Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng B2
24/6/10
246
37
28
42
Sai Gon
johnnymedia.net
Hà Tiên, mảnh đất đầu ngọn gió</h2> Nếu có dịp hành hương về vía Bà, tham quan vùng Bảy Núi, đi chợ biên giới ở Châu Đốc, An Giang, bạn hãy thử một lần theo kênh Vĩnh Tế xuôi về Hà Tiên, mảnh đất “đầu ngọn gió” để hiểu và yêu thêm vùng đất cực nam của tổ quốc. Bạn Nguyễn Vy viết.
Chúng tôi xuôi dòng Vĩnh Tế trùng thời điểm vụ gặt lúa hè thu cuối tháng 7. Dọc dòng kênh Vĩnh Tế hiện lên một bức tranh đồng quê đầy màu sắc với những chiếc ghe thuyền tấp nập chở đầy lúa ngược xuôi và những cánh đồng lúa vàng trải dài tới tận biên giới. Trong đoàn có ai đó “tức cảnh sinh tình” ngâm câu ca dao:
"Kênh Vĩnh Tế, biển Hà Tiên
Ghe thuyền xuôi ngược bán buôn dập dìu".
Mải ngắm kênh Vĩnh Tế, đoạn đường từ Châu Đốc đến Hà Tiên như ngắn hơn. Nhà thơ Đông Hồ đã dành cho quê hương Hà Tiên những lời văn thật bóng bẩy:
“Có một ít hang sâu động hiểm của Lạng Sơn. Có một ít ngọn đá chơi vơi giữa biển của Hạ Long, có một ít núi vôi của Ninh Bình, một ít thạch thất sơn môn của Hương Tích. Có một ít Tây Hồ, một ít Hương Giang. Một ít chùa chiền của Bắc Ninh, lăng tẩm của Thuận Hoá. Có một ít Đồ Sơn, Cửa Tùng, có một ít Nha Trang, Long Hải. Ở đây không có một cảnh nào to lớn đầy đủ; ở đây chỉ nhỏ nhắn xinh xinh mà cảnh nào cũng có.Phân tích được điều đó rồi mới biết vì sao, ai đến thăm Hà Tiên, thoạt nhìn, không thấy có cảnh nào đặc sắc, mà sao lòng cứ như lưu luyến dễ say lòng”.


6.jpg

Bức tranh quê hương. Ảnh: Nguyễn Vy.


Điểm đến đầu tiên của chuyến hành hương về miền đất Hà Tiên là chùa Sắc Tứ Tam Bảo. Đây là ngôi chùa do Khai trấn Cửu Lộc Hầu Mạc Cửu cho xây dựng để mẹ ngài tu hành. Chùa Tam Bảo từng được ca ngợi qua bài vịnh Tiêu tự thần chung của Mạc Thiên Tích. Ngày nay, chùa tuy không còn giữ được lối kiến trúc ban đầu, nhưng vẫn mang dáng vẻ thanh u, tĩnh mịch của chốn tu hành.
Đã đến Hà Tiên không thể nào không ghé thăm từ đường của dòng họ Mạc. Nằm trên đường Mạc Cửu dưới chân núi Bình San, khu di tích lăng Mạc Cửu thờ dòng họ Mạc mà khởi đầu là Mạc Cửu, người đã có công khai phá mảnh đất Hà Tiên hơn 300 năm trước. Con đường dẫn vào khu di tích có hai hồ chứa nước ngọt có cách đây trên 200 năm. Xưa, hồ là nguồn nước dự trữ cho sinh hoạt của người dân Hà Tiên trong mùa khô hạn, nay hồ trồng đầy sen. Bên trong cổng là một khoảng sân rộng, tạo cho không gian lăng mộ lúc nào cũng yên tĩnh và trầm mặc. Từ đây, phóng tầm mắt ra xa là mặt hồ đầy sen. Khung cảnh thật yên bình, tĩnh lặng. Đối diện cổng là đền thờ Mạc Cửu, cột vuông, có hoành phi và liễn đối...


5.jpg

Hòn Phụ Tử. Ảnh: Nguyễn Vy.


