Phật Giáo từ Ấn Độ truyền sang phía Đông bằng 2 con đường, một đường qua TQ gọi là Đại Thừa hay Bắc Tông, một đường qua Miến Điện, Thái Lan, Lào, Campuchia gọi là Tiểu Thừa hay Nam Tông. Các chùa Khmer thuộc hệ phái Tiểu Thừa nên kiến trúc có phần khác so với chùa Việt. Nếu ko có dịp ghé thăm chùa Khmer ở miền Tây có thể đến chùa Miên ở gần cầu Trương Minh Giảng cho biết
Ngày xưa Phật Giáo vào VN qua đường TQ nên người Việt chỉ theo Đại Thừa, khoảng những năm 30, 40 thế kỷ trước một nhóm sư sãi sang Nam Vang học đạo rồi về truyền bá Tiểu Thừa ở VN, còn được gọi là Phật giáo Nguyên Thủy hay Phật giáo Nam Tông Việt Nam. Trụ sở chính của Phật giáo nguyên thủy đặt tại chùa Kỳ Viên nằm tại góc Nguyễn Đình Chiểu - Bàn Cờ quận 3. Một số chùa Nguyên Thủy ở SG khác như chùa Bửu Quang ở Quốc lộ 1, Thủ Đức, chùa Giác Quang trên đường Lương Văn Can quận 8. Cùng Tiểu thừa nhưng kiến trúc chùa Việt vẫn khác chùa Miên.
Xuất phát từ Phật Giáo Tiểu Thừa còn có phái Khất Sĩ. Tổ sư là ngài Minh Đăng Quang cũng học đạo bên Campuchia rồi về VN sáng lập cách đây gần 70 năm. Tịnh xá Ngọc Phương tôi nói ở trên cũng thuộc hệ phái này.
Chân Lạp là quốc gia thời tiền trung cổ, sau chia thành Lục Chân Lạp nằm ở khoảng Nam Lào, Campuchia hiện nay, Thủy Chân Lạp ở đồng bằng sông Cửu Long ở VN. Kế tục nó là vương quốc Khmer. Thời VN vừa thoát khỏi Bắc thuộc là thời thịnh trị của 2 vương quốc Khmer và Chiêm Thành. Hai nước này đánh nhau suốt mấy trăm năm rốt cuộc đều kiệt quệ. Tộc Việt nhân đó đã Nam tiến mở rộng bờ cõi như hiện nay