Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
Thân chào các bác,

Từ trước đến nay, mỗi khi phương tiện giao thông trên đường chẳng may đằn lên vạch liền kẻ phân chia 2 chiều di chuyển ngược nhau đều hay bị xxx bắt phạt với lỗi "đi sai phần đường, làn đường quy định".
Nhưng xxx bắt lỗi như vậy là sai luật, anh em lái xe phải nộp phạt bằng số tiền nhiều hơn so với mức lỗi do luật quy định. Uổng quá hà.
Lỗi đằn lên vạch liền đó chỉ là lỗi "đè vạch liền" chứ không phải lỗi đi sai phần đường.

Mình xin minh hoạ qua từng câu chữ của luật để chứng minh điều trên.

Trước mắt ở thớt này chỉ xin minh hoạ "không hề có lỗi đi sai phần đường" khi phương tiện di chuyển trên làn xe của chiều ngược lại.
Về các lỗi đi sai làn đường - xin hẹn các bác trong thớt khác nhé.


Luật có định nghĩa Phần đường quy định cho xe cơ giới "qua lại" bao gồm cả 2 chiều di chuyển.
Theo quy định của luật, trên 1 mặt đường không hề tồn tại 2 phần đường khác nhau, riêng rẽ dành cho xe cơ giới di chuyển theo 2 hướng khác nhau.

[tiếp theo]
 
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
[tiếp]


Khái niệm "Phần đường" được Luật gtđb định nghĩa thế nào?

#1- Trích luật #1:
Thế nào là lỗi "Đi sai phần đường quy định"?


Nhận xét từ Trích luật #1:
1- Phần đường là diện tích mặt đường nói chung dành cho xe chạy, tính từ mép đường xe chạy bên phải (thuộc hướng xuôi chiều) sang hết mép đường xe chạy bên trái (của hướng ngược lại) nơi xe dùng để lưu thông qua lại (qua lại = cho cả 2 chiều)


#2- Trích luật #2:
Thế nào là lỗi "Đi sai phần đường quy định"?


Nhận xét từ Trích luật #2:
2- Dải phân cách gắn giữa đường không chia mặt đường thành hai "phần đường" cho 2 chiều xe chạy riêng biệt.
Dải phân cách giữa chỉ chia mặt đường thành 2 chiều xe chạy riêng biệt.
---> Phần đường không phải là một hoặc các làn đường của chỉ một hướng di chuyển.
3- Luật không quy định chia mặt đường cho 2 chiều xe chạy ra thành 2 phần đường khác nhau.
4- Luật có chia ra "phần đường dành cho xe cơ giới" (*1) và "phần đường dành cho xe thô sơ" (*2), được phân cách bởi Dải phân cách.

#3- Trích luật #3:
Thế nào là lỗi "Đi sai phần đường quy định"?


Nhận xét từ Trích luật #3:
5- Luật cũng nêu rõ có "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ", được phân cách bằng dải phân cách hoặc vạch sơn dọc liền; có "phần đường dành cho người đi bộ qua đường" (vạch 1.14).

Kết luận:
1- Luật gtđb định nghĩa phần đường như sau: Phần đường xe chạy là phần bề mặt của đường bộ được sử dụng cho phương tiện giao thông qua lại, tức là cho cả 2 hướng đi.

2- Làn đường, hoặc các làn đường thuộc chiều xe chạy ngược lại không được gọi là "phần đường".

3- Luật gtđb quy định có 2 loại phần đường như sau: "phần đường dành cho xe cơ giới" (*1) và "phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ" (*2)

4- Theo ngôn từ của luật, chỉ xảy ra lỗi "đi sai phần đường" khi xe cơ giới đi vào phần đường dành cho xe thô sơ và người đi bộ (nơi có cắm biển 304 "đường dành cho xe thô sơ", và biển 305 "đường dành cho người đi bộ", Hình #1), và ngược lại, khi xe thô sơ, người đi bộ và người dắt súc vật đi vào phần đường dành cho xe cơ giới.

Hình #1- Biển 304, 305 quy định "Phần đường cho xe thô sơ" và "Phần đường cho người đi bộ".
Thế nào là lỗi "Đi sai phần đường quy định"?



Mời các bác cùng góp ý kiến cho rõ thêm nhé.
Cảm ơn các bác nhiều.
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hcmatcc22
Hạng D
15/12/06
1.708
270
83
TP HCM
hong_linh nói:
Đè lên vạch liền phạt bi nhiêu bác?

1- Mức phạt: từ 100-200 ngàn thui [/b]
2- Hệ số x2 mức phạt cho các Tp lớn: từ ngày 20/5/2013 đã hết thời gian áp dụng thí điểm nhân đôi mức phạt cho các vi phạm tại các thành phố trực thuộc TW


Trích NĐ71:
Theo Nghị định 71 bổ sung sửa đổi NĐ34, mức phạt như sau:
“Điều 8. Xử phạt người điều khiển, người ngồi trên xe ôtô và các loại xe tương tự ôtô vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 100.000 đồng đến 200.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại ....



Trích NĐ 34:
Chương IV
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 57. Hiệu lực thi hành
1. Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 20 tháng 5 năm 2010.
...
6. Quy định tại Mục 7 Chương II Nghị định này được thực hiện thí điểm trong thời gian 36 (ba mươi sáu) tháng kể từ ngày Nghị định có hiệu lực thi hành. Ủy ban nhân dân các thành phố là đô thị loại đặc biệt quy định cụ thể ...
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: hcmatcc22
Hạng B2
19/9/11
255
16
18
Phân tích từ ngữ thì đúng như bác chủ nói, nhưng nhiều khi theo "lệ" rồi, bị phạt chắc cũng khó cãi. Cảm ơn bác chủ nhiều. Hóng thêm vụ này để confirm!