thu hồi, tiêu hủy gần 29 nghìn xe 3, 4 bánh tự chế. Chi 160 tỉ đồng hỗ trợ những người thuộc diện bị ảnh hưởng. Dù vậy, theo thống kê của cơ quan chức năng, hiện TP vẫn còn khoảng 30 nghìn xe 3 - 4 bánh tự chế hoạt động.

Cần phương tiện thay thế bảo đảm cuộc sống người dân

TPHCM hiện có gần 2.170 xe cơ giới 3 bánh đã được đăng ký cấp biển số. Khoảng hơn 10 nghìn xe 3 - 4 bánh thô sơ, tự chế không động cơ và có động cơ nhưng không đủ điều kiện để cấp phép. Đó là chưa kể hằng ngày một lượng xe tự chế ở các tỉnh giáp ranh như Bình Dương, Đồng Nai, Long An... lưu thông trên địa bàn TP.

Trước thông tin TPHCM dự kiến chấm dứt hẳn hoạt động của loại hình xe cơ giới thô sơ vào năm 2021, ông Nguyễn Thanh Phương, chủ một vựa kinh doanh vật liệu xây dựng tại quận Thủ Đức tỏ ra băn khoăn. Chấm dứt hoạt động đối với xe cơ giới 3 bánh và xe thô sơ 3 - 4 bánh trên địa bàn TPHCM thì phương tiện nào sẽ thay thế? Bởi nhu cầu vận chuyển đồ đạc, hàng hóa, nguyên vật liệu của người dân là rất lớn, nhất là vào các ngõ, hẻm.

“Muốn dẹp xe thô sơ TP cần phải có phương tiện thay thế nhằm đảm bảo nhu cầu của người dân, cũng như mưu sinh”, ông Phương nói. Theo ông Phương, kế hoạch chấm dứt hẳn vào năm 2021 cần được giãn thêm tiến độ để có phương tiện chuyển đổi phù hợp.

Ông Đỗ Ngọc Hải - Trưởng phòng Vận tải, Sở GTVT TPHCM nhìn nhận xe chở hàng 4 bánh có gắn động cơ được sử dụng thay thế cho xe 3 bánh thường có thiết kế nhỏ gọn, dễ lưu thông trong những đường nhỏ. Tuy nhiên, loại xe này thường xuyên chở hàng cồng kềnh và chở quá tải trọng cho phép (do sức chở tối đa không quá 500kg).

“Cái khó của TPHCM trong việc giải quyết triệt để cấm xe 3 - 4 bánh tự chế là do người sử dụng đa phần có thu nhập thấp ở các địa phương khác đến. Ngoài ý thức chấp hành còn hạn chế, nhiều chủ phương tiện khi bị xử phạt lập tức bỏ lại xe, gây khó khăn cho công tác tạm giữ, dẫn đến quá tải các bãi tạm giữ” - ông Hải nói.

Ông Phạm Hùng Minh, một người mưu sinh bằng xe ba gác tại Quận 9 cho biết, hơn 5 năm nay ông mưu sinh bằng nghề chạy xe lôi chở hàng. Mỗi ngày, sau khi trừ chi phí xăng xe, ăn uống, ông được 300 – 400 nghìn đồng để trang trải cuộc sống gia đình với 4 miệng ăn.

“Chấm dứt hoạt động xe thô sơ, xe ba gác đồng nghĩa tôi mất đi phương tiện mưu sinh. 5 năm nay tôi sống bằng chiếc xe ba gác này đã quen. Nếu năm 2021 mà không được chạy nữa thật sự tôi cũng chưa biết làm gì để kiếm ra tiền trang trải cho gia đình mình. Tôi thấy loại xe này rất cơ động và hữu dụng.

Nhu cầu chuyển đồ của người dân vẫn rất lớn, nhất là với các em sinh viên, công nhân khi chuyển phòng trọ… Nếu TP cấm, cuộc sống của những người sống bằng nghề chạy xe ba gác máy như chúng tôi chắc chắn sẽ rất khó khăn” - ông Minh nói.

