Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
62
Nếu bác chủ cho là đúng thì viết 1 bức thư (hoặc mail) gửi cho bác #, bác ấy rất chú ý đến các vấn đề trong ngành. Chứ đưa lên ở đây ai đọc, ai biết?!
Giá như em biết địa chỉ để gửi thư cho bác ấy thì em đâu có e ngại gì mà không gửi. Bác có biết không nhỉ? Em cũng đã gửi một vài ý kiến vào mail của TCĐB va 2trang tin điện tử BDTVT nhưng không hề thấy hồi âm.
 
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
62
"..Em thấy đã vào ngã tư thì có quyền ưu tiên hơn là hợp lý mà"
Em trả lời chung cho bác nào vẫn còn lưu luyến với quan điểm này:
"Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn."
Nếu đã lỡ vào GL thì cũng phải nhường. Hiểu cách khác, không được tước đoạt quyền ưu tiên của xe khác!!! Quyền ưu tiên là tuyệt đối, không được tùy tiện biện hộ cho hành động đó. Nếu như nói quyền ưu tiên là "tài sản" của người khác, chắc là không ai biện hộ để thò tay "lấy" nó vì sợ mang tiến trộm cắp. "cái của người ta , để đấy cho người ta" là nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp và giao thông cũng vậy ở NN. Nó là tiền đề cho xã hội và giao thông trật tự và ít tai nạn hơn.
 
Chỉnh sửa cuối:
Hạng D
10/9/08
2.910
6.522
113
"..Em thấy đã vào ngã tư thì có quyền ưu tiên hơn là hợp lý mà"
Em trả lời chung cho bác nào vẫn còn lưu luyến với quan điểm này:
"Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn."
Nếu đã lỡ vào GL thì cũng phải nhường. Hiểu cách khác, không được tước đoạt quyền ưu tiên của xe khác!!! Quyền ưu tiên là tuyệt đối, không được tùy tiện biện hộ cho hành động đó. Nếu như nói quyền ưu tiên là "tài sản" của người khác, chắc là không ai biện hộ để thò tay "lấy" nó vì sợ mang tiến trộm cắp. "cái của người ta , để đấy cho người ta" là nguyên tắc cơ bản trong giao tiếp và giao thông cũng vậy ở NN. Nó là tiền đề cho xã hội và giao thông trật tự và ít tai nạn hơn.
Em vẫn thấy nó đúng.
Giữa 1 xe đã vào giao lộ và 1 xe ở ngoài thì xe ở ngoài không thể nhảy vào tranh chấp với xe trong được.
Còn khi cả 2 xe đều ở ngoài thì sẽ có các quy định khác để xác định xe nào được ưu tiên hơn.
 
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
62
Em vẫn thấy nó đúng.
Giữa 1 xe đã vào giao lộ và 1 xe ở ngoài thì xe ở ngoài không thể nhảy vào tranh chấp với xe trong được.
Còn khi cả 2 xe đều ở ngoài thì sẽ có các quy định khác để xác định xe nào được ưu tiên hơn.
Vấn đề ở chổ là xe trên hướng không ưu tiên phải tiên lượng trước khi vào GL làm sao để không cản trở quyền ưu tiên của xe khác.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Theo luật, khi đến nơi giao nhau mọi PT đều phải giảm tốc độ, PT nào ko giảm tốc độ khi đến giao lộ PT đó vi phạm.
Nếu đi đúng luật, giảm tốc độ khi đến nơi giao nhau và dừng lại trước vạch dừng có bảng Stop, khi đó phải nhường cho PT nào vào nơi giao nhau trước (tức là đã qua vạch dừng)
Các bác xem clip này.
 
  • Like
Reactions: xehoingaodu
Hạng D
30/7/11
1.302
240
83
62
Theo luật, khi đến nơi giao nhau mọi PT đều phải giảm tốc độ, PT nào ko giảm tốc độ khi đến giao lộ PT đó vi phạm.
Nếu đi đúng luật, giảm tốc độ khi đến nơi giao nhau và dừng lại trước vạch dừng có bảng Stop, khi đó phải nhường cho PT nào vào nơi giao nhau trước (tức là đã qua vạch dừng)
Các bác xem clip này.
Theo số liệu đến 2007, USA không phải là thành viên công ước Viên cho nên đưa ví dụ của họ vào đây là không nên. USA có quy tắc GT của từng bang có thể hơi khác nhau. Em đến LA rồi và thấy có cái khác châu Âu là có những ngã tư, tất cả các hướng đều cắm biển STOP. Nên tập trung vào CƯ Viên thì hơn.
 
Hạng F
23/3/12
9.236
19.442
113
TP. HCM
Chừng nào VN tham gia sẽ xây dựng lại luật phù hợp theo CƯ bác ạ, giờ thì cứ theo luật 2008.
 
