Các phóng viên của chuyên trang MotorTrend qua một cuộc thử xe tại vùng núi Sierra (California) đầy băng tuyết của Mỹ so sánh 4 chiếc xe hạng sang, đại diện tiêu biểu cho 2 nhóm SUV Diesel và SUV Hybrid, gồm có: BMW X5 xDrive 2009, Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009, Volkswagen Touareg TDI 2009 và Lexus RX 450h 2010. Cũng có thể nói rằng đây là một cuộc thi giữa người Nhật và người Đức.
Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009, Volkswagen Touareg TDI 2009, Lexus RX 450h 2010 và BMW X5 xDrive 2009 (từ trái qua phải)
Kích vào hình để xem rõ hơn Mong muốn được nghe tiếng máy nổ đều, êm là điều không thực tế đối với các động cơ Diesel truyền thống. Nhưng đó lại là điều hết sức dễ dàng đối với thành viên “trẻ” nhất trong nhóm bộ tứ này – chiếc Lexus RX450h 2010 mới trình làng – nó chạy êm một cách kỳ lạ!
Đơn giản vì đó là một chiếc Hybrid. Vậy ba chiếc còn lại tham gia cuộc thử nghiệm thì sao? Tiếng máy nổ đặc trưng ở chế độ không tải cho ta biết gì về tình trạng của các động cơ diesel hiện đại? Liệu những chiếc xe này có cơ hội chiến thắng được chiếc hybrid đời mới nhất của mác xe SUV sang trọng được ưa chuộng nhất hiện nay? Cuộc thử nghiệm tại dãy núi Sierra sẽ trả lời câu hỏi đó.
Điểm mặt anh tài
Với sức chứa 7 hành khách và có thể mở rộng thành 3 hàng ghế, chiếc BMW X5 dường như có không gian rộng nhất. Chiều dài tổng thể của Lexus xấp xỉ như của Mercedes-Benz ML320 và VW Touareg, nhưng chiều dài cơ sở 2.644mm vẫn ngắn hơn 114mm so với hai chiếc xe kia do sự khác biệt về cấu trúc sát-xi của xe cơ sở.
Động cơ của BMW và Mercedes-Benz
Tuy những chiếc xe Đức đều được trang bị động cơ diesel 6 xi-lanh với tổng dung tích 3.0L có tăng áp, nhưng thiết kế chi tiết của chúng lại khác nhau. BMW dùng tăng áp kép nối tiếp và cấu trúc 6 máy thẳng hàng, trong khi đó Mercedes-Benz và VW lại lựa chọn tăng áp đơn và bố trí động cơ chữ V.
Cả 3 xe đều dùng nhiên liệu Diesel có hàm lượng lưu huỳnh cực thấp và sử dụng các biến thể mà họ giữ bản quyền của công nghệ phun u-rê AdBlue nhằm giảm thiểu lượng ô-xít ni-tơ trong khí thải. Tất cả đều vận hành thân thiện với môi trường nhưng vẫn chưa đạt đến đẳng cấp SULEV (Super Ultra Low Emission Vehicles) của Lexus.
Động cơ của VW và Lexus
Trong khi ML320 tiếp tục sử dụng hệ thống 4 bánh chủ động toàn thời gian truyền thống 4Matic, thì X5 lại được trang bị hệ thống kiểm soát bám đường tích cực (Dynamic Traction Control) và bộ chia mô-men chéo cầu sau, tạo nên thương hiệu xDrive của BMW.
Còn 4XMOTION của Touareg là hệ thống duy nhất cho phép 4 bánh chủ động toàn thời gian với dải số truyền thấp. Đối với RX 450h, một động cơ cùng với một mô-tơ điện được đặt nằm ngang (đóng vai trò máy phát) cung cấp nguồn động lực cho các bánh trước, còn một mô-tơ bổ sung (cũng đóng vai trò máy phát) có thể cung cấp năng lượng riêng cho các bánh sau khi cần.
Khả năng tăng tốc
Bất ngờ lớn nhất của cuộc thử nghiệm không phải là việc X5 thể hiện sự vượt trội trong quá trình điều khiển và phanh mà là việc chiếc BMW không vượt qua bài kiểm tra tăng tốc một cách như mong đợi.
BMW X5 xDrive 2009 & Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009
