Bất cứ khi nào xuất hiện một vụ tai nạn có yếu tố rụng bánh, gãy càng, cộng đồng đều cho rằng nguyên nhân từ chất lượng xe kém. Tuy nhiên, sự thật không như chúng ta vẫn lầm tưởng.
Cụ thể trong tháng 2/2021, liên tiếp 2 trường hợp xe VinFast Lux A2.0 tại TPHCM gặp tai nạn và khiến trục trước bị gãy, bánh trước lệch hẳn ra khỏi trục. Đến tháng 3/2021, một chiếc VinFast Lux SA2.0 tiếp tục gãy bánh trước sau khi va chạm với một chiếc Kia Sedona tại Thành phố Thái Nguyên.
Từ những vụ tai nạn trên, nhiều người bắt đầu “dìm hàng” và đánh giá xe VinFast kém chất lượng, không đáng tin cậy. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy?
Trước đó, tại Việt Nam đã có rất nhiều vụ tai nạn tương tự từ những hãng xe khác. Ví dụ Honda CR-V va vào dải phân cách và rụng bánh trên đường Quang Trung, Quận Gò Vấp vào tháng 1/2019, hay Ford Explorer quẹt vào vỉa hè và gãy càng tại Hà Nội vào tháng 12/2017. Kể cả những dòng xe hạng sang như một chiếc Lexus RX hay Land Rover cũng gãy trục trước, rơi bánh khi tông vào dải phân cách trên đường.
Nếu tiếp tục mở rộng vấn đề này trên quy mô thế giới, không hiếm gặp những chiếc xe sang, xe cao cấp “rụng bánh, gãy càng” khi va chạm mạnh với vật cứng như vỉa hè hay dải phân cách. Có thể bắt gặp cả những mẫu xe đến từ Rolls-Royce hay Range Rover vướng vào tình trạng trên.
Thực tế là bánh xe không hề được siết cứng vào khung gầm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chi tiết cố định bánh xe và khung gầm chính là hệ thống treo. Và tùy cầu trước hoặc sau, hệ thống treo sẽ kết nối với khung gầm thông qua giảm chấn, lò xo, thanh dẫn hướng…. Hệ thống này được thiết kế để giúp bánh xe có thể hoạt động ổn định trong điều kiện thông thường.
Theo đó, hệ thống treo sẽ hấp thụ tác động từ mặt đường lên bánh xe theo phương thẳng đứng hoặc lắc ngang. Cấu trúc này được thiết kế bền bỉ ngay cả khi vận hành trên những địa hình phức tạp, đường off-road, hoặc cả khi chạy tốc độ cao ngay trên đường đua. Bánh xe vẫn rất khó rụng hoặc gãy nếu không xảy ra va chạm.
Mặc dù có kết cấu vững chắc, nhưng trục bánh lại không được thiết kế để chịu được lực tác động ngược hướng di chuyển. Ngoài ra, khi bánh dẫn hướng nghiêng 1 góc so với thân xe, trục bánh cũng ở mức chịu tải thấp nhất. Nếu va chạm khi này, bánh xe cũng dễ dàng bật ngược trở lại và tách rời khỏi trục bánh, đặc biệt là va chạm với các vật cứng, như khối bê tông hay hàng rào sắt. Ngoài ra, khi bị sa vào một hố sâu với lực mạnh (ví dụ lọt hố ga), các ốc giữ càng chữ A cũng có thể bị gãy và gây ra rụng bánh.
Tuy nhiên, thiết kế dễ bị rụng bánh hoặc gãy càng cũng có thể xem là một cơ cấu an toàn, giúp bảo vệ người lái và hệ thống khung gầm. Thử tưởng tượng nếu bánh xe không tách rời khi gặp va chạm, trục bánh hoặc khung gầm sẽ bị lực va chạm tác động gián tiếp, từ đó sẽ bị vặn xoắn hoặc biến dạng.
Nếu trục bánh bị gãy, ngoài khung gầm, một loạt các hư hỏng dây chuyển sẽ xảy ra. Trực tiếp ảnh hưởng có thể kể như động cơ, hộp số và một loạt các chi tiết khác… Khi đấy chi phí khắc phục sửa chữa sẽ tốn kém gấp nhiều lần. Chưa kể việc gãy trục bánh có thể tác động vào khoang lái, ảnh hưởng đến sự an toàn của hành khách bên trong cabin.
