RE: túi khí
Theo như định nghĩa của Lexus về Supplemental Restraint System dưới đây, thì hệ thống túi khí phía trước là phần bổ xung (nhưng không thay thế) cho hệ thống dây an toàn 3 điểm. Hệ thống túi khí SRS là hệ thống túi khí thụ động sẽ được bung nếu có chấn động từ phía trước vượt quá ngưỡng đã được thiết kế sẵn. Trong khi đó các hệ thống túi khí bên cạnh sẽ chỉ bung ra trong một số trường hợp quy định trước với các tác động từ 2 bên. Như vậy chúng ta thấy trong nhiều trường hợp chỉ túi khí trước bung, mà không bung túi khí hoặc rèm khí hai bên. Riêng Nissan dự định sẽ bổ xung tính năng SRS cho hệ thống túi khí bên vào một số model bình dân trong năm tới.
A passive, occupant-protection device that inflates within a fraction of a second of severe frontal impact; the frontal airbags help manage the impact energy of the driver's and front passenger's head and upper torso. It supplements, but does not replace, the three-point seatbelt system. (That's why it's called a Supplemental Restraint System.)
Còn một số hãng như Volvo rất quan tâm đến độ an toàn của khách hàng thì cung cấp thêm một số tính năng như túi khí theo 2 ngưỡng (dual-threshold), túi khí bên cạnh chống chấn thương từ 2 bên(Side Impact Air Bags), túi khí dưới dạng rèm có thể bơm phồng lên được (Inflatable Side Curtains (IC)), hoặc là sử dụng cảm biến đo trọng lượng để tính xem có bung túi khí trước ra hay không, trong trường hợp ghế bên cạnh người lái có/không người ngồi (Weight Sensor for Front Passenger Air Bag) (cái vụ sensor này có vẻ giống kiểu được cài đặt trên các taxi Mai Linh xem có khách ngồi hay không?)
Một số hãng như GMC khi thiết kế airbag cũng bổ xung hệ thống nhận dạng có người ngồi hay không để bung túi khí (Passenger Sensing System), chắc là hệ thống này và hệ thống Weight Sensor cùng sử dụng chung một thiết kế là tính toán trọng lượng người ngồi trên ghế để quyết định có bung túi khí hay không.
Theo các nghiên cứu thì khi tai nạn xảy ra, chấn thương cổ là cao nhất, kể cả khi bị các lực tác động từ 2 phía. Do đó chúng ta thường thấy các túi khí được thiết kế giúp cho giảm tối đa các chấn thương vào cổ và đầu.
90% chấn thương cổ:
Để giúp cho túi khí hoạt động tốt, các hãng cũng nghiên cứu thật kỹ hệ thống đai an toàn và kể cả kiểu ghế ngồi. Nissan đưa ra một hệ thống ghế thông minh có tên là Active Head Restraint. Hệ thống này khi phát hiện ra chấn động từ phía trước hoặc sau, ngoài việc bung túi khí trước mặt người ngồi còn chủ động đưa miếng đỡ đầu tiến lên phía trước (vì vậy nên có tên là Active Head Restraint) và đồng thời kéo sát lưng người vào ghế. Với việc chủ động như vậy sẽ làm giảm tối đa các chấn thương vào cổ khi theo quán tính chúng ta nhao về đằng trước và sau đó gặp chấn động từ đằng trước thì cổ đập mạnh về đằng sau (đánh cắc một cái... ôi xong...[8D])
Hệ thống Active Head Restraint có thể giảm lực quán tính và tặng thêm cho chúng ta được 45% cơ hội sống nữa khi có va chạm từ phía đầu-cuối.