Hạng D
11/2/10
1.089
596
113
Tịch thu xe của tài xế say xỉn: Xe biển xanh, xe mượn... xử được không?
Luật sư Đặng Văn Cường, Trưởng Văn phòng Luật sư Chính Pháp (Đoàn luật sư TP. Hà Nội) có những phân tích xung quanh đề xuất tịch thu xe nếu lái xe có nồng độ cồn vượt mức quy định.
Có khá nhiều ý kiến phản đối đề xuất tịch thu phương tiện đối với người điều khiển xe có nồng độ cồn trên 80 mg/100 mililit máu được đăng tải trên các báo. Phó Chủ tịch UBATGTQG, ông Khuất Việt Hùng đã nhiều lần trả lời báo chí về vấn đề này. Tuy nhiên, những giải thích của ông chưa thuyết phục được nhiều người trong giới luật sư và giới nghiên cứu pháp luật. Để làm rõ thêm vấn đề, PV Infonet đã có cuộc trao đổi với Luật sư Đặng Văn Cường về vấn đề này.

Đề xuất tịch thu xe của lái xe có nồng độ cồn vượt quá quy định đang thu hút sự tranh luận của công chúng. Nhiều ý kiến cho rằng không khả thi, không có cơ sở pháp lý,... ý kiến luật sư thế nào?
Luật sư Đặng Văn Cường:
Pháp luật bảo vệ quyền sở hữu tài sản. Phương tiện tham gia giao thông cũng là một loại tài sản được pháp luật bảo vệ. Việc trưng thu, trưng mua, trưng dụng, tịch thu tài sản được thực hiện theo quy định của pháp luật. Theo quy định pháp luật hiện hành thì nếu phương tiện giao thông mà sử dụng vào mục đích tội phạm, là công cụ, phương tiện phạm tội thì sẽ bị tịch thu, xung công quỹ nhà nước.
Các phương tiện tham gia giao thông có vi phạm hành chính thì sẽ bị xử lý theo Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành. Theo đó, ngoài hình thức xử phạt chính là cảnh cáo hoặc phạt tiền với mức phạt tiền tối đa không quá 40 triệu đồng (theo Điều 21 và Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính), thì người vi phạm có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung là "Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề có thời hạn hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn; Tịch thu tang vật vi phạm hành chính, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính".
Theo quy định tại Điều 26 luật xử lý vi phạm hành chính thì người vi phạm hành chính có thể bị "Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính là việc sung vào ngân sách nhà nước vật, tiền, hàng hoá, phương tiện có liên quan trực tiếp đến vi phạm hành chính, được áp dụng đối với vi phạm hành chính nghiêm trọng do lỗi cố ý của cá nhân, tổ chức. Việc xử lý tang vật, phương tiện vi phạm hành chính bị tịch thu được thực hiện theo quy định tại Điều 82 của Luật này".
Như vậy, căn cứ vào Điều 21 và Điều 26 Luật xử lý vi phạm hành chính nêu trên thì Chính Phủ có thể ban hành Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Điều 26 LXLVPHS nêu trên để tịch thu phương tiện, tang vật vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông. Tuy nhiên cần xem xét đến tính khả thi của quy định này trong bối cảnh xã hội ta hiện nay.
[xtable=bcenter]
{tbody}
{tr}
{td} {/td}
{/tr}
{tr}
{td}Xe biển xanh vi phạm không còn là hiếm. (Ảnh: Pháp luật và Xã hội){/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Luật sư có đồng tình với cách trả lời của đại diện UBATGTQG - ông Khuất Việt Hùng, khi có những phản biện cho rằng đề xuất này không khả thi?

