Hạng D
8/7/08
1.008
759
113
TP.HCM
https://vn.news.yahoo.com/%C4%91%C6%B0%E1%BB%9Dng-cao-t%E1%BB%91c-m%C3%B9-quy-chu%E1%BA%A9n-to%C3%A0n-trong-021525380.html
Dù đã có rất nhiều đường cao tốc được đưa vào sử dụng, nhưng đến nay các quy định về quản lý khai thác và bảo trì loại hình này mới đang được Bộ GTVT xây dựng.</h2>Cuối năm 2013, Bộ GTVT ban hành Thông tư quy định về quản lý, khai thác và bảo trì công trình đường bộ. Tuy nhiên, thông tư này mới chỉ đề cập chung chung đến trách nhiệm của từng bên như chủ đầu tư, ban quản lý trong bảo trì, bảo dưỡng đường bộ mà không đề cập cụ thể, chi tiết về tiêu chuẩn an toàn, kỹ thuật trong duy tu, bảo dưỡng trên đường cao tốc.

Trao đổi với PV Thanh Niên, một cán bộ Cục CSGT đường bộ, đường sắt (Bộ Công an) cho biết cơ quan này đang gắn camera, bố trí lực lượng để giám sát xử phạt vi phạm giao thông trên các tuyến đường cao tốc: Cầu Giẽ - Ninh Bình, Pháp Vân - Cầu Giẽ, Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Thái Nguyên, TP.HCM - Trung Lương và TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây.
Trên thực tế, Quy định khai thác, bảo trì với từng tuyến đường cao tốc hiện nay như TP.HCM - Trung Lương hay Cầu Giẽ - Ninh Bình cũng chỉ quy định người, phương tiện, thiết bị phục vụ việc quản lý, bảo trì đường cao tốc “có phù hiệu hoặc biểu tượng riêng thì được đi lại trên đường cao tốc nhưng không gây ảnh hưởng và cản trở giao thông” mà không hề quy định tốc độ của các phương tiện, thiết bị này. Nghị định về quản lý khai thác và bảo trì đường cao tốc tới nay mới chỉ đang được Bộ GTVT xây dựng.
Doanh nghiệp tự quy định
Đại diện một doanh nghiệp (DN) quản lý đường cao tốc cũng cho biết các quy định về quản lý, khai thác, bảo dưỡng với đường cao tốc đều chưa rõ về mặt kỹ thuật, chưa đưa ra các quy định chi tiết, ví dụ như xe bồn khi tưới cây trên đường phải đi với tốc độ bao nhiêu, hệ thống cảnh báo, tín hiệu trên xe bồn như thế nào? Bản thân DN của ông cũng phải tự xây dựng quy định riêng để áp cho người lao động trong bảo trì, bảo dưỡng đường. “Chúng tôi cũng rất lo vì ý thức người lao động chưa cao, máy móc thiết bị thì nghèo nàn, chỉ có một cái máy rửa đường, xe quét đường phải thuê...”, ông này cho biết.
Cũng theo đại diện DN này, tại các nước đều có quy định cụ thể như xe quét hút, xe rửa đường trên đường cao tốc phải chạy trên 60 km/giờ trên đường cao tốc, không có tình trạng chạy ì như ở VN. Ngoài ra, có rất nhiều biện pháp áp dụng thay thế xe bồn tưới cây, như bơm nước qua hệ thống vòi tuyến dọc đường. “Nếu Bộ có quy định bắt buộc thực hiện trên đường cao tốc, các phương tiện bảo trì, bảo dưỡng phải đảm bảo tốc độ tối thiểu như thế nào để không gây cản trở giao thông, không gây tai nạn thì các DN bảo dưỡng đường mới được đầu tư các thiết bị tương ứng”, ông này nói.
Cho rằng đây là một vụ tai nạn kinh điển trên đường cao tốc, theo PGS-TS Nguyễn Quang Toản, Đại học GTVT Hà Nội, <span style=""background-color: #ffff00;"">trong vụ tai nạn này trách nhiệm trước hết thuộc về người lái xe bồn và DN đã cho phép xe chạy với tốc độ chậm trên làn 100 km/giờ,</span> bởi luật đã quy định tất cả các phương tiện lưu thông trên đường phải chạy đảm bảo tốc độ, không được di chuyển chậm. “Khi bảo trì, bảo dưỡng đường phải có biện pháp đóng đường để đảm bảo an toàn, nếu không đóng đường phải có hệ thống cảnh báo tín hiệu từ xa và nhắc lại nhiều lần để xe khác phát hiện và thực hiện chuyển làn. Trên làn chạy nhanh thì xe sau không thể đoán được tốc độ xe trước là chạy chậm hay đứng yên”, PGS Toản phân tích. Chuyên gia này cũng lo ngại, nếu không có các quy định chặt chẽ hơn về bảo trì, bảo dưỡng trên đường cao tốc thì tai nạn trên đường cao tốc còn có thể xảy ra nhiều nữa và vụ tai nạn nào cũng sẽ thảm khốc do các xe lưu thông tốc độ cao.
Ngoài ra, để công tác cứu thương được đảm bảo, phải có kế hoạch thiết lập hệ thống xe cứu thương có thể đi vào đoạn tuyến nào (chỗ rẽ trên đường cao tốc) để đảm bảo nhanh và hiệu quả nhất.

Bác PGS-TS nói đúng nè
 
Hạng C
10/4/10
630
99
28
42
Bộ này đá qua Bộ kia, cuối cùng ko ai chịu trách nhiệm, chuyện này xảy ra hoài giống như cây xanh bị gãy gây tai nạn thì Cây xanh đổ lỗi cho Điện lực... Bó tay
 
Hạng F
13/1/06
13.889
35.952
113
Trách nhiệm? Hàng hiếm khó kiếm. Việc này trách nhiệm phần nào thuộc tài xế xe khách, vì thế anh ấy ko còn. RIP.
 
Hạng F
22/7/13
9.562
48.709
113
tình hình rất là tình hình, các bác muốn hỏi, muốn biết trách nhiệm thuộc về ai xin lên cung trăng hỏi chú cuội. Vì ở đây có ai trả lời được đâu!?
 
Hạng B2
15/12/12
140
75
28
40
Phải có 1 bạn cầm cờ vẫy vẫy cách xe 200m => Xe bồn làm sai quy trình.
 
Hạng D
14/3/10
1.215
5.376
113
sàn tơi sàn lui thì cũng đổ hết cho người chết