Mặc dù có thể sinh ra mô-men xoắn 576Nm - thuộc hàng mạnh nhất so với các xe cùng phân khúc, X5 lại chậm hơn 0,3 giây so với RX 450h để đạt từ 0-100 km/h. Sự chênh lệch này không thể bao biện bằng lý do vận tốc tỷ lệ với trọng lượng bởi chiếc BMW nặng hơn chiếc Lexus 136 kg, trong khi chiếc ML320 nhẹ hơn X5 18kg lại về sau chiếc Lexus những 1,7 giây - xếp cuối bảng.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tại sao ta luôn cảm thấy những chiếc xe Diesel chạy nhanh hơn chiếc Lexus. Có lẽ do lợi thế quán tính chăng? Nhiều chuyên gia không đồng tình với giả thiết này bởi quá trình chạy thực địa cho thấy ở độ cao 2.286m, những chiếc xe Đức vẫn vận hành đầy mạnh mẽ và chắc chắn với mức tiêu thụ nhiên liệu dưới 11,76 lít/100 km - một kết quả không tồi cho những chiếc SUV nặng khoảng 2,2 tấn. Chiếc Lexus nhẹ hơn với nhiều công nghệ hiện đại hơn lại trở nên mong manh trong tuyết lạnh và độ cao.
Lexus RX 450h 2010 & Volkswagen Touareg TDI 2009
X5 đem lại sự khoan khoái cao độ qua cảm giác lái rất thật tay và khả năng bám đường tốt, rất “đầm xe” ngay cả khi leo dốc cao. Chiếc VW Touareg lại gây ấn tượng theo cách khác: nhờ có hệ thống treo mềm mại và khả năng bó cua cực chuẩn, nên mỗi khi đổi hướng chiếc xe giống như một con báo mạnh mẽ bất ngờ lao ra từ một góc khuất nào đó, cảm giác hết sức phấn khích.
Khác với Mercedes-Benz và BMW, các kỹ sư của VW đã bằng cách nào đó gần như triệt tiêu hoàn toàn cảm giác rung của động cơ Diesel khiến cho chiếc Touareg vận hành êm hơn 2 vị đồng hương kia rất nhiều và hầu như không có độ trễ sau khi bạn nhấn chân ga, giống như nó được lắp một động cơ xăng V8 vậy.
Nội thất
Chúng ta không thể không ấn tượng với không gian bên trong chiếc Lexus. Khi nhấn nút khởi động, bạn sẽ có cảm giác như nhấn nút “Power” của một dàn siêu máy tính tối tân hay vừa khởi động một trí thông minh nhân tạo phức tạp.Những cú nhấn chân ga nhẹ nhàng thực ra chỉ để chuyển dời các electron tới các máy phát trước và sau, để rồi sản sinh ra năng lượng nhẹ nhàng quay 4 bánh xe.
Nội thất của Lexus RX 450h 2010
Nếu đạp chân ga sát ván bạn sẽ đánh thức hoàn toàn động cơ V6 dung tích 3.5L, nhưng người ngồi trên xe khó có thể nhận biết điều đó bởi vì chiếc xe vận hành quá êm ái, chỉ có những tiếng vù vù thoảng qua của mô-tơ mà thôi. Đó chính là một thứ cảm giác ngọt ngào khi thưởng thức công nghệ mà bất cứ ai cũng ao ước.
Trên chiếc Lexus RX 450h đâu đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy thiết bị điện tử: từ màn hình LED đến cụm đèn pha tự động tắt ánh sáng cường độ lớn khi có phương tiện giao thông đang đến gần. Đặc biệt là bộ điều khiển Remote Touch – là một sự kết hợp giữa màn hình cảm ứng và nút nút bóng xoay (trackball).Nó cho phép người sử dụng thực sự có cảm giác như ngón tay mình trực tiếp chạm vào các biểu tượng và các nút ảo. Sẽ thật tuyệt nếu công nghệ này được trang bị trên tất cả các xe trong trương lai gần.
Nội thất của Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009
Nội thất của BMW X5 xDrive 2009
Tuy đã khi hoàn toàn bị thuyết phục bởi những thiết bị công nghệ cao ở giá thành thấp của Lexus, các chuyên gia lại bị chia rẽ khi phải đưa ra đánh giá tổng thể về nội thất của chiếc xe này. Có người khẳng định rằng đây là chiếc xe của tương lai, là một thành tựu lớn về công nghệ.
Từng bề mặt và hình khối trong xe như được điêu khắc vậy, nhằm tạo ra nhiều không gian nhất và tầm nhìn thoáng nhất có thể. Một vài người khác thì lại cho rằng tuy nó hiện đại và giá cả phải chăng nhưng lại được kết hợp có vẻ lộn xộn. Cũng có nhận xét cho rằng nội thất của RX 450h chưa đủ đem lại cảm giác thượng hạng như vốn dĩ nó phải có…
Nội thất của Volkswagen Touareg TDI 2009
Đặt trong phép so sánh thì cả 2 chiếc BMW và Benz như một thứ đồ công nghệ thấp và thô sơ. Riêng đối với Touareg, tình hình không đến nỗi bi quan như vậy. Nhìn chung, chiếc VW được đánh giá như một văn phòng di động với đầy đủ tiện nghi, có thể đem đến một không gian làm việc nghiêm túc nhưng vẫn giữ được vẻ thời trang và hấp dẫn.