Chính vì vậy việc rụng bánh, gãy càng khi xảy ra va chạm là hết sức bình thường. Điều này không có giá trị phản ánh chất lượng hay độ hoàn thiện “kém” của xe hơi.
Trong trường hợp không thể ngăn tai nạn xảy ra, giảm tốc độ tối đa luôn là yêu cầu quan trọng nhất để giảm thiểu thiệt hại. Cố gắng đạp phanh hết mức và đánh lái khi tốc độ đã giảm xuống mức cho phép để tránh chướng ngại vật.
Ngày nay, những hệ thống an toàn hiện đại như chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử ESC, hỗ trợ phanh gấp BA, kiểm soát chống trượt và chống lật ROM… sẽ can thiệp giúp người lái vừa giảm tốc vừa có thể đánh lái dễ dàng.
Việc giảm tốc độ và đánh lái sẽ là cách chủ động, giúp người lái có thể giảm thiệt hại tối đa cho người và phương tiện. Điều kiện tiên quyết là người lái cần bình tĩnh để xử lý những tình huống có thể xảy ra.
Cuối cùng, người lái phải kiểm soát khoảng cách an toàn không chỉ với phương tiện khác, mà còn với các vật cố định trên đường như dải phân cách, trụ bê tông chia làn, hố ga mất nắp đậy, vỉa hè cao bất thường… Đây là những nguy cơ trực tiếp, có thể khiến bánh xe rụng “rời” bất đắc dĩ.
>>Xem thêm
Các bác nghĩ thế nào về việc rụng bánh, gãy càng khi va chạm xe hơi? Một chiếc xe có đáng bị chê kém nếu rơi vào trường hợp này?
Khi gãy càng, rụng bánh không hiếm gặp
Nếu tìm kiếm trên Internet với từ khóa “xe hơi gãy càng rụng bánh”, chúng ta có thể dễ dàng tìm thấy rất nhiều vụ tai nạn dẫn đến vấn đề này. Tuy nhiên câu chuyện rụng bánh, gãy càng luôn được quan tâm nhiều hơn khi đó là một chiếc xe VinFast.Cụ thể trong tháng 2/2021, liên tiếp 2 trường hợp xe VinFast Lux A2.0 tại TPHCM gặp tai nạn và khiến trục trước bị gãy, bánh trước lệch hẳn ra khỏi trục. Đến tháng 3/2021, một chiếc VinFast Lux SA2.0 tiếp tục gãy bánh trước sau khi va chạm với một chiếc Kia Sedona tại Thành phố Thái Nguyên.
Từ những vụ tai nạn trên, nhiều người bắt đầu “dìm hàng” và đánh giá xe VinFast kém chất lượng, không đáng tin cậy. Tuy nhiên sự thật có phải như vậy?
Trước đó, tại Việt Nam đã có rất nhiều vụ tai nạn tương tự từ những hãng xe khác. Ví dụ Honda CR-V va vào dải phân cách và rụng bánh trên đường Quang Trung, Quận Gò Vấp vào tháng 1/2019, hay Ford Explorer quẹt vào vỉa hè và gãy càng tại Hà Nội vào tháng 12/2017. Kể cả những dòng xe hạng sang như một chiếc Lexus RX hay Land Rover cũng gãy trục trước, rơi bánh khi tông vào dải phân cách trên đường.
Tại sao xe ô tô dễ bị rụng bánh, gãy càng khi va chạm
Đầu tiên chúng ta cần phải tìm hiểu cấu trúc liên kết bánh xe với hệ thống khung gầm, cũng là chi tiết cứng nhất, có nhiệm vụ giữ ổn định và cân bằng khi vận hành.Thực tế là bánh xe không hề được siết cứng vào khung gầm như nhiều người vẫn lầm tưởng. Chi tiết cố định bánh xe và khung gầm chính là hệ thống treo. Và tùy cầu trước hoặc sau, hệ thống treo sẽ kết nối với khung gầm thông qua giảm chấn, lò xo, thanh dẫn hướng…. Hệ thống này được thiết kế để giúp bánh xe có thể hoạt động ổn định trong điều kiện thông thường.