Hà Tiên còn có Thạch Động (còn gọi là Vân Sơn). Chẳng biết tự bao giờ mà người dân Hà Tiên tự hào: Thạch Động chính là nơi khởi nguồn của câu chuyện cổ tích Thạch Sanh chém chằn trong ký ức tuổi thơ. Bước lên những bậc đá rêu phong đã nhuốm màu thời gian vào trong động, du khách gặp một ngôi chùa nằm trong lòng núi, bên trong có nhiều tượng Phật lớn nhỏ. Trong hang, lồng lộng gió mát lạnh. Thạch Động còn có những thạch nhũ hình thù lạ mắt như con chằn, một phụ nữ tóc dài mà dân gian quen gọi là Phật Bà Quan Âm... Ra phía sau động, du khách sẽ choáng ngợp với cảnh vách đá cheo leo và toàn cảnh thôn Vân, xa xa là mũi Nai. Từ đây, đi bộ thêm vài bước chân là tới cửa khẩu Xà Xía, bên kia là đất nước Chùa Tháp.
Dọc theo biển, xuôi về hướng nam, du khách sẽ đến một cụm thắng cảnh nổi tiếng của Hà Tiên là Hòn Chông. Điểm nhấn ở Hòn Chông là hòn Phụ Tử ngày đêm sóng vỗ với những huyền thoại thắm đượm tính nhân văn của người dân Việt: hai cha con đã tiêu diệt thủy quái; người cha cứ mỗi chiều dẫn đứa con bé bỏng ra trước biển ngóng về miền quê xa với nỗi nhớ khôn nguôi... Ngày này, do sự khắc nghiệt của tạo hóa, hòn “cha” đã biến mất trong làn nước biển, chỉ còn lại hòn “con”. Người dân lại có dịp tưởng tượng thêu dệt nên huyền thoại về người con chờ cha đi biển mãi không về nên hóa đá...
Theo truyền thuyết, Hà Tiên đã là nơi hội tụ của các nàng tiên. Thực tế, Hà Tiên còn là vùng du lịch sinh thái biển "đệ nhất miền Tây" vì nó đã hội đủ 3 điều kiện: sinh thái tự nhiên, nền kinh tế đặc thù và tính nhân văn đa dạng. Trải qua bao thăng trầm của lịch sự, Hà Tiên vẫn nằm đó, lặng lẽ và trầm kính.
“Dù cho đi khắp trăm miền
Vẫn thương vẫn nhớ Hà Tiên ruột rà”.
Nếu có thời gian, hãy dành một buổi chiều, ở biển Hòn Chông, ngồi trên những tảng đá với hình thù kỳ dị, ngâm chân mình trong sóng biển. Nhìn những đợt sóng biển, cuốn vào chân rồi tan ra bất tận, ta thấy lòng mình bình yên lạ...
 
Hạng B2
24/6/10
246
37
28
42
Sai Gon
johnnymedia.net
Sông nước miền Tây</h2> Mỗi con người đều có một trái tim, mỗi quê hương có điều để ta ghi hoài niệm. Tôi ghi lại vùng đất Bến Tre, nơi êm đềm trong bao câu hát, nơi ấm lòng người mỗi lúc đi xa và nơi nuôi tâm hồn người qua bao thế hệ.
Sông nước Cửu Long có một sức hút làm mê đắm lòng người mà không một nơi nào khác có được, khác hẳn những vùng quê trên đất nước Việt Nam. Về thăm quê hương Đồng Khởi, bạn sẽ được đi thuyền trên sông nước miền Tây, ngắm nhìn dòng nước mang những hạt phù sa màu mỡ vun đắp cho đời từ ngàn năm qua.


2.jpg

Bến Tre bạt ngàn dừa. Ảnh: Hoàng Nam.

