Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.344
17.912
113
Lâm Đồng
Hệ thống an toàn chủ động ngày càng phổ biến. Nhưng tài xế không nên lệ thuộc hoàn toàn vào tính năng này vì nó vẫn mắc sai lầm trong một số trường hợp.

Subaru-Impreza-2021-13.jpg


Theo một nghiên cứu mới từ AAA, dù hệ thống an toàn chủ động ngày càng phổ biến nhưng nó không hề đảm bảo một hành trình an toàn 100%. Việc lái xe vẫn phụ thuộc phần lớn vào người lái.

AAA đã thử nghiệm hệ thống hỗ trợ lái an toàn chủ động (ADAS - các tính năng tự lái cấp độ 2) trên nhiều dòng xe thuộc các thương hiệu như Tesla, Hyundai và Subaru.

Trong thử nghiệm ban đầu, nhằm tìm hiểu xem các xe này sẽ phản ứng ra sao khi chiếc xe trước mặt chạy chậm lại. Kết quả của lần thử nghiệm đầu tiên rất đáng khích lệ, các xe trong cả 15 lần chạy thử nghiệm đều chạy chậm và tránh va chạm với xe phía trước.

2022-Tesla-Model-3-2.jpg


Không có hệ thống ADAS nào có thể tránh được một pha đâm trực diện đầu xe. Dù vậy, các hệ thống ADAS vẫn hoạt động nếu đối tượng đâm vào đầu xe là người đi xe đạp. Lúc đó, chiếc xe có thể tránh và giảm thiểu chấn thương khi va chạm. Dù hiệu quả không xuất sắc nhưng nó đem đến hy vọng về việc hệ thống an toàn chủ động vẫn có khả năng xử lý trong tình huống va chạm ở tốc độ thấp.

Sau thử nghiệm thực tế này, AAA khuyến cáo người lái xe phải luôn tập trung hoàn toàn vào việc lái xe để ngăn ngừa tai nạn nào. Các hệ thống an toàn chủ động ADAS chỉ có tác dụng bổ trợ và giảm bớt gánh nặng khi lái xe.

Ford-Safety-Tech_1.jpg
tesla-vision-self-driving-video.webp


Các công nghệ an toàn và hỗ trợ lái ra đời để giúp người lái dễ dàng trong việc điều khiển các phương tiện, đồng thời giảm thiểu các rủi ro và nguy cơ va chạm. Có thể nhận thấy, các công nghệ an toàn và hỗ trợ lái này là một trang bị hữu ích để bổ sung vào công nghệ an toàn chủ động trên xe, mà trước đó chúng ta đã làm quen với nhiều công nghệ như phanh ABS/EBD/BA, cân bằng điện tử, chống trượt/kiểm soát lực kéo...

Hiện tại các hãng xe Nhật tại Việt Nam đã dần trang bị các hệ thống an toàn và hỗ trợ lái trên một số dòng xe. Trong đó, Mazda có công nghệ Mazda i-activsense, Subaru có EyeSight, Honda có Sensing và mới đây nhất là Toyota có Safety Sense 2.0.

Các bác có thể tìm hiểu xem các công nghệ an toàn này công dụng thế nào và khác nhau ra sao qua bài viết này.

Xem thêm:
 
Chỉnh sửa cuối:
việc chưa hoàn thiện đạt mức hoàn hảo một tính năng quan trọng đặc biệt liên quan chặt chẽ đến an toàn này là do vào những năm 1980, các Hãng xe hơi vẫn chưa lắp đặt hệ thống tự lái hoàn hảo cho các dòng xe hơi đang được sản xuất khi đó
 
Hạng B1
14/9/15
90
95
18
Đồng Nai
Giá xe càng cao thì đồ càng xịn, giá xe rẻ mà đòi nhiều option thì phải chịu nó hoạt động ko hiệu quả. Hãng người ta bỏ vào để làm PR, truyền thông. Chứ chẳng có gì ngon mà rẻ cả.