Đặt trưng của bầy đàn là chửi tục, chửi cá nhân khi thấy mình sai tè le
Các bác bớt nóng em thấy thớt hay mà, từ một clip GT mà dẫn tới việc tranh luận mở rộng ra đến nhà nước pháp quyền…, cũng vui. Hôm nay rảnh em xin mạn phép hầu các bác như sau, có gì các bác cứ còm thoải mái:
-“ Những gì luật không cấm thì công dân được phép làm” : điều này theo em chưa được ghi cụ thể trong hiến pháp (chỉ có ghi là "được tự do kinh doanh những ngành nghề mà pháp luật không cấm"). Việc tại sao không / chưa ghi như vậy trong hiến pháp có thể do hê thống luật của ta chưa hoàn chỉnh những điều cấm chưa liệt kê hết nên nếu ghi như vậy sẽ có tình trạng công dân làm những điều mặc dù có hại cho đất nước và ngừoi khác (vô tình do nhận thức hay cố ý lách luật) nhưng không chế tài được. Vì thế cho nên có quy định rất nhiều quyền và nghĩa vụ cụ thể của công dân trong hiến pháp cũng như trong các luật và văn bản dưới luật.... đó chính là cơ sở để điều chỉnh / chế tài các hành vi của người dân mà vẫn không vi phạm các quyền của con người. Sẽ đến 1 ngày dân trí đủ cao thể hiện qua việc nhận thức về hành vi, hiểu biết về pháp luật và “quan trí” cũng đủ cao thể hiện qua sự hoàn chỉnh của hệ thống luật pháp cách thức quản lý xã hội bằng luật pháp một cách văn minh, đất nước đủ giàu để xd CSHT hiện đại và hoàn chỉnh (vật chất quyết định ý thức mà)…thì lúc đó chắc chắn sẽ có cái câu ngắn gọn súc tích trên đây trong hiến pháp vì các cở sở nêu trên là đk cần và đủ cho một nhà nước pháp quyền hoàn chỉnh đúng nghĩa. Có bác nói đó là nguyên lý cơ bản của nhà nước pháp quyền mà chúng ta đang có nhưng em lại nghe rất nhiều trên các phương tiện truyền thông một câu quen thuộc “xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền XHCN”, nội câu đó đã nói lên chúng ta đang ở đâu rồi. Tuy nhiên phải thừa nhận là luật pháp bây giờ so với trước đây càng ngày càng hoàn thiện, xã hội ngày càng cởi mở quyền của người dân ngày càng được tôn trọng hơn (vd ngày xưa làm gì có dân kiện chính quyền, lái xe khiếu nại CSGT…). Cho nên theo thiển ý của em hiện tại (nhất là khi tham gia giao thông ) thay vì “làm bất cứ việc gì mà luật không cấm” thì em chấp nhận là “không làm những điều mà luật GTĐB cấm, không làm những điều trái với đã được luật cho phép, cho nó lành và đỡ mất tiền và thời gian, thời gian cũng là tiền.
- Tuy nhiên em sẽ không đi sâu vào vấn đề quá lớn nêu trên, chỉ xoay quanh vấn đề nêu trong topic này thì em thấy nếu dùng luật GTĐB 2008 và các nghị định hướng dẫn của nó thì cũng có thể "thụ lý" được một số khúc mắc các bác đã nêu.