Luật sư Đặng Văn Cường:
Trước thực trạng không kiểm soát nổi tình trạng vi phạm giao thông và số người chết do tai nạn giao thông đáng báo động như hiện nay thì việc Ủy ban an toàn giao thông trăn trở, tìm tòi, kiến nghị các giải pháp để tháo gỡ những tồn tại này là điều đương nhiên. Tuy nhiên, biện pháp nào, giải pháp nào có tính khả thi và mang lại hiệu quả thì cần phải bàn.
Theo tôi, nếu đưa ra quy định tịch thu phương tiện giao thông khi người tham gia giao thông có nồng độ cồn quá mức cho phép là không phù hợp và sẽ mang lại nhiều hệ lụy cho xã hội. Việc quy định này không có gì dám chắc là giảm số vụ và tính chất của các vụ tai nạn giao thông nhưng chắc chắn sẽ phát sinh nhiều tranh chấp dân sự liên quan tới sở hữu tài sản là phương tiện giao thông.
Quy định trên cũng sẽ làm nảy sinh nhiều tiêu cực trong xử lý vi phạm. Phương tiện như ô tô là tài sản không hề nhỏ, nếu bị tịch thu thì có nhiều gia đình có thể lâm vào tình trạng vỡ nợ, phá sản, tan vỡ hạnh phúc gia đình...
Quy định tịch thu xe như vậy sẽ giống như tịch thu công cụ, phương tiện phạm tội trong luật hình sự và người tham gia giao thông có nồng độ cồn được cho là nguy hiểm cho xã hội như tội phạm hình sự... Vì vậy, nếu đưa dự thảo này ra để lấy ý kiến của nhân dân thì đa số nhân dân sẽ không ủng hộ quy định này.
Đặt trường hợp nếu lái xe "biển xanh" say xỉn thì có bị tịch thu không? Nếu không thì xử lý việc này thế nào?
Luật sư Đặng Văn Cường:
Về nguyên tắc pháp luật đã được hiến pháp và các văn pháp luật quy định thì mọi người, mọi chủ thể tham gia quan hệ pháp luật đều bình đẳng trước pháp luật. Tuy nhiên, không thể ban hành quy định Nhà nước tịch thu tài sản của nhà nước được. Vì vậy, nếu có quy định về việc tịch thu phương tiện giao thông thì phải có quy định loại trừ trường hợp là xe công, như vậy sẽ tạo ra sự bất bình đẳng giữa xe công và xe tư và thực tế việc vi phạm giao thông do xe biển xanh hiện nay không phải là ít.
Ông Khuất Việt Hùng cho rằng, trường hợp nào không thu xe được thì phạt tiền tương ứng với giá trị chiếc xe thì thủ tục định giá xe thực hiện thế nào, hơn nữa theo quy định tại Điều 24 Luật xử lý vi phạm hành chính, mức xử phạt tiền trong lĩnh vực giao thông tối đa không quá 40 triệu đồng, trong đó có những chiếc xe ô tô có thể trên 40 tỉ đồng. Ý kiến của ông Khuất Việt Hùng đưa ra là chưa phù hợp với quy định pháp luật.
Trường hợp thứ 2, một người dân cho mượn xe, người mượn say rượu bia mà cái xe bị tịch thu, vậy chủ nhân thực sự của chiếc xe có bị thiệt thòi và oan ức không?