Tôi bước đi trên con đường lất phất mưa bay, buổi chiều hôm đó cuộc sống nơi đây dường như thay áo. Nếu hai năm về trước, mỗi lần ghé thăm Bến Tre, sẽ không thấy những chiếc xe tải trọng lớn. Nhưng từ ngày cầu Rạch Miễu chính thức bắc qua dòng sông Tiền hiền hòa, thơ mộng, chiếc phà ngày xưa đã oằn mình đưa từng đoàn lữ khách sang sông giờ đây chìm đi trong dĩ vãng. Nhưng tất cả sẽ không quên không khí ngày nào mỗi lần về thăm mảnh đất này.
Nếu thả hồn theo sông nước mênh mông, cảnh vật đôi bờ hiện lên như một bức tranh thủy mặc tinh khiết mà đượm tình. Những cảnh sắc như vậy không thể có ở bất cứ đất nước nào khác mà đó là non nước Việt Nam ta.
“Ai đứng như bóng dừa
Tóc dài bay trong gió
Có phải người còn đó
Là con gái của Bến Tre…”.
Hình ảnh về người con gái Bến Tre, đẹp dịu dàng và say lòng bao du khách. Tính cách bình dị và chất phác đã làm nên những dáng hình quê hương. Đặc biệt, Bến Tre mệnh danh là xứ sở những cây dừa và những làng nghề truyền thống. Hãy một lần ăn thử bánh tráng Mỹ Lồng hay bánh phồng Sơn Đốc, sẽ thấy chúng vì sao lại trở nên nổi tiếng như vậy. Và bạn đừng quên “tậu” vài phần bánh và kẹo dừa về làm quà cho gia đình và người thân nhé.


1.jpg

Những chùm trái ngọt. Ảnh: Hoàng Nam.

Một lần đến với Cái Mơn, vùng đất lành cho ngàn hoa, cây trái tốt tươi và mang đến cho đời hương thơm, vị ngọt. Hãy dạo một vòng quanh các vườn cây trái để tận hưởng cảm giác “đi vườn” là như thế nào. Bạn sẽ có trải nghiệm đáng nhớ và thú vị về mảnh đất trù phú này.
Sông nước mênh mông, bao đời chở nặng phù sa và đã nuôi lòng người dân nơi đây qua bao thế hệ. Bến Tre gắn liền với hình ảnh những cây dừa, cây dừa đã đi vào thơ ca và qua bao tháng năm dài của quá khứ. Nó im lìm đứng đó qua gió bụi của thời gian nhưng khiến bao du khách bồi hồi về quê hương Đồng Khởi anh hùng.
 
Hạng B2
24/6/10
246
37
28
42
Sai Gon
johnnymedia.net
Những bãi biển nổi tiếng miền Tây Nam Bộ</h2> Nước đục, cát đen là lý do khiến những bãi biển của vùng đất Cửu Long ít được khách du lich biết đến. Dù vậy, chúng vẫn mang trong mình nét duyên riêng của "người miệt vườn".

Biển Tân Thành (Tiền Giang)

Biển Tân Thành dài hơn 7 km, nằm gần cửa sông nên nước khá đục. khách du lich hầu hết đến từ các tỉnh lân cận, còn những người ở xa đến với mục đích duy nhất là trải nghiệm, so sánh sự khác biệt của biển miền Tây với các miền khác.

Tận hưởng không khí mát lành của biển, thư giãn trong không gian yên tĩnh, tìm hiểu tập quán sinh hoạt của ngư dân, thưởng thức những món đặc sản như ốc móng tay, ốc hương, nghêu… là lựa chọn hàng đầu của khách du lịch. Ngoài ra, từ tháng 3 đến tháng 9 âm lịch, khách du lich còn thích thú với việc tự tay xúc nghêu trên bãi biển chế biến món ăn hay tham gia bắt ốc hương ở gần cồn vào bao đêm.

t598104.jpg

Biển Tân Thành ở thị xã Gò Công, tỉnh Tiền Giang.​
Biển Mũi Nai (Hà Tiên)

Mang đậm đặc trưng của biển miền Tây Nam Bộ, Mũi Nai được nhiều khách du lich trong và ngoài nước biết đến. Địa danh trở thành điểm du lịch xuất phát từ nhiều nguyên nhân như từng được các vua chúa công nhận, gắn liền với một truyền thuyết về chú nai thần đi lạc trên biển và gần đây là nhờ sự đầu tư, phát triển của các dịch vụ đi kèm như cáp treo, trượt máng lên đỉnh Tà Pang. Từ đỉnh núi, phóng tầm mắt ra xa, khách du lich sẽ chiêm ngưỡng trọn vẹn vẻ đẹp của biển Mũi Nai, rừng Tà Pang, những hòn đảo xa xa trên biển hay ngọn hải đăng trầm mặc.