Tính kinh tế nhiên liệu
Có một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng Lexus đã đánh bại 3 đối thủ còn lại về tính tiết kiệm nhiên liệu. Với mức tiêu thụ 10,23 lít/100 km, chiếc RX 450h đã đánh bại đối thủ nặng ký nhất - chiếc SUV siêu tiết kiệm X5, xếp cuối bảng là Touareg. Vậy phải chăng chúng ta sẽ có một lựa chọn dễ dàng? Không hẳn thế, bởi số lít chỉ là một chỉ số đánh giá tiêu chí này.
Giá thành là một chỉ số khác chúng ta cần quan tâm. Và sự chênh lệch giá nhiên liệu giữa Lexus và Volkswagen sau khoảng 1000km hành trình chỉ là $10,17. Đây là một số tiền không đáng kể nếu ta cân nhắc tới nguyên nhân của sự khác biệt này: VW có mô-men xoắn cực đại là 552Nm và có khả năng kéo tới hơn 3493 kg - gấp hơn 2 lần so với khả năng của Lexus!
Tất nhiên ở cuộc chạy thử này chiếc xe không được chất đầy tải, nhưng đây sẽ là thông tin bổ ích cho những ai muốn tậu một chiếc SUV với đầy đủ công năng của nó (kéo theo một sơ-mi moóc hay một chiếc thuyền chẳng hạn…).
Chỉ số thứ ba chính là phạm vi hoạt động. Với dung tích bình chứa chỉ có 72,7 lít, rõ ràng chiến lược dự trữ nhiên liệu của RX 450h hạn chế hơn nhiều so với khả năng của 3 chiếc SUV Diesel. Theo số liệu chính thức từ cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA, về lý thuyết chiếc VW Touareg có tầm hoạt động 11062 km với bình chứa 99 lít. Con số thực tế khi đi trên đường thường thấp hơn thế, nhưng nhiều tính toán cho thấy VW vẫn có thể đi xa hơn chiếc Lexus 160km khi cả 2 cùng đổ đầy nhiên liệu
Kết quả cuối cùng
Vào thời điểm phải ra quyết định, có vẻ như 2 chiếc Mercedes-Benz và BMW bộc lộ nhiều yếu thế và bị loại. Cho dù X5 xDrive cũng có tính năng tiết kiệm nhiên liệu cao và khả năng điều khiển ấn tượng nhưng nó cũng thể hiện rõ nhiều sự thiếu hài hòa.
Chẳng hạn như lốp Michelin quá mềm khi chạy trên đường phố và không phù hợp khi chạy việt dã, hệ thống dò đường 4 bánh chủ động của BMW hoạt động cũng không ổn định và kém hiệu quả hơn những chiếc còn lại. Một chiếc SUV hạng sang giá $65.000 xứng đáng được có nhiều tính năng hơn thế, nhất là các phẩm chất cho off-road.
Chiếc Mercedes-Benz ML320 BlueTEC vận hành cũng giống như đối thủ BMW, có tạo được cảm giác chắc chắn nhưng không có đặc tính nào nổi trội, mặc dù cũng có bộ giảm chấn có thể điều chỉnh và hệ thống treo khí nén.
Câu hỏi được đặt ra vào lúc này là bạn định sử dụng chiếc SUV của mình vào dịp nào? Nếu bạn dùng nó đơn thuần chỉ là để tham gia giao thông, đi làm hàng ngày rồi cuối tuần đi lang thang đâu đó ở ngoại thành thì có vẻ như Lexus RX 450h là sự lựa chọn lý tưởng.
Mặc dù nó không thể cạnh tranh về khả năng kéo, khả năng việt dã cũng như đường trường nhưng những tính năng khác đều rất ấn tượng. Thực ra đây là một chiếc xe đầy ắp công nghệ, xứng đáng với giá tiền, chỉ hơi thiếu một chút “chất SUV” mà thôi.
Có một quan niệm phổ biến là, cho dù hạng tiêu chuẩn hay hạng sang, Hybrid hay Diesel, thì một chiếc SUV đúng nghĩa phải có đầy đủ tính năng thể thao và tiện nghi. Đó chính là lý do vì sao VW Touareg là người chiến thắng trong cuộc đua tài tứ hùng này.
Khả năng vận hành mượt mà trên đường đô thị và sự mạnh mẽ, chắc chắn khi off-road với dàn động cơ Diesel tiên tiến tiết kiệm nhiên liệu, đây xứng đáng là lựa chọn lý tưởng cho những off-roader thực thụ. Đơn giản là TDI luôn nhận được ít lời phàn nàn nhất. Và nó thực sự là một chiếc xe dành cho cả bồn mùa trong năm. (theo Motortrend)

Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009, Volkswagen Touareg TDI 2009, Lexus RX 450h 2010 và BMW X5 xDrive 2009 (từ trái qua phải)
Kích vào hình để xem rõ hơn
Đơn giản vì đó là một chiếc Hybrid. Vậy ba chiếc còn lại tham gia cuộc thử nghiệm thì sao? Tiếng máy nổ đặc trưng ở chế độ không tải cho ta biết gì về tình trạng của các động cơ diesel hiện đại? Liệu những chiếc xe này có cơ hội chiến thắng được chiếc hybrid đời mới nhất của mác xe SUV sang trọng được ưa chuộng nhất hiện nay? Cuộc thử nghiệm tại dãy núi Sierra sẽ trả lời câu hỏi đó.
Điểm mặt anh tài
Với sức chứa 7 hành khách và có thể mở rộng thành 3 hàng ghế, chiếc BMW X5 dường như có không gian rộng nhất. Chiều dài tổng thể của Lexus xấp xỉ như của Mercedes-Benz ML320 và VW Touareg, nhưng chiều dài cơ sở 2.644mm vẫn ngắn hơn 114mm so với hai chiếc xe kia do sự khác biệt về cấu trúc sát-xi của xe cơ sở.


Động cơ của BMW và Mercedes-Benz
Tuy những chiếc xe Đức đều được trang bị động cơ diesel 6 xi-lanh với tổng dung tích 3.0L có tăng áp, nhưng thiết kế chi tiết của chúng lại khác nhau. BMW dùng tăng áp kép nối tiếp và cấu trúc 6 máy thẳng hàng, trong khi đó Mercedes-Benz và VW lại lựa chọn tăng áp đơn và bố trí động cơ chữ V.
Cả 3 xe đều dùng nhiên liệu Diesel có hàm lượng lưu huỳnh cực thấp và sử dụng các biến thể mà họ giữ bản quyền của công nghệ phun u-rê AdBlue nhằm giảm thiểu lượng ô-xít ni-tơ trong khí thải. Tất cả đều vận hành thân thiện với môi trường nhưng vẫn chưa đạt đến đẳng cấp SULEV (Super Ultra Low Emission Vehicles) của Lexus.