Luật sư Đặng Văn Cường:
Như đã nói ở trên, xe ô tô là tài sản có giá trị lớn, không phải dễ dàng gì mà mua được và không phải chiếc xe nào cũng do chủ sở hữu xe lái (thường là thuê lái xe, nhiều trường hợp là mượn xe). Nếu có quy định tịch thu xe ô tô thì sẽ phát sinh rất nhiều tranh chấp dân sự giữa chủ sở hữu xe với người lái xe, mượn xe có vi phạm. Việc này sẽ gây ra hệ lụy không nhỏ cho xã hội và có thể phát sinh những vụ án dân sự, thậm chí có thể đâm, chém nhau (hình sự) từ việc cho mượn xe, bị thu xe... hệ lụy khôn lường cho xã hội.
Trong trường hợp một người bị mất trộm xe, tên trộm uống rượu bia lái xe và cái xe bị tịch thu, vậy chủ xe biết đòi xe ở đâu?
Luật sư Đặng Văn Cường:
Trong trường hợp chiếc xe là tang vật của vụ án hình sự thì phải áp dụng quy định của bộ luật tố tụng hình sự để trả lại cho chủ sở hữu. Nếu người sử dụng chiếc xe đó vi phạm giao thông mà bị tịch thu thì xảy ra xung đột pháp luật giữa luật tố tụng hình sự và luật xử lý vi phạm hành chính. Khi đó thủ tục xử lý và biện pháp xử lý sẽ rất phức tạp.
Chỉ cần xem lại việc tạm giữ phương tiện để chờ xử lý như hiện nay đã biến bao chiếc xe có giá trị thành đống sắt vụn sau nhiều năm dầm mưa, dãi nắng ở bãi tạm giữ. Nay thêm quy định này thì sẽ phải bổ sung lực lượng đông đảo cho công an, tòa án, kiểm sát, cơ quan thẩm định giá, bán đấu giá để xử lý các thủ tục, tranh chấp phát sinh, đồng thời phải bổ sung kho bãi đề lưu giữ, xử lý.
Những việc phát sinh này tiêu tốn một lực lượng nhân lực khá lớn và phải chi một khoản lớn của ngân sách nhà nước để nuôi bộ máy phát sinh này. Thêm vào đó là những tiêu cực xảy ra giữa người vi phạm và người xử lý để tránh việc bị xử lý, mất tài sản....
Từ những trường hợp này có thể khẳng định việc tịch thu xe là khó khả thi không?
Luật sư Đặng Văn Cường:
Không chỉ mình tôi, tôi tin rằng đa số người dân sẽ không đồng tình với đề xuất này và quy định này sẽ không tốt cho xã hội, không phải là giải pháp tốt để đấu tranh với hiện tượng vi phạm giao thông.
Xin cảm ơn luật sư!

Hồng Chuyên (thực hiện)
 
Hạng D
3/7/14
3.269
12.586
113
Ho Chi Minh City, Vietnam
mình nghĩ vi phạm cứ phạt tiền nặng và phạt tù lâu là đủ để giảm mức độ vi phạm

chứ tịch thu dân nó hận, dân nó đậu xanh rau má nhà nghỉ thì không hay
 
Hạng C
23/12/13
513
527
93
Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 04 tháng và tịch thu phương tiện.
-----------

Việc tịch thu phương tiện đã có quy định trước đây rồi sao ko bác nào phản đối, bây giờ nâng mức phạt cho việc say xỉn khi tham gia GT lại cãi nhau um lên.

Mấy bác "vi hiến" ở trên phân biệt dùm em việc đua xe với say xỉn lái xe mức độ nguy hiểm khác nhau chỗ nào đi?
Khác nhau chứ bác. Đua xe là vi phạm pháp luật,có thể bị truy tố hình sự và được quy định rõ ràng. Vì họ sử dụng phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Còn uống rượu bia thì đâu có vi phạm pháp luật. Họ uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông thì họ vi phạm an toàn giao thông thôi, chứ họ không vi phạm pháp luật.Nếu nói như bác thì phải tịch thu lượng rượu bia họ đã uống vì họ sử dụng rượu bia để thực hiện hành vi vi phạm. Còn xe là phương tiện để họ di chuyển chứ không phải sử dụng để vi phạm pháp luật ah. Hai cái này nghe có vẻ giống nhau, nhưng hiểu kĩ ra thì nó khác nhau về bản chất đó bác. Nên không thể đối xử như nhau được ah.
 
  • Like
Reactions: F117A
Hạng C
19/12/14
759
917
93
Khác nhau chứ bác. Đua xe là vi phạm pháp luật,có thể bị truy tố hình sự và được quy định rõ ràng. Vì họ sử dụng phương tiện để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.
Còn uống rượu bia thì đâu có vi phạm pháp luật. Họ uống rượu bia rồi điều khiển phương tiện giao thông thì họ vi phạm an toàn giao thông thôi, chứ họ không vi phạm pháp luật.Nếu nói như bác thì phải tịch thu lượng rượu bia họ đã uống vì họ sử dụng rượu bia để thực hiện hành vi vi phạm. Còn xe là phương tiện để họ di chuyển chứ không phải sử dụng để vi phạm pháp luật ah. Hai cái này nghe có vẻ giống nhau, nhưng hiểu kĩ ra thì nó khác nhau về bản chất đó bác. Nên không thể đối xử như nhau được ah.
Uống rượu bia và tham gia điều khiển phương tiện giao thông thì vẫn bị khép tội hình sự ạ.