- Tranh luận về vượt phải: Bác A cho rằng trên đường có nhiều làn thì không có khái niệm vượt phải, luật không cấm chuyển làn liên tiếp, Bác B nói có coi là vượt phải nếu sau khi chuyển làn xong "vượt" qua xe bên trái rồi trở lại làn cũ ngay mà không chạy thêm một đoạn. Ở đây luật quy định “phải cho xe chạy trong 1 làn và chỉ được chuyển làn ở nhưng nơi được phép nhưng phải có tín hiệu báo trước và phải đảm bảo an toàn”- trích điều 13- Luật GTĐB -2008. Như vậy đã rõ 2 ý kiến trên đều đúng, có nghĩa là các bác được chuyển làn nếu đó là nơi cho phép (vạch nét đứt) nhưng phải vượt qua đủ xa cái xe mà bác vừa vượt để đảm bảo an toàn cho cả hai. Ngoài ra khi vượt như vậy phải tuân thủ quy định về tốc độ và khoản cách an toàn giữa các xe – TT 13/2009 TT - BGTVT. Chuyển làn liên tiếp mà khoảng cách quá ngắn trong khi đường đi không bị cản trở gì thì có thể coi là hành vi đánh võng trên đường- là hành vi bị cấm và có chế tài phạt- điều 5 khoản 7 nghị định 171. Như vậy các điều trên đây đều có luật để phạt hết, không cần tranh cãi thêm về vụ luật cấm hay không cấm nữa.
- Bác C nói “cứ chạy làn bên trái mãi không cho vượt khi có người xin vượt là không phải v / đ về luật mà là văn hóa giao thông”, bác D nói hai làn cùng tốc độ cứ viêc chạy tùy thích làn nào cũng được. Thực ra luật quy định “ Khi có xe xin vượt, nếu đủ điều kiện an toàn, người điều khiển phương tiện phía trước phải giảm tốc độ, đi sát về bên phải của phần đường xe chạy cho đến khi xe sau đã vượt qua, không được gây trở ngại đối với xe xin vượt.” và “phương tiện di chyển chậm hơn đi về bên trái”– trích điều 14- Luật GTĐB . Như vậy nếu thấy an toàn và có xe xin vượt thì phải cho nhường đường cho họ vượt, nếu bác không thích đi nhanh và bị làm phiền thì nên đi về làn bên trái cho nó yên thân. Giữa luật và văn hóa GT đôi khi rất gần gũi, khi luật đã nhuần nhuyễn sẽ tự động trở thành văn hóa GT thôi. Tất nhiên nếu 2 hay vài làn đều quy định tốc độ như nhau (kiểu đường cao tốc) thì ai muốn đi làn nào cứ thế mà đi miễn là tuân thủ đầy đủ quy định về sử dụng làn đường, tốc độ khoảng cách giữa các xe… là được. Bác nào nhất quyết cứ bắt xe trước nhường đường trong TH này là do thói quen đi đường phố có quy định tốc độ khác nhau giữa các làn, bên trái nhanh bên phải chậm hơn thôi. Em đã chạy trên các cao tốc liên bang ở nước ngoài, có 3-5 làn ngoài cho phép chạy 120km/h, 1-2 làn trong cho 100- 80km/h và làn dừng khẩn cấp, thế là cứ tuy nghi mà phi cho đúng, vô tư không ai phàn nàn gì. Hiện tại cao tốc ở ta chưa phổ biến sau này (lại thời tương lai) nó nhiều lên thì mọi người sẽ quen dần thôi. Như kiểu bây giờ có ai hình dung được ngày xưa nhà thơ Xuân Quỳnh có lần đã châm biếm 1 người đi đường chuyển hướng ở ngã tư rất vắng mà vẫn xin đường, vì ở thời đó hành động đó là rất lạ lẫm người ta coi như sinh vật lạ.
- Bac E nói luật không cấm đậu xe vuông góc với đường thì có đậu được không ? Luật quy định :”Phải cho xe dừng, đỗ sát theo lề đường, hè phố phía bên phải theo chiều đi của mình;bánh xe gần nhất không được cách xa lề đường, hè phố quá 0,25 mét và không gây cản trở, nguy hiểm cho giao thông” – trích điều 19- Luật GTĐB -2008. Như vậy nếu đậu xe vuông góc với đường có thể coi là hành vi gây cản trở gây nguy hiểm cho giao thông rồi, bàn cãi gì nữa.
Tks các bác đã đọc