Ngoài tắm biển, việc tận dụng chất khoáng có trong bùn còn giúp da của khách du lich trở nên mịn màng hơn. Thưởng thức hải sản tươi ngon, trái cây theo mùa với giá trẻ là một trong những điểm thu hút bước chân của người lữ hành.

t598109.jpg
Ba Động (Trà Vinh)

Tên của bãi biển Ba Động được xuất phát từ những triền cát trắng. Trong quá trình hình thành, một động cát lớn, hai động cát nhỏ dài 50 km, trải rộng trên 3 xã Trường Long Hòa, Vân Thành và Đông Hải, đã phát triển và định hình. Ngoài ra, Ba Động khác các bãi biển của vùng đất Cửu Long ở những đợt sóng dồn dập. Nơi đây được ví như biển miền Trung với không khí đậm mùi biển, khác hẳn mùi lúa non và hương thơm trái cây trên đường đi.

Đến Ba Động, ngoài tắm biển, khách du lich còn được thưởng thức những đặc sản như món mắm còng cuốn thịt, vọp, đuông chà là… Đặc biệt là chù ụ, hải sản cùng họ với cua, còng nhưng hình dáng ù lì, chậm chạp hơn, chế biến được nhiều món như nướng, hấp bia, rang me…

Nhiều khách du lich khẳng định, nếu chưa thưởng thức chù ụ xem như chưa đến Ba Động.

Bãi biển Ba Động thuộc xã Trường Hoà, huyện Duyên Hải, tỉnh Trà Vinh.

t598128.jpg

Biển Nam Phố (Kiên Giang)

Ở Nam Phố có hai bãi tắm là Hòn Heo và Bãi Ớt. Tuy ở cùng một địa điểm nhưng mỗi bãi sở hữu một đặc điểm khác nhau. Bãi Ớt bao la với cát vàng mịn, mặt nước trong xanh. Còn Hòn Heo nằm lọt trong làng chài ven biển cùng tên.

Ngoài tắm biển, thưởng thức hải sản, khách du lich sẽ được chiêm ngưỡng trọn vẻ đẹp của dãy núi Bãi Ớt nhô hẳn ra biển, tạo thành bức bình phong khổng lồ. Vào những ngày biển động, khách du lich vẫn có thể tắm biển an toàn hay tàu bè có thể chọn làm điểm tránh bão.

Biển Nam Phố thuộc xã Dương Hoà, huyện Kiên Lương, tỉnh Kiên Giang.

Biển Khai Long (Cà Mau)


Nếu biển Ba Động sở hữu những động cát trắng xoá, các đợt sóng nhẹ thì nước biển trong xanh của bãi biển Khai Long sẽ khiến khách du lich ồ lên thích thú. Đặc biệt, cả khu biển bao la, trong xanh, tuyệt diệu lại nằm gọn trong hệ sinh thái rừng ngập mặn.

t598120.jpg
Đứng trên bờ biển vào những ngày nắng đẹp, khách du lich sẽ chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những vân cát với nhiều hình dáng kỳ lạ, xa xa là đảo Hòn Khoai bị sóng biển đánh mòn khuyết dưới chân, tạo thành hình dáng kỳ vĩ, lạ lùng. Khi mặt trời lặn, cả vùng biển rực sáng.

Ngoài tắm biển, khách du lich tới đây thường thích thả người trên bờ cát vừa nhâm nhi món vọp luộc đậm mùi gừng, cắn chiếc càng cua mọng thịt vừa nghe sóng vỗ, thoang thoảng trong gió hương trái cây thơm ngọt.