Động cơ của VW và Lexus
Trong khi ML320 tiếp tục sử dụng hệ thống 4 bánh chủ động toàn thời gian truyền thống 4Matic, thì X5 lại được trang bị hệ thống kiểm soát bám đường tích cực (Dynamic Traction Control) và bộ chia mô-men chéo cầu sau, tạo nên thương hiệu xDrive của BMW.
Còn 4XMOTION của Touareg là hệ thống duy nhất cho phép 4 bánh chủ động toàn thời gian với dải số truyền thấp. Đối với RX 450h, một động cơ cùng với một mô-tơ điện được đặt nằm ngang (đóng vai trò máy phát) cung cấp nguồn động lực cho các bánh trước, còn một mô-tơ bổ sung (cũng đóng vai trò máy phát) có thể cung cấp năng lượng riêng cho các bánh sau khi cần.
Khả năng tăng tốc
Bất ngờ lớn nhất của cuộc thử nghiệm không phải là việc X5 thể hiện sự vượt trội trong quá trình điều khiển và phanh mà là việc chiếc BMW không vượt qua bài kiểm tra tăng tốc một cách như mong đợi.




BMW X5 xDrive 2009 & Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009
Mặc dù có thể sinh ra mô-men xoắn 576Nm - thuộc hàng mạnh nhất so với các xe cùng phân khúc, X5 lại chậm hơn 0,3 giây so với RX 450h để đạt từ 0-100 km/h. Sự chênh lệch này không thể bao biện bằng lý do vận tốc tỷ lệ với trọng lượng bởi chiếc BMW nặng hơn chiếc Lexus 136 kg, trong khi chiếc ML320 nhẹ hơn X5 18kg lại về sau chiếc Lexus những 1,7 giây - xếp cuối bảng.
Tuy nhiên, điều kỳ lạ là tại sao ta luôn cảm thấy những chiếc xe Diesel chạy nhanh hơn chiếc Lexus. Có lẽ do lợi thế quán tính chăng? Nhiều chuyên gia không đồng tình với giả thiết này bởi quá trình chạy thực địa cho thấy ở độ cao 2.286m, những chiếc xe Đức vẫn vận hành đầy mạnh mẽ và chắc chắn với mức tiêu thụ nhiên liệu dưới 11,76 lít/100 km - một kết quả không tồi cho những chiếc SUV nặng khoảng 2,2 tấn. Chiếc Lexus nhẹ hơn với nhiều công nghệ hiện đại hơn lại trở nên mong manh trong tuyết lạnh và độ cao.




Lexus RX 450h 2010 & Volkswagen Touareg TDI 2009
X5 đem lại sự khoan khoái cao độ qua cảm giác lái rất thật tay và khả năng bám đường tốt, rất “đầm xe” ngay cả khi leo dốc cao. Chiếc VW Touareg lại gây ấn tượng theo cách khác: nhờ có hệ thống treo mềm mại và khả năng bó cua cực chuẩn, nên mỗi khi đổi hướng chiếc xe giống như một con báo mạnh mẽ bất ngờ lao ra từ một góc khuất nào đó, cảm giác hết sức phấn khích.
Khác với Mercedes-Benz và BMW, các kỹ sư của VW đã bằng cách nào đó gần như triệt tiêu hoàn toàn cảm giác rung của động cơ Diesel khiến cho chiếc Touareg vận hành êm hơn 2 vị đồng hương kia rất nhiều và hầu như không có độ trễ sau khi bạn nhấn chân ga, giống như nó được lắp một động cơ xăng V8 vậy.
Nội thất
Chúng ta không thể không ấn tượng với không gian bên trong chiếc Lexus. Khi nhấn nút khởi động, bạn sẽ có cảm giác như nhấn nút “Power” của một dàn siêu máy tính tối tân hay vừa khởi động một trí thông minh nhân tạo phức tạp.Những cú nhấn chân ga nhẹ nhàng thực ra chỉ để chuyển dời các electron tới các máy phát trước và sau, để rồi sản sinh ra năng lượng nhẹ nhàng quay 4 bánh xe.




Nội thất của Lexus RX 450h 2010
Nếu đạp chân ga sát ván bạn sẽ đánh thức hoàn toàn động cơ V6 dung tích 3.5L, nhưng người ngồi trên xe khó có thể nhận biết điều đó bởi vì chiếc xe vận hành quá êm ái, chỉ có những tiếng vù vù thoảng qua của mô-tơ mà thôi. Đó chính là một thứ cảm giác ngọt ngào khi thưởng thức công nghệ mà bất cứ ai cũng ao ước.
Trên chiếc Lexus RX 450h đâu đâu bạn cũng sẽ nhìn thấy thiết bị điện tử: từ màn hình LED đến cụm đèn pha tự động tắt ánh sáng cường độ lớn khi có phương tiện giao thông đang đến gần. Đặc biệt là bộ điều khiển Remote Touch – là một sự kết hợp giữa màn hình cảm ứng và nút nút bóng xoay (trackball).Nó cho phép người sử dụng thực sự có cảm giác như ngón tay mình trực tiếp chạm vào các biểu tượng và các nút ảo. Sẽ thật tuyệt nếu công nghệ này được trang bị trên tất cả các xe trong trương lai gần.




Nội thất của Mercedes-Benz ML320 BlueTEC 2009




Nội thất của BMW X5 xDrive 2009
Tuy đã khi hoàn toàn bị thuyết phục bởi những thiết bị công nghệ cao ở giá thành thấp của Lexus, các chuyên gia lại bị chia rẽ khi phải đưa ra đánh giá tổng thể về nội thất của chiếc xe này. Có người khẳng định rằng đây là chiếc xe của tương lai, là một thành tựu lớn về công nghệ.
Từng bề mặt và hình khối trong xe như được điêu khắc vậy, nhằm tạo ra nhiều không gian nhất và tầm nhìn thoáng nhất có thể. Một vài người khác thì lại cho rằng tuy nó hiện đại và giá cả phải chăng nhưng lại được kết hợp có vẻ lộn xộn. Cũng có nhận xét cho rằng nội thất của RX 450h chưa đủ đem lại cảm giác thượng hạng như vốn dĩ nó phải có…



Nội thất của Volkswagen Touareg TDI 2009
Đặt trong phép so sánh thì cả 2 chiếc BMW và Benz như một thứ đồ công nghệ thấp và thô sơ. Riêng đối với Touareg, tình hình không đến nỗi bi quan như vậy. Nhìn chung, chiếc VW được đánh giá như một văn phòng di động với đầy đủ tiện nghi, có thể đem đến một không gian làm việc nghiêm túc nhưng vẫn giữ được vẻ thời trang và hấp dẫn.
Tính kinh tế nhiên liệu
Có một điều có thể khẳng định chắc chắn rằng Lexus đã đánh bại 3 đối thủ còn lại về tính tiết kiệm nhiên liệu. Với mức tiêu thụ 10,23 lít/100 km, chiếc RX 450h đã đánh bại đối thủ nặng ký nhất - chiếc SUV siêu tiết kiệm X5, xếp cuối bảng là Touareg. Vậy phải chăng chúng ta sẽ có một lựa chọn dễ dàng? Không hẳn thế, bởi số lít chỉ là một chỉ số đánh giá tiêu chí này.

Giá thành là một chỉ số khác chúng ta cần quan tâm. Và sự chênh lệch giá nhiên liệu giữa Lexus và Volkswagen sau khoảng 1000km hành trình chỉ là $10,17. Đây là một số tiền không đáng kể nếu ta cân nhắc tới nguyên nhân của sự khác biệt này: VW có mô-men xoắn cực đại là 552Nm và có khả năng kéo tới hơn 3493 kg - gấp hơn 2 lần so với khả năng của Lexus!
Tất nhiên ở cuộc chạy thử này chiếc xe không được chất đầy tải, nhưng đây sẽ là thông tin bổ ích cho những ai muốn tậu một chiếc SUV với đầy đủ công năng của nó (kéo theo một sơ-mi moóc hay một chiếc thuyền chẳng hạn…).

Chỉ số thứ ba chính là phạm vi hoạt động. Với dung tích bình chứa chỉ có 72,7 lít, rõ ràng chiến lược dự trữ nhiên liệu của RX 450h hạn chế hơn nhiều so với khả năng của 3 chiếc SUV Diesel. Theo số liệu chính thức từ cơ quan bảo vệ môi trường Mỹ EPA, về lý thuyết chiếc VW Touareg có tầm hoạt động 11062 km với bình chứa 99 lít. Con số thực tế khi đi trên đường thường thấp hơn thế, nhưng nhiều tính toán cho thấy VW vẫn có thể đi xa hơn chiếc Lexus 160km khi cả 2 cùng đổ đầy nhiên liệu
Kết quả cuối cùng
Vào thời điểm phải ra quyết định, có vẻ như 2 chiếc Mercedes-Benz và BMW bộc lộ nhiều yếu thế và bị loại. Cho dù X5 xDrive cũng có tính năng tiết kiệm nhiên liệu cao và khả năng điều khiển ấn tượng nhưng nó cũng thể hiện rõ nhiều sự thiếu hài hòa.

Chẳng hạn như lốp Michelin quá mềm khi chạy trên đường phố và không phù hợp khi chạy việt dã, hệ thống dò đường 4 bánh chủ động của BMW hoạt động cũng không ổn định và kém hiệu quả hơn những chiếc còn lại. Một chiếc SUV hạng sang giá $65.000 xứng đáng được có nhiều tính năng hơn thế, nhất là các phẩm chất cho off-road.
Chiếc Mercedes-Benz ML320 BlueTEC vận hành cũng giống như đối thủ BMW, có tạo được cảm giác chắc chắn nhưng không có đặc tính nào nổi trội, mặc dù cũng có bộ giảm chấn có thể điều chỉnh và hệ thống treo khí nén.

Câu hỏi được đặt ra vào lúc này là bạn định sử dụng chiếc SUV của mình vào dịp nào? Nếu bạn dùng nó đơn thuần chỉ là để tham gia giao thông, đi làm hàng ngày rồi cuối tuần đi lang thang đâu đó ở ngoại thành thì có vẻ như Lexus RX 450h là sự lựa chọn lý tưởng.
Mặc dù nó không thể cạnh tranh về khả năng kéo, khả năng việt dã cũng như đường trường nhưng những tính năng khác đều rất ấn tượng. Thực ra đây là một chiếc xe đầy ắp công nghệ, xứng đáng với giá tiền, chỉ hơi thiếu một chút “chất SUV” mà thôi.




Có một quan niệm phổ biến là, cho dù hạng tiêu chuẩn hay hạng sang, Hybrid hay Diesel, thì một chiếc SUV đúng nghĩa phải có đầy đủ tính năng thể thao và tiện nghi. Đó chính là lý do vì sao VW Touareg là người chiến thắng trong cuộc đua tài tứ hùng này.
Khả năng vận hành mượt mà trên đường đô thị và sự mạnh mẽ, chắc chắn khi off-road với dàn động cơ Diesel tiên tiến tiết kiệm nhiên liệu, đây xứng đáng là lựa chọn lý tưởng cho những off-roader thực thụ. Đơn giản là TDI luôn nhận được ít lời phàn nàn nhất. Và nó thực sự là một chiếc xe dành cho cả bồn mùa trong năm. (theo Motortrend)
Chủ đề tương tự
Người đăng:
help
Ngày đăng:
Người đăng:
Ha Sonata
Ngày đăng:
Người đăng:
babydriver
Ngày đăng: