Status
Không mở trả lời sau này.
Tập Lái
2/7/11
46
0
6
"Thành phố" Nhơn Trạch mỏi mắt chờ... công dân</h1>Chủ nhật, 23/06/2013, 01:35 PM (GMT+7)
Tôi thường nghe địa danh “Thành phố Nhơn Trạch”, không biết bắt nguồn từ đâu hay chỉ từ giới cò đất? Nhưng khi tới nơi, mọi thứ vẫn còn y nguyên với những dòng chữ “huyện Nhơn Trạch”. Những con phố đã được đặt tên, đường đổ nhựa, phóng xe máy đi vài chục phút hầu như không gặp một bóng người.
Thông tin , Thị trường chứng khoán, Giá vàng cập nhật liên tục và nhanh nhất







Huyện lỵ vắng nhất
Khung cảnh đìu hiu thật trái với một dự dân số của Nhơn Trạch đến năm 2010 là khoảng 265.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 150.000 người.
Tới năm 2020 là khoảng 600.000 người, trong đó dân số nội thị khoảng 450.000 người. Định hướng Nhơn Trạch sẽ là một trong các trung tâm công nghiệp, thương mại - dịch vụ, du lịch, giáo dục - đào tạo và khoa học - công nghệ của tỉnh Đồng Nai và vùng trọng điểm phía Nam, “hướng phát triển đạt tiêu chí của đô thị loại II” – có lẽ hai chữ Thành phố Nhơn Trạch đã sớm bắt nguồn từ đây. Nhưng thành phố ấy nhiều năm nay vẫn chưa thành hình.
Tôi không biết tìm gặp ai, cứ phóng xe máy dọc những con đường rợp bóng cây và hoa mà tuyệt nhiên không có nhà cửa và con người. Trụ sở các cơ quan vắng vẻ, dăm bảy tòa nhà đang được xây dựng với vẻ uể oải, những công nhân nói với tôi: “Chủ nhà ở nơi nào, không biết”.
Vài người xe ôm không biết đứng đợi ai, vài người bán cá cảnh rong khấp khởi khi đường xá ngập nước như ao, một người bán dưa đến từ huyện khác ngóng khách đi qua như chờ đợi một phép màu. Chị nói: “Hoa quả đều thu gom từ nơi khác tới đây bán, bởi thị trấn làm gì có ai đâu mà trồng trọt. Chỉ có cán bộ thôi”.
Tôi bèn ghé vào trụ sở đài phát thanh truyền hình huyện nằm sâu trong cái ngõ cây dại um tùm, nhưng cơ quan cũng vắng vẻ và cũ kỹ lắm, dòng chữ đài phát thanh huyện vẫn gắn ở cổng như thủa nào. Những công nhân lấm lem bùn đất từ khu công nghiệp cách đó dăm cây số chạy qua huyện lỵ, họ bất giác ngẩng đầu nhìn những tấm biển vẽ quy hoạch khu đô thị tương lai đã bạc phai mà xung quanh chỉ thấy cây cối và cỏ dại um tùm.
Trồng sắn qua ngày
Theo quy hoạch phát triển, khu vực trung tâm huyện hiện hữu sẽ “phát triển các khu đô thị tập trung, trung tâm đô thị và trung tâm thương mại - dịch vụ”.
Tôi thấy một người đàn ông đang cặm cụi trên cánh đồng mênh mông ngay dưới chân cột phát sóng trung tâm huyện. Cánh đồng được cày xới hàng lối thẳng tắp. Một người dân tên là Danh hơn 30 tuổi đang đi hái những lá sắn trên cánh đồng.
“Dù giá đất xuống nhưng nhiều người không bán, họ vẫn giữ đất. Họ vẫn tin sớm muộn thành phố Nhơn Trạch cũng ra đời”.
Anh Nguyễn Hữu Thành
Anh nói: “Tôi chẳng biết chủ đất là ai. Có lẽ người dân thấy đất bỏ hoang, hoặc chủ đất trong lúc chờ giá lên đã tranh thủ trồng sắn”. Anh Danh hái những cọng lá non nhất đem về cho dế ăn!

Vì trời vừa đổ mưa mấy người chạy xe chở đầy cây giống xuất hiện. Tôi lấy làm lạ hỏi sao lại trồng rừng giữa khu đô thị thế này? Họ nói: “Anh không biết à? Khu đô thị quy hoạch gần chục năm nhưng đã xây dựng được gì đâu. Nhiều người nhờ thu hái cây rừng mà có tiền đấy. Giờ chúng tôi phải tích cực trồng rừng”.
Theo họ tính, “giờ là năm 2013, đến 2020 thì có thành phố, vậy hẵng còn bảy năm nữa, trồng keo lá tràm tới đó mỗi héc ta cũng thu hoạch được một khoản tiền nhất định, còn hơn đất để không”.
Vài chỗ khác, đất đai được làm sạch, để cắm biển bán đất. Đất đai màu mỡ, rất nhiều phù sa. Một tấm băng rôn căng ngay trên vạt đất rộng tới mấy ngàn mét vuông. Những con số được gạch xóa thay đổi. Người ta đã xóa đi một con số 0 trong dãy chữ số được rao, muốn chứng tỏ rằng giá đất đã hạ xuống chỉ còn 1/10.
Chị Lan chủ một quán cà phê võng nói: “Đất ở đây thường tính theo mét dài, từ mặt đường sâu vào 30-40 m”. Giá cả thật chênh lệch so với thời kỳ sốt đất lúc mà ai cũng nghĩ thành phố sắp được xây dựng. “Nếu hồi trước một mét dài bán 12 cây vàng thì giờ đây họ rao bán khoảng 2 cây thôi”.
Thấp thoáng bóng vài mái ngói đỏ trong rừng cây, tôi tìm đến nhưng khu nhà giả cổ đã được rào bằng dây thép mà chẳng hề có bóng người.
Chờ đợi những công dân thành phố
1371969135-duong-pho-sau-mua.jpg

Đường phố sau cơn mưa.
Tôi có một vài người quen đã đầu tư mua đất ở Nhơn Trạch đúng vào thời điểm “sục sôi” khí thế lên thành phố. Họ không phải con buôn mà chỉ mong giá đất lên bán kiếm chút đỉnh, thu nhập cao hơn đem tiền gửi ngân hàng trong lúc tiền mất giá. Rút cục mọi thứ “xôi hỏng bỏng không”, hàng mẫu đất quý như vàng ngày nào giờ đây im lìm trong cỏ dại.
Tôi tìm gặp anh Nguyễn Hữu Thành, Trưởng phòng quản lý đô thị Huyện Nhơn Trạch thì được biết: “Nếu thành phố Nhơn Trạch xây dựng như quy hoạch, đây là thành phố rất đẹp, vì nó hoàn toàn được xây dựng mới”. Song người cán bộ trẻ này khẳng định: “Chính tôi cũng không biết đến năm 2020 Nhơn Trạch có là thành phố hay không, bởi điều ấy phụ thuộc vào nhiều yếu tố phát triển, mà một trong số yếu tố quan trọng nhất là quy mô dân số”.
Dường như có một cuộc cạnh tranh giữa các đô thị mới: “Riêng tỉnh Đồng Nai chúng tôi đã có bốn nơi được quy hoạch phát triển thành phố!” – anh trưởng phòng cho biết. Ngoài ra, khu vực quận 2 của TPHCM bên kia sông, hay các khu vực kế cận thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu cũng đang được đô thị hóa với những ưu đãi và đầu tư không nhỏ. Nơi nào mà chẳng chung cư, cao ốc, chợ và siêu thị?
Theo anh Thành, trong 4 nguyên nhân khiến Nhơn Trạch chưa trở thành thành phố, có một nguyên nhân là do cây cầu bắc qua sông Đồng Nai nối với TPHCM chưa, thậm chí chưa biết giờ mới khởi công. Người dân ngại qua lại bằng phà, các nhà đầu tư ngán ngại qua sông.
Tôi muốn nói với anh Thành rằng nguyên nhân đô thị thiếu dân không hẳn xuất phát từ việc thiếu một cây cầu. Biết đâu đấy, khi có cầu rồi, người thành phố lớn không đổ về Nhơn Trạch mà chính dân Nhơn Trạch sẽ lại ào ào chuyển vào Sài Gòn sinh sống thì sao? Một thành phố không đơn giản là cái chợ buôn bán đất mà là một vùng quê hương mới, nơi con người ta phải muốn gắn bó lâu dài, lao động chiến đấu thậm chí hi sinh để bảo vệ nó, chứ không chỉ đơn giản vì có hay chưa có một chiếc cầu.


Theo Trần Nguyễn Anh (Tiền Phong)
 
Tập Lái
2/7/11
46
0
6
<h1>5,6 tỷ USD xây sân bay quốc tế Long Thành</h1>
Đây là số vốn cần thiết cho giai đoạn một của dự án và nhiều khả năng Cảng Hàng không quốc tế Long Thành đi vào khai thác từ năm 2023.
'Sân bay Tân Sơn Nhất sẽ quá tải sau năm 2020'

Tại Hội thảo đóng góp ý kiến Báo cáo đầu tư xây dựng Dự án Cảng Hàng không quốc tế Long Thành tổ chức sáng nay (8/7), ông Nguyễn Nguyên Hùng - Chủ tịch HĐTV Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam cho biết, tổng chi phí cho giai đoạn một của dự án ước tính hơn 5,6 tỷ USD. Trong đó, vốn Nhà nước và ODA chiếm khoảng 53%, còn lại là tư nhân.
Ngoài ra, để có đất giao cho chủ đầu tư, tỉnh Đồng Nai sẽ phải thu hồi đất của 10.000 dân, khiến chi phí bồi thường và giải phóng mặt bằng tốn thêm 20.770 tỷ đồng (khoảng 1 tỷ USD). Trước mắt, năm 2013 lãnh đạo tỉnh kiến nghị Chính phủ bố trí 470 tỷ đồng để lập hồ sơ thủ tục, bồi thường giải phóng mặt bằng.
long-thanh-1373268733_500x0.jpg
Phối cảnh sân bay quốc tế Long Thành (Đồng Nai)."Hiện giờ chúng tôi hy vọng dự án sẽ được Quốc hội phê chuẩn vào tháng 10 năm nay", ông Hùng phát biểu. Ngay sau khi Quốc hội phê chuẩn, Chính phủ có thể đề nghị cấp vốn vay từ chính phủ Nhật Bản. Khi đó, quá trình chuẩn bị mặt bằng, thiết kế các công trình trong khu bay và các công trình dẫn đường hàng không có thể sẽ bắt đầu vào năm 2014.
Tuy nhiên, vị này nhận định, ngay cả khi dự án được xúc tiến nhanh thì cũng phải tới năm 2023 hoặc 2024, cảng Hàng Không quốc tế Long Thành mới có thể đi vào khai thác. Ông cho rằng triển khai xây dựng sân bay Long Thành vào lúc này "đã là chậm". "Đáng ra giờ này chúng ta phải khởi công để đến năm 2020 có một sân bay mới để chia sẻ với sân bay Tân Sơn Nhất", ông phát biểu.
Theo dự báo của Cục Hàng không Việt Nam, sau năm 2020, Cảng Tân Sơn Nhất sẽ lâm vào tình trạng quá tải vì công suất không đủ đáp ứng.
Đồng tình với quan điểm trên, Hội Khoa học và Công nghệ Hàng không cho rằng việc đầu tư xây dựng sân bay Long Thành là hơi muộn, cần cấp thiết ưu tiên đầu tư xây dựng nhanh chóng.
Việc đầu tư xây sân bay Long Thanh được cho là khả thi, tỷ suất hoàn vốn dự án khoảng 22,1%, cao hơn mức tiêu chuẩn cho các công trình công cộng tại Việt Nam từ 10% đến 12%. Song, Liên hiệp Các Hội Khoa học và Kỹ thuật cũng góp ý nên cân nhắc đến gánh nặng nợ nước ngoài.
"Có ý kiến cho rằng sử dụng vốn ODA của Nhật Bản đắt nhất so với các nguồn ODA khác. Trong khi đó, tỷ lệ nợ nước ngoài của Việt Nam đã cao và cần tính toán kỹ hơn chuyện vay nợ", cơ quan này cho hay.
Bên cạnh đó, do tư nhân cũng chiếm tỷ trọng đáng kể trong tổng chi phí xây sân bay, đặc biệt với hạng mục nhà ga hành khách, bãi đậu ôtô nên để kêu gọi đầu tư, Tổng công ty Cảng hàng không kiến nghị Chính phủ cần xem xét các chính sách đặc biệt như bảo đảm chuyển đổi ngoại tệ, bảo đảm độc quyền, ưu đãi thuế...
Dự án cảng Hàng Không quốc tế Long Thành được Thủ tướng phê duyệt vào năm 2005, nằm trên diện tích khoảng 25.000 hecta thuộc địa bàn 6 xã tỉnh Đồng Nai. Theo quy hoạch, quá trình xây dựng sẽ chia làm 3 giai đoạn. Giai đoạn 1 (2014 - 2020), Long Thành sẽ có công suất 25 triệu khách mỗi năm với 2 đường cất hạ cánh. Giai đoạn 2 (2020 - 2030) sẽ có công suất 50 triệu hành khách và giai đoạn 3 (sau năm 2030) sẽ lên 100 triệu hành khách mỗi năm với 4 đường bay.
Theo chủ đầu tư, so sánh dự án cảng Hàng Không quốc tế Long Thành với phương án mở rộng Tân Sơn Nhất (dự báo sẽ quá tải sau năm 2020) hoặc căn cứ không quân Biên Hoà, chi phí cho Long Thành chỉ khoảng 7,8 tỷ USD (bao gồm cả chi phí thu hồi đất). Trong khi đó, việc mở rộng Tân Sơn Nhất cần hơn 9,1 tỷ USD và Biên Hòa cần 7,5 tỷ USD, nhưng nơi này lại bị nhiễm độc dioxin.
Quy hoạch cảng hàng không, sân bay đã được Thủ tướng phê duyệt cho thấy, đến năm 2020, Việt Nam sẽ có 26 cảng hàng không được đưa vào khai thác, so với con số 21 cảng hiện nay. Trong đó, có 10 cảng quốc tế và 16 cảng nội địa.
Huyền Thư
 
Hạng D
30/4/11
1.331
706
143
Nhơn Trạch là niềm đau chôn dấu của em, hic, không muốn nhắc tới nữa. Còn sân bay Long Thành em nghe cả 10 năm rồi, kết quả là Vũ Như Cẩn thôi các bác
 
Hạng B2
4/7/12
179
2.830
93
42
Có miếng nào 100 củ ko, em mua mai mốt dưỡng già :D
 
Status
Không mở trả lời sau này.