Hạng D
7/8/10
1.523
30
48
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

bác Nam hỏi người bạn của bác xem con này thuộc loài nào mức độ độc sát cở nào :)
9774921205_2e5878d07d_c.jpg
9775009815_25fb2a5129_c.jpg

 
Hạng D
16/10/10
2.145
56
113
SG
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

Hột Vịt Lộn công nhận giỏi trị rắn ghê ta. Em mà thấy rắn là chạy xa trăm mét.

Cầm cái đầu rắn lục như vậy mà tỉnh queo thì hay thiệt :)
 
Hạng D
20/11/07
4.570
465
83
53
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

Con rắn lục này ban ngày nó ko thấy đường (cũng may nhỉ), còn ban đêm thì...toi ông nào đứng gần...
 
Hạng D
7/8/10
1.523
30
48
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

em mới sợt trên net
thấy có 1 số thông tin không biết nó thuộc 1 trong 2 loài nào bên dưới , nhưng loài nào thì cũng phậm1 phát là đi chầu diêm vương
18.gif


1. Rắn lục miền nam Viridovipera vogeli
Kẻ săn đêm siêu phàm và khôn ngoan nhất trong các loài rắn được mang danh loài rắn lục miền nam Viridovipera vogeli. Giữa bóng đêm mịt mùng của các cánh rừng mưa nhiệt đới loài rắn lục này dùng khả năng cảm nhiệt trong đêm tối để bắt các con mồi. Nó tìm kiếm một gốc cây nhỏ cuộn tròn vào các cành cây nằm gần sát mặt đất và kiên nhẫn chờ đợi con mồi đi ngang qua. Chi với một cú đớp những chiếc răng sắc nhọn của nó sẽ khiến con mồi không có cơ hội thoát thân. Đây là loài rắn độc và rất nguy hiểm không chỉ đối với con người mà ngay cả một con nai rừng ngơ ngác.
Rắn lục von-gen (Viridovipera vogeli). Đỉnh đầu và thân của loài này màu xanh lục, phần bụng màu nhạt hơn. Giới khoa học chưa tìm hiểu rõ về thức ăn của rắn lục miền nam. Chúng thường ăn đêm, sống ở trong bụi rậm, lùm cây thấp ở địa hình đồi núi có độ cao từ 900 m đến 1.500 m. Loài rắn này sống ở Gia Lai, Đồng Nai, Lâm Đồng
rs2.jpg
2. Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger
Chậm chạp, lặng lẽ trong bóng đêm mịt mùng các khu rừng thường xanh nhưng chỉ một cú đớp của loài rắn độc này cũng có thể giết chết bất cứ loài động vật nào lớn hơn nó gấp nhiều lần. Nọc độc của nó sẽ tấn công các tế bào trong cơ thể gây phù nề, hoại tử nếu không kịp chữa trị và nếu như bạn không hiểu về tập tình, cách tấn công của nó thì đừng có dại dột mà để ống kính chụp hình cách nó 2 m trừ khi bạn không muốn nhìn thấy mặt trời vào ngày hôm sau.

rs7.jpg
Rắn lục mắt đỏ Trimeresurus stejneger

 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/8/10
1.523
30
48
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

em mới xem lại 1 tấm hình khác lúc bác Hột Vịt Lộn cầm , thấy cái đuôi đỏ
10030878266_2990ac3a67.jpg

Rắn lục đuôi đỏ (danh pháp hai phần: Trimeresurus albolabris) thuộc họ Rắn lục (Viperidae), bộ Có vảy (Squamata), có ba phân loài được công nhận, kể cả loài được chỉ định ở đây[2] là một trong các loài rắn có nọc độc mà mức độ độc của nó chỉ đứng sau loài rắn hổ mang chúa
<h2>Hình dáng</h2>Đây là loài cực độc trong số các loại rắn lục, mình xanh và đuôi có màu nâu đỏ, chiều dài tối đa khoảng 60 cm với cân nặng khoảng 300gram. Tổng chiều dài con đực 600 mm, con cái dài 810 mm; chiều dài đuôi con đực 120 mm, con cái 130 mm.[3]
<h2>Sinh thái và tập tính</h2>Đây cũng là loài đặc biệt vì trong họ hàng nhà rắn lục chỉ có rắn lục đuôi đỏ là loại đẻ con, chúng không giống một số loài rắn khác ấp trứng mà sau khi trứng được thụ tinh thì ở lại ngay trong bụng rắn mẹ và quây thành bào thai riêng biệt như của loài thú, trong thời gian ấp trứng rắn mẹ vẫn sinh hoạt bình thường, nhưng lúc sinh con ra là lúc phần bụng chỗ hậu môn sẽ rách ra và toàn bộ số rắn con sẽ chui ra, lúc đó cũng là lúc kết thúc cuộc đời rắn mẹ. Lúc rắn mẹ mang thai thì do cấu tạo đặc biệt nọc độc của nó tập trung nhiều nhất và hung dữ nhất.
<h2>Phân bố</h2>Loài rắn này sinh sống chủ yếu trên khu vực núi cao và trong các khu rừng sâu thuộc dãy Trường Sơn, vùng núi thuộc khu vực Tây bắc Việt Nam. Phần lớn thời gian sông trên cây, vì thế nên da có màu xanh để có thể dễ ràng ngụy trang. Thị lực của rắn lục rất tốt vào ban đêm nhưng ngược lại ban ngày thì thị lực yếu.
<h2>Giá trị sử dụng</h2>Có tác dụng tiêu độc, tiêu khối u
<h2>Tình trạng tại Việt Nam</h2>Hiện nay ở Việt Nam loài này rất hiếm và có nguy cơ bị tuyệt chủng rất cao do nạn săn phục vụ mục đích lợi nhuận.

nguồn : http://vi.wikipedia.org/wiki/R%E1%BA%AFn_l%E1%BB%A5c_%C4%91u%C3%B4i_%C4%91%E1%BB%8F
 
Hạng F
30/10/08
5.192
40
48
53
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

Con này có ngâm rượu được không bác...hehe
 
Sup confirmed
Hạng D
15/4/08
3.940
34
48
Sài Thành
Re: Đón Trung thu ở Láng Tranh, anh em lại cùng nhau góp sức...

Tối qua em vừa gặp bác Hột Vịt Lộn, vậy suy ra con rắn lục kia bị . . . Sún răng :))