Nguồn: GiáoDục&ThờiĐại
 
Hạng C
21/12/19
528
1.463
93
40
Đồng ý là sẽ có có khăn cho người lao động. Nhưng nghĩ tới cảnh mất an toàn do chở nhiều, cồng kềnh, vật dụng nguy hiểm như tole + sắt hộp dài mà không có báo hiệu là em thấy rùng mình.
Tưởng tưởng cái cảnh tuột dốc khi chở hàng thì sao đây. Nhiều ông ốm teo thì sao là điều khiển chính xác hiệu quả nổi.
Đã quá nhiều tai nạn chết người vì chở hàng kiểu này. Lúc đó thì ai trách ai, ai đền cho ai.
Theo em thì không nên cấm hẳn mà bắt buộc có đăng kiểm nghiêm túc xe như 4 bánh, qui định giới hạn kích thước chở hàng, qui đinh ràng buộc hàng hóa và báo hiệu ra sao.cho an toàn.
 
Hạng C
7/10/19
918
1.366
58
44
Đừng lấy cái khó ra. Cứ mạnh dạn dẹp hết tự sẽ có hướng. Cứ kiểu cũ thì mãi không làm được như kiểu dọn dẹp vỉa hè, ảnh hưởng cuộc sống người nghèo...thế thì cả nước sẽ nghèo, bộ mặt đất nước lem nhem thì không ai nói tới. Nói ảnh hưởng người nghèo cho có cái nói chứ thực ra toàn đại gia sau lưng phản đối. Nghèo nói ai nghe đâu
 
Hạng F
6/9/18
7.371
16.337
113
35
Mấy bác ủng hộ phương tiện này ko biết sẽ ra sao khi chính họ là ng gặp nạn bởi xe này gây ra nhỉ,,, lúc đó còn đồng cảm ko hay chỉ là lý thuyết suông
 
Hạng D
16/7/20
1.429
887
113
51
Xe đó dùng tôn cắt cổ bao nhiêu người tham gia giao thông, chẳng thấy người cho phép xe đó chạy bị xử , ở mấy nước ĐNA thôi cũng tiêu đời lun chứ
 
Hạng B2
7/11/11
481
503
93
61
Sao không học theo Thái Lan, Campuchia nhập xe Tuk tuk chạy bằng Gas điện về chạy vừa chở được khách du lịch chở được hàng, lại rất văn minh ko ô nhiễm môi trường.
 
  • Like
Reactions: duchuy19762003
Hạng B2
1/10/12
275
181
43
47
Quận 2, HCM
Phương án gì hay quyết định gì đều có tính 2 mặt, có người ủng hộ và có người không ủng hộ. Thực sự mà nói vấn đề này ra đường thấy nguy hiểm rình rập, chưa kể là một số người điều khiển phương tiện này chạy rất "hùng hổ".
 
  • Like
Reactions: kevinngva
Hạng C
30/5/17
512
625
93
43
Khó khăn thì tìm cách khắc phục ,chứ đừng lấy cái nghèo ra biện minh rồi tự cho mình làm mất an toàn giao thông .Mấy ông ba bánh là chạy xe láo nháo nhất ,đường kẹt xe có 2 lane mà mấy ông ba bánh cũng không xếp hàng ,chạy vô làn bên phải xe máy .Ông chạy được 1 đoạn vướng xe hơi bên trái , trước mặt ông thì đường thông thoáng mà đi không được .Trong khi sau lưng ông thì xe máy dồn ứ ,hỏi sao xe máy không nổi nóng .AE trên đây chắc đã từng gặp trường hợp này
 
Hạng F
27/6/12
5.023
11.757
113
Không riêng xe thô sơ 3, 4 bánh mà cả mấy ông giao hàng 2 bánh. Bữa chở con em suýt bị thằng chạy xe máy cùi vác bó nhôm tương cái đầu bó nhôm vào chân em. Nghĩ lại còn rùng mình. Xe như răng bà già, nó lái 1 tay, tay còn lại nó làm xiếc giữ bó nhôm trên vai.
 
  • Wow
Reactions: nguyenbaonguyen
Hạng C
7/12/17
800
1.089
93
36
Ngày xưa cấm ba gác may, được đâu 1-2 năm lại cho nhập ba con xe tàu về vn lưu thông đại trà giờ sau khi ăn đủ lại tiếp tục cấm. Bằng lái ba gác phải ra đóng tiền "thi" mới chạy đươc, lại ăn thêm 1 mớ :). Cái chinh phủ kiến tạo này e thấy sợ thật :-.
Ps: nên cấm ba gác, mấy ông chạy như đường ông bà để lại, rất bát nháo và bố láo.
 
  • Like
Reactions: nguyenbaonguyen