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=28882

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự
về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông


....
Điều 3. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự)
...

2. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là một trong những trường hợp sau đây:
a) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.

Điều 34. Xử phạt người đua xe trái phép, cổ vũ đua xe trái phép
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Tụ tập để cổ vũ, kích động hành vi điều khiển xe chạy quá tốc độ quy định, lạng lách, đánh võng, đuổi nhau trên đường hoặc đua xe trái phép;
b) Đua xe đạp, đua xe đạp máy, đua xe xích lô, đua xe súc vật kéo, cưỡi súc vật chạy đua trái phép trên đường giao thông.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với người đua xe mô tô, xe gắn máy, xe máy điện trái phép.
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với người đua xe ô tô trái phép.
4. Ngoài việc bị phạt tiền, người điều khiển phương tiện thực hiện hành vi vi phạm còn bị áp dụng các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Thực hiện hành vi quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này bị tịch thu phương tiện (trừ súc vật kéo, cưỡi);
b) Thực hiện hành vi quy định tại Khoản 2, Khoản 3 Điều này bị tước quyền sử dụng Giấy phép lái xe 04 tháng và tịch thu phương tiện.
-----------

Việc tịch thu phương tiện đã có quy định trước đây rồi sao ko bác nào phản đối, bây giờ nâng mức phạt cho việc say xỉn khi tham gia GT lại cãi nhau um lên.

Mấy bác "vi hiến" ở trên phân biệt dùm em việc đua xe với say xỉn lái xe mức độ nguy hiểm khác nhau chỗ nào đi?
Văn bản pháp luật ra nhiều như kiến thì không thể đủ thời gian để soi từng cái hết được. Đến thời điểm của nó, khi mọi người cảm thấy không hợp lý thì tất nhiên sẽ phải nhao nhao lên ạ. Ngày trước thì không ai phản đối vụ thằng đua xe bị tịch thu xe thì có "hợp hiến" hay không vì đua xe là sai quá rõ ràng. Nhưng giờ thì ai cũng quan tâm vì uống rượu bia có vi phạm pháp luật đâu, chỉ có uống xong rồi tham gia giao thông là phạm luật, mà mấy ai chịu cuốc bộ về nhà sau chầu nhậu? Quyền lợi của mua/bán/uống rượu bia quá rõ ràng, giống như mua/bán/hút thuốc lá hại sức khoẻ vậy. Cứ động vô thì ai cũng nhao nhao thôi.

Cơ mà em phản đối cái luật này vì cùng 1 chai bia mà con wave cùi ngang giá với con Merc sáng bóng. Nó vô lý là ở cái chỗ này. Trong khi theo các luật khác (kể cả khoản khác của luật giao thông) thì dù ông A hay ông B phạm cùng 1 luật đều phải chịu cùng 1 mức phạt tương đương nhau. Đó là chưa kể vụ này còn tiếp tay cho xxx kiếm cơm thêm thôi. Phải làm luật như thế nào để trong mọi trường hợp đều công bằng và đảm bảo tính chất nghiêm minh, không cãi vào đâu được.
 
Hạng D
4/12/14
1.912
95.398
113
54
Chừng nào xe xanh, xe đỏ không có đèn ưu tiên mà chạy lấn trong bị phạt, đăng báo thì em tin.
 
Hạng D
11/2/10
1.089
596
113
Nếu luật này được áp dụng thì giám đốc công ty phải tự lái thôi vì không bao giờ dám giao tài sản cho thằng trọc đầu, hahaha
 
Hạng C
10/6/14
917
714
93
39
mẹ cái thằng Khuất núi nào ra cái thông tin tịch thu xe khi tài xế nồng độ cồn.
làm dân vs mấy thằng luật sư bàn tới bàn lui,
đến sáng ngồi cafe cũng nghe mọi người bàn.
chắc thích dc mọi người chửi là Nu. để dc nổi tiếng.
 
Hạng D
7/7/13
4.000
17.426
113
Tan Phu, HCM
Mấy bác cứ nói quá, cái bằng của ông "lực sư" này là thật 100% nhé. Em đã xem và giám định nó rồi, nhưng sao quái lạ 1 điều là nó "toàn mùi bia rượu":3duongbiahutthuoc:
 
  • Like
Reactions: F117A and ecoduy
Hạng D
10/1/14
2.961
5.252
113
Sài Gòn
Chính phủ luôn đề cao " năm chống Tham Nhũng " triệt để ... nhưng mấy ông ngồi máy lạnh cứ nghĩ ra cách , cớ để các quan nhà ta tham nhũng. Phạt càng cao, tham nhũng cũng càng cao, vãi
 
Hạng B2
17/10/13
100
50
28
Uống rượu bia và tham gia điều khiển phương tiện giao thông thì vẫn bị khép tội hình sự ạ.

http://www.moj.gov.vn/vbpq/Lists/Vn bn php lut/View_Detail.aspx?ItemID=28882

THÔNG TƯ LIÊN TỊCH
Hướng dẫn áp dụng quy định tại Chương XIX của Bộ luật Hình sự
về các tội xâm phạm trật tự, an toàn giao thông


....
Điều 3. Về tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ (Điều 202 Bộ luật hình sự)
...

2. Trong tình trạng có sử dụng rượu, bia mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá mức quy định hoặc có sử dụng các chất kích thích mạnh khác mà pháp luật cấm sử dụng quy định tại điểm b khoản 2 Điều 202 Bộ luật hình sự được hiểu là một trong những trường hợp sau đây:
a) Người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ mà trong cơ thể có chất ma túy hoặc đang trong tình trạng say do sử dụng các chất mà sau khi sử dụng có biểu hiện say như người sử dụng ma túy, rượu, bia;
b) Người điều khiển xe ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng trên đường mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn;
c) Người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy mà trong máu có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc 0,25 miligam/1 lít khí thở.


Văn bản pháp luật ra nhiều như kiến thì không thể đủ thời gian để soi từng cái hết được. Đến thời điểm của nó, khi mọi người cảm thấy không hợp lý thì tất nhiên sẽ phải nhao nhao lên ạ. Ngày trước thì không ai phản đối vụ thằng đua xe bị tịch thu xe thì có "hợp hiến" hay không vì đua xe là sai quá rõ ràng. Nhưng giờ thì ai cũng quan tâm vì uống rượu bia có vi phạm pháp luật đâu, chỉ có uống xong rồi tham gia giao thông là phạm luật, mà mấy ai chịu cuốc bộ về nhà sau chầu nhậu? Quyền lợi của mua/bán/uống rượu bia quá rõ ràng, giống như mua/bán/hút thuốc lá hại sức khoẻ vậy. Cứ động vô thì ai cũng nhao nhao thôi.

Cơ mà em phản đối cái luật này vì cùng 1 chai bia mà con wave cùi ngang giá với con Merc sáng bóng. Nó vô lý là ở cái chỗ này. Trong khi theo các luật khác (kể cả khoản khác của luật giao thông) thì dù ông A hay ông B phạm cùng 1 luật đều phải chịu cùng 1 mức phạt tương đương nhau. Đó là chưa kể vụ này còn tiếp tay cho xxx kiếm cơm thêm thôi. Phải làm luật như thế nào để trong mọi trường hợp đều công bằng và đảm bảo tính chất nghiêm minh, không cãi vào đâu được.


Điều 202 - BLHS:
Điều 202. Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ
1. Người nào điều khiển phương tiện giao thông đường bộ mà vi phạm quy định về an toàn giao thông đường bộ gây thiệt hại cho tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác, thì bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng, cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến năm năm.​
Uống bia rượu hoặc chất kích thích là tình tiết tăng nặng.​
Trường hợp chúng ta đang đề cập là vi phạm hành chính và chưa gây ra hậu quả dẫn đến mức truy cứu HS. Bác uống bia, đang lái xe, bị xxx chặn lại, ngậm vòi báo có cồn, lập BB, ra QĐ tịch thu xe. Bác là người uống bia chứ cái xe có uống bia đâu mà xử phạt nó.​