Theo đó, hệ thống treo sẽ hấp thụ tác động từ mặt đường lên bánh xe theo phương thẳng đứng hoặc lắc ngang. Cấu trúc này được thiết kế bền bỉ ngay cả khi vận hành trên những địa hình phức tạp, đường off-road, hoặc cả khi chạy tốc độ cao ngay trên đường đua. Bánh xe vẫn rất khó rụng hoặc gãy nếu không xảy ra va chạm.
Mặc dù có kết cấu vững chắc, nhưng trục bánh lại không được thiết kế để chịu được lực tác động ngược hướng di chuyển. Ngoài ra, khi bánh dẫn hướng nghiêng 1 góc so với thân xe, trục bánh cũng ở mức chịu tải thấp nhất. Nếu va chạm khi này, bánh xe cũng dễ dàng bật ngược trở lại và tách rời khỏi trục bánh, đặc biệt là va chạm với các vật cứng, như khối bê tông hay hàng rào sắt. Ngoài ra, khi bị sa vào một hố sâu với lực mạnh (ví dụ lọt hố ga), các ốc giữ càng chữ A cũng có thể bị gãy và gây ra rụng bánh.
Tuy nhiên, thiết kế dễ bị rụng bánh hoặc gãy càng cũng có thể xem là một cơ cấu an toàn, giúp bảo vệ người lái và hệ thống khung gầm. Thử tưởng tượng nếu bánh xe không tách rời khi gặp va chạm, trục bánh hoặc khung gầm sẽ bị lực va chạm tác động gián tiếp, từ đó sẽ bị vặn xoắn hoặc biến dạng.
Nếu trục bánh bị gãy, ngoài khung gầm, một loạt các hư hỏng dây chuyển sẽ xảy ra. Trực tiếp ảnh hưởng có thể kể như động cơ, hộp số và một loạt các chi tiết khác… Khi đấy chi phí khắc phục sửa chữa sẽ tốn kém gấp nhiều lần. Chưa kể việc gãy trục bánh có thể tác động vào khoang lái, ảnh hưởng đến sự an toàn của hành khách bên trong cabin.
Chính vì vậy việc rụng bánh, gãy càng khi xảy ra va chạm là hết sức bình thường. Điều này không có giá trị phản ánh chất lượng hay độ hoàn thiện “kém” của xe hơi.
Làm thế nào để giảm nguy cơ rụng bánh, gãy càng?
Lái xe an toàn, quan sát thật kỹ khi ngồi sau vô lăng là yêu cầu bắt buộc để giảm nguy cơ tai nạn, từ đó trực tiếp giảm nguy cơ rụng bánh, gãy càng.Trong trường hợp không thể ngăn tai nạn xảy ra, giảm tốc độ tối đa luôn là yêu cầu quan trọng nhất để giảm thiểu thiệt hại. Cố gắng đạp phanh hết mức và đánh lái khi tốc độ đã giảm xuống mức cho phép để tránh chướng ngại vật.
Ngày nay, những hệ thống an toàn hiện đại như chống bó cứng phanh ABS, cân bằng điện tử ESC, hỗ trợ phanh gấp BA, kiểm soát chống trượt và chống lật ROM… sẽ can thiệp giúp người lái vừa giảm tốc vừa có thể đánh lái dễ dàng.
Việc giảm tốc độ và đánh lái sẽ là cách chủ động, giúp người lái có thể giảm thiệt hại tối đa cho người và phương tiện. Điều kiện tiên quyết là người lái cần bình tĩnh để xử lý những tình huống có thể xảy ra.
Cuối cùng, người lái phải kiểm soát khoảng cách an toàn không chỉ với phương tiện khác, mà còn với các vật cố định trên đường như dải phân cách, trụ bê tông chia làn, hố ga mất nắp đậy, vỉa hè cao bất thường… Đây là những nguy cơ trực tiếp, có thể khiến bánh xe rụng “rời” bất đắc dĩ.
>>Xem thêm
Các bác nghĩ thế nào về việc rụng bánh, gãy càng khi va chạm xe hơi? Một chiếc xe có đáng bị chê kém nếu rơi vào trường hợp này?
Last edited by a moderator: