Status
Không mở trả lời sau này.
Bò Hóng
13/12/06
8.363
79.280
113
cherry03 nói:
Phần lớn Ngân hàng bây giờ đang đối diện với 2 dạng khách hàng: đối tượng NH muốn cho vay nhưng khách ko dám vay và KH có nhu cầu vay nhưng NH ko dám cho vay.
Mâu thuẫn hè!

@cụ ngon: rình coi vận hội mới có cái chi là ngon thì mình xin theo ạ
 
Hạng C
19/10/11
639
29
28
36
Làm ngành này nó có cái chuối phần lớn người muấn vay thì không đủ điều kiện vay. Người mà đủ điều kiện vay thì họ ít khi muấn vay. Bó tay.
 
Hạng D
23/12/10
2.784
28.483
113
e.sacom nói:
Làm ngành này nó có cái chuối phần lớn người muấn vay thì không đủ điều kiện vay. Người mà đủ điều kiện vay thì họ ít khi muấn vay. Bó tay.
Doanh nghiệp em mà rớ vào đc đồng vốn ngân hàng thì em đâu có ngắc ngoải như bi giờ...
Về Agribank thế chấp 3 công đất ruộng thì thẩm định cho vay 50 trẹo..em làm gì với 50 trẹo trời..
 
Hạng C
19/10/11
639
29
28
36
Kelvin Le nói:
e.sacom nói:
Làm ngành này nó có cái chuối phần lớn người muấn vay thì không đủ điều kiện vay. Người mà đủ điều kiện vay thì họ ít khi muấn vay. Bó tay.
Doanh nghiệp em mà rớ vào đc đồng vốn ngân hàng thì em đâu có ngắc ngoải như bi giờ...
Về Agribank thế chấp 3 công đất ruộng thì thẩm định cho vay 50 trẹo..em làm gì với 50 trẹo trời..
Nhắc tới agribank là em muấn dọt lẹ rồi. Chuối hơn trái chuối nhân viên của nó nghiệp vụ có khi còn thua cả khách hàng.
 
Hạng C
6/5/08
803
978
93
46
chipheo.top1.vn
e.sacom nói:
Kelvin Le nói:
e.sacom nói:
Làm ngành này nó có cái chuối phần lớn người muấn vay thì không đủ điều kiện vay. Người mà đủ điều kiện vay thì họ ít khi muấn vay. Bó tay.
Doanh nghiệp em mà rớ vào đc đồng vốn ngân hàng thì em đâu có ngắc ngoải như bi giờ...
Về Agribank thế chấp 3 công đất ruộng thì thẩm định cho vay 50 trẹo..em làm gì với 50 trẹo trời..
Nhắc tới agribank là em muấn dọt lẹ rồi. Chuối hơn trái chuối nhân viên của nó nghiệp vụ có khi còn thua cả khách hàng.
Nói thế cũng chưa đúng hết đâu bác. Theo em ngân hàng nào cũng có chủ trương tốt, định hướng tốt và theo hướng tích cực cả. Vấn đề là do người làm thôi. Người làm (cán bộ/nhân viên tín dụng, trưởng phòng, giám đốc...) nếu có tinh thần cầu thị, đạo đức tốt, có tư duy kinh doanh đúng đắn thì em nghĩ luôn luôn bảo vệ lẽ phải (ở đây lẽ phải là cả phía khách hàng và ngân hàng). Nhà em vay NHNoN cả 2 chục tỷ, lãi suất luôn thấp nhất trong các ngân hàng còn lại (kể cả VCB). Hiện tại là 15%/năm. Nói thật với các bác là chả có cái xyz nào cả, lễ tết ngân hàng mang quà đến tận nhà. Nhưng cũng chính chỗ này vẫn có khách hàng kêu trời và muốn chạy xa (bác Thảo Chữ). Vậy vấn đề là gì? Do người làm cả. Em đang phải kiếm khách hàng phù hợp với quy chế, tiêu chí cho vay cuả ngân hàng đỏ con mắt đây. Bên Sacom có vẫn có khách hàng chạy qua em vay với lãi suất cao hơn, ngược lại cũng có khách bên em chạy qua bên đó vay lãi suất thấp hơn. Đồng ý là NoN củ chuối nhưng chuối không phải lúc nào cũng chín cả nải.
Em không có ý gì. Chỉ là chia sẻ chút cho vui thôi. Có gì không phải bác bỏ qua cho.
 
Hạng C
26/8/11
500
16
18
Gánh nợ xấu ngân hàng</h1>
Đề án thành lập công ty mua bán nợ xấu vừa được Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đưa ra cuối tuần qua. Tuy nhiên, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng cần phải phân tích kỹ theo nhiều góc độ trước khi thực hiện để tránh những hậu quả về sau.</h2> Nợ xấu "ngáng đường"
Tốc độ tăng trưởng tín dụng trong 5 tháng đầu năm 2012 vẫn âm dù rằng các NH dư tiền. TS Lê Xuân Nghĩa, nguyên Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia cho biết, nút thắt dòng vốn tín dụng ra thị trường của các NH đó là nợ xấu. Nợ xấu NH tăng cao nên các NH không dám cho doanh nghiệp (DN) vay. Giải quyết xong vấn đề nợ xấu, các NH mới mạnh dạn cho vay mới. Đó là lý do, việc NHNN dự kiến thành lập công ty mua bán nợ xấu để xử lý khoảng 100.000 tỉ đồng là một tin vui đối với thị trường.

Ông Trương Văn Phước - Tổng giám đốc NH TMCP Xuất nhập khẩu Việt Nam (Eximbank) nhận xét: “Mua bán nợ xấu là một cơ chế tốt giúp hệ thống NH giải quyết được vấn đề nợ xấu tồn đọng trong hệ thống. Thông qua đó giúp quá trình cung ứng vốn cho nền kinh tế được tốt hơn. Các NH có điều kiện triển khai cho vay mới và giảm lãi suất cho vay”.

Nếu muốn mua lại nợ xấu thì cần thiết phải làm rõ nợ xấu đó của ai bởi trên thế giới, không có bất kỳ nhà nước nào đi mua lại nợ của khối tư nhân
TS Lê Đạt Chí

Trên thực tế, tỷ lệ nợ xấu trong hệ thống NH tăng từ 2,2% của năm 2010 lên 3,6% vào năm 2011 và đến nay tỷ lệ này còn gia tăng. Với tổng dư nợ cho vay nền kinh tế khoảng 130 tỉ USD, tỷ lệ nợ xấu ước khoảng 5% thì số nợ xấu lên đến 6 - 7 tỉ USD. Ông Nguyễn Hoàng Minh - Phó giám đốc NHNN chi nhánh TP.HCM (trước đây, đơn vị này đã có kiến nghị lên NHNN việc thành lập công ty xử lý nợ xấu) cho biết, vào cuối tháng 4, tỷ lệ nợ xấu của các NH trên địa bàn TP.HCM chiếm 5% trên tổng dư nợ, tương đương 35.000 tỉ đồng. DN rơi vào nợ xấu nhiều thì NH không thể cho vay được. Khi vấn đề nợ xấu NH được giải quyết thì lúc đó tín dụng mới có thể tăng trưởng.
Đối mặt với lạm phát
TS Lê Đạt Chí - Trường ĐH Kinh tế TP.HCM cho rằng, không nên vội vàng thực hiện giải pháp mua lại nợ xấu của NH. Bởi điều đó sẽ đưa đến hệ lụy là cung tiền vào nền kinh tế sẽ gia tăng (dù mức gia tăng lớn hay nhỏ còn phụ thuộc vào kỹ thuật thực hiện). Đây là nguyên nhân dễ gây nên lạm phát cao. Còn nếu muốn mua lại nợ xấu thì cần thiết phải làm rõ nợ xấu đó của ai bởi trên thế giới, không có bất kỳ nhà nước nào đi mua lại nợ của khối tư nhân. Đó là chưa kể nếu mua lại nợ từ các NH thương mại thì cũng chưa chắc NH đó sẽ đưa tiền vào nền kinh tế. Trong trường hợp muốn mua lại nợ xấu của khối DNNN thì nên xem xét và áp dụng mô hình xử lý nợ của Trung Quốc những năm 1990 - 2000 vì nước này có cơ cấu nền kinh tế tương đồng với VN.
Cụ thể, thành lập công ty quản lý tài sản trực thuộc Bộ Tài chính. Trong đó, 3% vốn góp của Bộ Tài chính, 15% vốn vay từ NHNN. Số vốn còn lại được huy động dưới hình thức phát hành trái phiếu kỳ hạn 10 năm. Tuy nhiên, số trái phiếu này khi phát hành không có ai đứng ra mua nên Trung Quốc đã điều chỉnh ngay. Đó là mua nợ xấu của NH quốc doanh và trả một phần nhỏ bằng tiền mặt, phần còn lại trả bằng trái phiếu dài hạn có sự bảo lãnh của NHNN. Đồng thời NHNN buộc các NH quốc doanh phải cho vay trở lại đối với các DNNN để tiếp tục hoạt động sản xuất và hoàn thành các dự án dang dở. Điều đó sẽ kích thích được sự tăng trưởng của nền kinh tế và có thể kéo theo sự phát triển của các DN tư nhân cũng như bản thân các NH thương mại. Tuy nhiên hệ quả của phương án này là trong thời gian 3 năm đầu, công ty quản lý tài sản bị lỗ và NHNN cũng phải bơm tiền ra để trả lãi trái phiếu đã phát hành. Điều này làm gia tăng cung tiền vào nền kinh tế và không được các tổ chức tín dụng nước ngoài đánh giá cao.
Còn theo TS Đinh Thế Hiển - chuyên gia kinh tế, nếu phát hành trái phiếu để huy động vốn cho công ty mua bán nợ này thì cần xem xét kỹ nguyên nhân dẫn đến nợ xấu. Đơn cử nợ xấu tăng cao là do quản trị yếu kém thì NH phải tự chịu thiệt hại. Ngay cả những đơn vị được cứu cũng cần công bố rõ và tại sao được cứu, cách thức cứu và phương thức thoái vốn của nhà nước...
Ông Hiển cho rằng vấn đề nợ xấu trong hệ thống NH hiện nay khác thời điểm 1990 - 1991. Vào 1990 - 1991, nợ chủ yếu phát sinh từ các công ty nhà nước nên việc cấn trừ nợ giữa các công ty lẫn nhau. Còn hiện nay là kinh tế thị trường thì việc giải cứu phải theo cơ chế thị trường, nếu không sẽ như muối bỏ bể. Trường hợp NHNN phát hành trái phiếu để huy động vốn trong dân sẽ không gây ra lạm phát nhưng cũng khó cứu được nền kinh tế. Giải pháp cứu nền kinh tế, theo ông Đinh Thế Hiển, Chính phủ cần cung tiền ra và có biện pháp hút vào để không ảnh hưởng lạm phát.
Báo thanh niên
Liệu nhà nước có tung tiền ra làm cái này không - vì tiền thực chất là huy động từ dân, từ thuế của dân đó thôi..
 
Hạng D
23/5/12
1.936
77.887
113
Kiểu này thì ông bravia nản nhỉ? Suất ngoại giao chắc phải tăng lên ba bốn nền mới nén bạc đâm toạc tờ giấy.
 
Bò Hóng
13/12/06
8.363
79.280
113
Tấn Dũng nói:
Kiểu này thì ông bravia nản nhỉ? Suất ngoại giao chắc phải tăng lên ba bốn nền mới nén bạc đâm toạc tờ giấy.
Sao khờ thế! Bank càng âm thì cơ hội dành cho mình càng nhiều đấy:), việc này nằm trong dự tính mà
 
Hạng C
26/8/11
500
16
18
Bank mà chết thì ta hết đời ... bởi vậy nhà bank có bao giờ chết đâu ... dân đen chết vì è cổ nộp thuế và lệ phí thôi mà. Tiền thì bị hạn chế không được sản xuất thêm ... lấy đâu ra mà mua nợ xấu...
 
Status
Không mở trả lời sau này.