Còn những khách du lich thích cảm giác mạnh lại chọn thám hiểm rừng ngập mặn. Việc luồn lách qua những lau sậy, vừa tìm cách thoát khỏi những cành đước khẳng khiu vừa như muốn chạm nhẹ, mang lại cho họ những trải nghiệm hiếm có trong một chuyến du lịch biển.

Biển Khai Long ấp Khai Long, xã Đất Mũi, huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau.
 
Hạng B2
24/6/10
246
37
28
42
Sai Gon
johnnymedia.net
Đi giữa hương rừng U Minh</h2>
Như một quy luật sống mãnh liệt, trải qua mùa nắng nóng vắt kiệt, cây rừng U Minh lại bắt đầu trở mình vươn dài xanh tốt sau những cơn mưa; cũng như tình người nơi đây luôn có sức hút kỳ lạ với những ai đã từng đến, từng có những ngày sống mê mải với thiên nhiên hoang dã, với mùi bông tràm bát ngát đưa hương...


1%2818%29.jpg


Mùa bông tràm
2%2813%29.jpg


Nét dân dã giữa rừng
untitled%2812%29.bmp


Sinh hoạt đời thường của người dân xứ rừng
Gió rừng U Minh buổi sáng trong lành, buổi chiều mát mẻ, quyện với mùi thơm mạ non, hương tràm ngào ngạt, làm mê đắm lòng du khách. Mênh mang đi giữa cảnh quan rừng độc đáo cũng để hiểu hơn nét văn hóa của người dân nơi đây ngay từ thời khai hoang mở cõi, đã tạo nên bản sắc đặc trưng của đất và người Cà Mau.
Khó có thể lý giải vì sao rất nhiều du khách đến với Cà Mau đều chọn U Minh làm điểm đến. Họ thích thú khi được bơi xuồng dưới dòng nước nâu đỏ len lỏi vào rừng với ríu rít tiếng chim và hít thật sâu mùi hương bông tràm thơm ngọt. Hay có thể dừng chân nghỉ ngơi dưới tán tràm, thưởng thức các món ngon được chế biến từ đặc sản của xứ rừng: lươn, rắn, rùa, cá lóc, cá trê, cá rô... bên ly rượu mật ong, rượu mỏ quạ cay mà thơm nồng. Nếu vị khách nào có “máu” nghệ sĩ, ngẫu hứng cất lên vài câu vọng cổ, giữa không gian bao la, thoáng đãng để cảm thấy yêu đời, yêu thiên nhiên, rũ bỏ những ưu tư, muộn phiền...
untitled%2813%29.bmp


Làm duyên với rừng
untitled%2814%29.bmp


Cây trái xanh tốt trên các lâm phần rừng tràm
untitled%2815%29.bmp
Vườn quốc gia U Minh Hạ thu hút ngày càng nhiều du khách đến thưởng ngoạn
Xuôi về miệt U Minh, để hiểu thêm cuộc sống lao động của người dân trên “rừng vàng” Cà Mau, thông qua cảnh sinh hoạt đời thường: khai thác rừng, vận chuyển tràm, đặt trúm, gác kèo ong, hầm than... Nhiều hộ dân còn chọn đất rừng trồng cây ăn trái, phát triển kinh tế. Và công việc được xem là mạo hiểm đó đã đem lại cuộc sống khấm khá cho nhiều hộ gia đình. Đến đây, nếu có cơ hội gặp những cụ già phong ngạn, hay các vị “lão làng”, du khách sẽ được nghe những câu chuyện huyền thoại về nghề rừng, về chiến trường xưa...
Tự hào hơn đối với mỗi người dân nơi mảnh đất cuối trời này, khi Vườn quốc gia U Minh Hạ vinh dự được gánh vác “sứ mệnh” khá quan trọng, là một trong ba phân khu của Khu dự trữ sinh quyển thế giới Mũi Cà Mau (Vườn quốc gia U Minh Hạ, Vườn quốc gia Mũi Cà Mau và Tuyến rừng phòng hộ ven biển Tây). Hứa hẹn không xa, du lịch tỉnh nhà nói chung và nói riêng vùng đất U Minh sẽ cất cánh xứng tầm...
CEO - CAMAUTOURIST
 
Status
Không mở trả lời sau này.