Theo
số liệu của Liên hợp quốc, ngày 20/8/2014, Việt nam là thành viên
công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ. Là thành viên của Công ước, quy tắc giao thông đường bộ của quốc gia thành viên phải tuân thủ nguyên tắc do công ước quy định.
Ngày 23/6, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã ký
Quyết định số 2365/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - tín hiệu đường.
Đây là bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình hội nhập của GTĐB VN. Các Oser nên quan tâm và thảo luận các vấn đề có liên quan.
Nội dung Công ước đường bộ Viên 1968 có một số nội dung khá trừu tượng vì nó phải diễn đạt phù hợp với các quốc gia có quy tắc lưu thông bên phải, cũng như bên trái.
Bổ sung hoặc chỉnh sửa, hoàn thiện quy tắc giao thông việt nam cho phù hợp là điều cần thiết
Và tôi mong rằng, các thành viên Otosaigon sẽ tích cực tham gia góp ý và trao đổi quan điểm. Oser nào có điều kiện, xin vui lòng chuyển giúp những ý kiến tích cực đến cơ quan chức năng.
Tôi có ý kiến “mở màn”:
Quy tắc ứng xử GTĐB
cần bổ sung ngay định nghĩa “thế nào là nhường đường”?
theo luật GTĐB quốc tế- Công ước Viên, chương 1, mục (aa):
(aa) The requirement that a driver shall "give way" to other vehicles means
that he must not continue or resume his advance or manoeuvre if by so doing he
might compel the drivers of other vehicles to change the direction or speed of
their vehicle abruptly.
Nhường đường nghĩa là không được phép bắt đầu hoặc có hành động đi tiếp nếu vì vậy, xe trên hướng ưu tiên phải bất ngờ giảm tốc độ hoặc chuyển hướng (tránh).
Lâu nay, ở VN tồn tại những quan niệm, suy diễn không phù hợp, thậm chí loại trừ nguyên tắc trên. Thậm chí, còn xuất hiện trong giáo trình đào tạo, ôn thi lấy bằng lái xe, ví dụ:
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có
hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau:
„Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
-
Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm, trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ. Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đáng tiếc là quan niệm trên đã phổ biến trong bộ phận không nhỏ những người đã có bằng lái xe cơ giới, đã và vẫn đang được phổ biến trong các tài liệu đào tạo lái xe hiện nay. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng một số người có trách nhiệm phân xử „đúng sai“ trong xử lý tai nạn giao thông cũng quan niệm như vậy.
Trong giới lái xe cơ giới và một số tài liệu, rất phổ biến câu „nhất chớm nhì ưu.....“ thể hiện quan niệm trên đã phổ biến như thế nào trong xã hội.
Qua trải nghiệm thực tế giao thông ở trong và ngoài nước, tôi cho rằng đây là lý do vì sao giao thông ở nước ngoài trật tự và ít tai nạn hơn ở Việt nam.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, tôi đề nghị BGTVT xem xét lại tính đúng đắn và hợp pháp của quan niệm trên. Nếu nó sai, cần chỉnh sửa lại các văn bản giáo trình và làm rõ trong cộng đồng lái xe cơ giới về cách ứng xử đúng và an toàn.
Hoàn thiện quy tắc ứng xử giao thông là giải pháp hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất- (và không có rào cản về đụng chạm quyền lợi!!)