Hạng D
24/5/13
1.196
1.649
113
  • - Chào các bác, nay e xin nói chuyện ngoài lề xíu, nhưng có liên quan đến đời sống hằng ngày của chúng ta và hơn nữa là liên quan đến thứ gọi là "xe cơ giới".​
  • Trong cuộc sống chúng ta, thời tiết nắng mưa là điều tuần hoàn tự nhiên, có nắng có mưa mới tốt dưa tốt lúa nhưng ở 1 nơi gọi là trung tâm của thiên đường thì mỗi mùa mưa đến là nỗi sợ, nỗi ám ảnh của nhiều người dân, mưa ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt hằng ngày, công việc của nhiều người dân bị đảo lộn... , mưa nhỏ đã ngập, mưa lớn là thành sông. Như các bác đã biết là các cán bộ quản lý của nước ta đã "cố gắng" đưa ra các đề án chống ngập: như làm bờ kè, lấp kênh Tân Hóa, xây đê bao, thay đổi & lắp đặt hệ thống cống mới toàn thành phố với đường kính lớn hơn, hiện đại hơn (xe mini cooper chạy dc dưới cống :D) xây trạm bơm và gần đây nữa là đề xuất mua xe bơm lưu động hiện đại nhập khẩu..... nhưng có 1 cách truyền thống có từ bao đời nay, từ trong truyền thuyết cổ xưa đã có đó là "nước dâng thì núi nâng". Vâng ý e nói đến là việc nâng đường, rất nhiều con đường đã đc nâng mà ngập vẫn ngập, thậm chí càng nâng càng ngập nặng, ngập từ ngoài sân, ngập tới ngã 4, ngập cả chung cư, ngập như cái biển!!!!! Trong đó điển hình là con đường Kinh Dương Vương, tuyến đường ngập nặng mỗi khi mùa mưa vẫn được nâng cao mỗi năm, và đến hôm nay thì e thấy lại được nâng và lần nâng cao này tới gần 1m:
    Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nay dc áp dụng vào đời sống!
  • Và bồn bông thì như hồ cá :)
    Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nay dc áp dụng vào đời sống!
    Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nay dc áp dụng vào đời sống!
  • Và miệng cống chờ sẵn.
    Truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh nay dc áp dụng vào đời sống!
  • - Nhưng khi nâng đường rồi thì đường sẽ hết ngập nhưng điểm ngập lại chạy vào nhà dân, chạy đến chỗ chưa đc nâng và ngập vẫn ở quanh ta. Vấn đề này như 1 nạn thiên tai, sánh ngang với vùng lũ miền trung. Nhưng vấn đề có lẽ là ở cái cống mà thôi, những công trình cống mới đã hoàn thành (một số vẫn đang thi công) nhưng liệu có hoạt động hiệu quả, trong quá trình thi công có đơn vị nào thanh tra?! Không ai biết hết vì chỉ là hệ thống cống rãnh, dơ lắm!!! - Vấn đề nữa là ý thức người dân: xả rác lung tung, quăng rác bừa bãi, đổ nhiều chất thải, miệng cống bít luôn! Vậy thì khi mưa thì làm sao thoát nước? Vậy chúng ta đóng thuế, phí nhiều, công trình chống ngập tốn bao nhiêu ngân sách mà mèo vẫn hoàn mèo mà ko tìm ra giải pháp (đừng đổ lỗi băng tan nước biển dâng nhé, mỗi năm dâng vài mm mà mình nâng tới cả mét lận) cái chính chỉ là vấn đề ý thức thôi, không xả rác, chất thải, cát đá (xe vlxd làm rơi) khơi thông cống rãnh thường xuyên thì cống sẽ làm tốt vai trò tiêu thoát nước của hệ thống cống thôi, vấn đề nằm ở sự quản lý của cơ quan chức năng đã làm việc hiệu quả chưa mà thôi!​
  • - Vài lời ý kiến cá nhân của riêng e. Thêm 1 điều nữa là trên diễn đàn mình có ai là kĩ sư cầu đường không, cho e hỏi là tại sao khi thi công đường với cống (hoặc miệng hố gas) không khi nào bằng phẳng với nhau vậy, khi thì đường cao hơn cống và ngược lại, làm cho việc lưu thông của người dân gặp khó thậm chí là bị tai nạn! Hay là chủ công trình thuê ng không có chuyên môn làm cho đỡ tốn kém? Đúng là 1 đất nước thiên đường, người làm sai không bao giờ phải chịu trách nhiệm và lời nói sự thật thì dc cho là phản động. E xin hết :) :) :)
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng F
16/3/14
5.646
9.193
113
Nếu a tóm tắt 5 dòng nhiều bác sẽ cảm ơn anh :)
 
JF confirmed
Hạng D
13/5/07
2.337
23.837
113
- Thay mặt em, em trân trọng ý kiến của bác, dù chẳng thay đổi gì.
- Mặt đường và mặt cống lệch nhau, là do nó thế, vì chúng nó ẩu không theo đúng cốt thiết kế, thường là thằng cống sai.
- Bác cũng nên hiểu, hiện nay cứ có ...làm là tốt. Còn thế nào thì kệ mịa nó.
Vì lún hay chờ lún cũng hay xảy ra.