Hạng C
30/7/12
548
501
93
Theo số liệu của Liên hợp quốc, ngày 20/8/2014, Việt nam là thành viên công ước Viên 1968 về giao thông đường bộ. Là thành viên của Công ước, quy tắc giao thông đường bộ của quốc gia thành viên phải tuân thủ nguyên tắc do công ước quy định.
Ngày 23/6, Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường đã ký Quyết định số 2365/QĐ-BGTVT ban hành Kế hoạch thực hiện Công ước quốc tế 1968 về Giao thông đường bộ và Công ước về Biển báo - tín hiệu đường.
Đây là bước chuyển đổi quan trọng trong quá trình hội nhập của GTĐB VN. Các Oser nên quan tâm và thảo luận các vấn đề có liên quan.
Nội dung Công ước đường bộ Viên 1968 có một số nội dung khá trừu tượng vì nó phải diễn đạt phù hợp với các quốc gia có quy tắc lưu thông bên phải, cũng như bên trái.
Bổ sung hoặc chỉnh sửa, hoàn thiện quy tắc giao thông việt nam cho phù hợp là điều cần thiết
Và tôi mong rằng, các thành viên Otosaigon sẽ tích cực tham gia góp ý và trao đổi quan điểm. Oser nào có điều kiện, xin vui lòng chuyển giúp những ý kiến tích cực đến cơ quan chức năng.

Tôi có ý kiến “mở màn”:
Quy tắc ứng xử GTĐB cần bổ sung ngay định nghĩa “thế nào là nhường đường”?
theo luật GTĐB quốc tế- Công ước Viên, chương 1, mục (aa):
(aa) The requirement that a driver shall "give way" to other vehicles means
that he must not continue or resume his advance or manoeuvre if by so doing he
might compel the drivers of other vehicles to change the direction or speed of
their vehicle abruptly.
Nhường đường nghĩa là không được phép bắt đầu hoặc có hành động đi tiếp nếu vì vậy, xe trên hướng ưu tiên phải bất ngờ giảm tốc độ hoặc chuyển hướng (tránh).

Lâu nay, ở VN tồn tại những quan niệm, suy diễn không phù hợp, thậm chí loại trừ nguyên tắc trên. Thậm chí, còn xuất hiện trong giáo trình đào tạo, ôn thi lấy bằng lái xe, ví dụ:
Trên trang tin của Tổng cục đường bộ, có hướng dẫn các học viên thi lấy bằng lái xe như sau:
„Để trả lời các câu hỏi về sa hình, bạn nhớ các nguyên tắc về ưu tiên sau:
- Xe nào đã vào ngã tư thì xe đó có quyền ưu tiên đi trước cao nhất....“
Đây là quan niệm sai lầm, trong luật GTĐB, phần quy tắc ứng xữ không hề có. Quan niệm này là sự vô hiệu hóa quy tắc „nhường đường trong giao lộ“- Điều 24.Nhường đường tại nơi đường giao nhau, chương II, Luật giao thông đường bộ. Chấp nhận quan niệm trên có nghĩa là xe đến giao lộ trước sẽ chiếm đoạt quyền ưu tiên và loại trừ quyền ưu tiên của các xe khác theo luật. Như vậy , về logic, quyền ưu tiên thuộc về xe đi nhanh hơn và không cón thứ tự ưu tiên theo luật nữa. Nó là cơ sở để lái xe tranh vào giao lộ trước để đi trước và đây là nguyên nhân dẫn đến tai nạn. Đáng tiếc là quan niệm trên đã phổ biến trong bộ phận không nhỏ những người đã có bằng lái xe cơ giới, đã và vẫn đang được phổ biến trong các tài liệu đào tạo lái xe hiện nay. Và cũng khó tránh khỏi tình trạng một số người có trách nhiệm phân xử „đúng sai“ trong xử lý tai nạn giao thông cũng quan niệm như vậy.
Trong giới lái xe cơ giới và một số tài liệu, rất phổ biến câu „nhất chớm nhì ưu.....“ thể hiện quan niệm trên đã phổ biến như thế nào trong xã hội.
Qua trải nghiệm thực tế giao thông ở trong và ngoài nước, tôi cho rằng đây là lý do vì sao giao thông ở nước ngoài trật tự và ít tai nạn hơn ở Việt nam.
Để giảm thiểu tai nạn giao thông, tôi đề nghị BGTVT xem xét lại tính đúng đắn và hợp pháp của quan niệm trên. Nếu nó sai, cần chỉnh sửa lại các văn bản giáo trình và làm rõ trong cộng đồng lái xe cơ giới về cách ứng xử đúng và an toàn.
Hoàn thiện quy tắc ứng xử giao thông là giải pháp hiệu quả nhất và ít tốn kém nhất- (và không có rào cản về đụng chạm quyền lợi!!)
Phân tích chuẩn