Hạng C
26/3/13
940
750
93
46
Ha Sonata nói:
Tình huống: Trên đường 2 chiều, có giải phân cánh cứng, mỗi bên có 2 làn đường được phân làn bằng vạch kẻ phân làn đứt quãng. KHÔNG CÓ BIỂN 412
21062012_MotSoDiemThaydoiBoSungCuaQuyCheBaoHieuDuongBo12.png


Hỏi: THEO LUẬT GTĐBVN XE MÁY ĐƯỢC PHÉP LƯU THÔNG LÀN NÀO, TẠI SAO?
Xin mời các chuyên gia luật GT vào phân tích, tranh luận!

Có ý kiến cho rằng:

"Theo luật GTĐB có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm 2009.
Theo điều 3 mục 7
Điều 3. Giải thích từ ngữ
7. Làn đường là một phần của phần đường xe chạy được chia theo chiều dọc của đường, có bề rộng đủ cho xe chạy an toàn.
Theo điều 13
Điều 13. Sử dụng làn đường
1. Trên đường có nhiều làn đường cho xe đi cùng chiều được phân biệt bằng vạch kẻ phân làn đường, người điều khiển phương tiện phải cho xe đi trong một làn đường và chỉ được chuyển làn đường ở những nơi cho phép; khi chuyển làn đường phải có tín hiệu báo trước và phải bảo đảm an toàn.
2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái.
3. Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.

Như vậy trong luật GTĐB không giải thích rõ ràng như thế nào là đường một chiều, chỉ giải thích rõ làn đườngquy định sử dụng làn đường.

Tuy nhiên trong "QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ BÁO HIỆU ĐƯỜNG BỘ" Điều 14 các mục 13, 14, 15, giải thích rõ các định nghĩa đường một chiều, hai chiều, đường đôi:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
4.13 Đường một chiều là để chỉ những đường chỉ cho đi một chiều;
4.14 Đường hai chiều là để chỉ những đường dùng chung cho cả hai chiều đi và
về mà không có dải phân cách hoặc vạch dọc liền;
4.15 Đường đôi là để chỉ những đường mà chiều đi và về được phân biệt bằng
dải phân cách hoặc các vạch dọc liền;

Qua các thông tin các bác đã cung cấp và thêm những điều trong luật em xin được túm gọn lại theo ý em hiểu như vầy:
Thứ 1. Rõ ràng là luật còn thiếu chưa đầy đủ, chúng ta không thể lấy định nghĩa về đường một chiều của Quy Chuẩn mà hiểu cho định nghĩa đường một chiều của Luật được. Vì Quy Chuẩn ban hành dựa trên Luật mà.

Thứ 2: Tuy luật còn thiếu nhưng vẫn phải áp dụng và theo Điều 13 chỉ quy định việc sử dụng làn đường, do đó theo em trong trường hợp này xe máy 2b được phép lưu thông trên làn ngoài sát con lươn, nhưng không phải chiếu theo điều 13 mục 2 mà là phải chiếu theo điều 13 mục 1. Bởi vì đây là đường hai chiều và không có biển báo phân làn riêng cho từng loại xe, bác có quyền đi làn sát con lươn (dãy phân cách)."


Có phản biện nào không?
tôi cũng từng có suy nghĩ thắc mắc như bác
sau khi đối chiếu QCVN41 và luật GTDB thì
đường bác đang nói đến thuộc loại đường đôi vì vậy chỉ áp dụng được 13.1 và 13.3, 13.1 dành cho việc chuyển làn==> chỉ còn áp dụng 13.3
Phương tiện tham gia giao thông đường bộ di chuyển với tốc độ thấp hơn phải đi về bên phải.
do đó ko phải loại phương tiện giao thông quyết định là đi làn nào, mà tốc độ di chuyển tại thời điểm đó quyết định.
==>>> xe máy, xe đạp, xe oto muốn đi làn phải hay trái đều được, nếu chạy nhanh thì ra trái sát lươn, chạy chậm thì vào phải.
Đó là đã căn cứ sát theo văn bản luật, còn nó có đúng với ý của người ra luật và có phù hợp với thực tế lưu thông và có đúng với hiểu biết của CSGT hay ko thì miễn bàn.







 
Hạng B2
4/6/13
105
45
28
minhtuantkh nói:
Vẫn chưa có ý cò nào đưa ra cho 1 là 1 với 2 là 3 nhỉ?
Sáng nay em có cafe với 1 bác dạy lái xe có thâm niên trong GTVT3 hắn chơi với một chú CSGT đội ở Trần Huy Liệu ( em cũng làm gần đấy) nên gọi ra 8 luôn, hỏi thì 2 bác ấy cũng xác nhận đúng là theo LUẬT nếu đường không có biển phân làn 412 và với giả thiết như đề bài ra ở trên thì xe gắn máy 2 bánh được chạy len ngoài chung với ô tô, nhưng thực tế việc chạy như vậy rất nguy hiểm nếu có chuyện rủi ro xảy ra thì được vạ má đã sưng.
Việc ra đường ngoài chuyện nắm chắc luật để đi cho đúng và không bị " chèn ép " thì cái quan trọng không kém là đi sao cho an toàn ( ví dụ: đèn xanh được đi, oK nhưng không quan sát cẩn thận phía đèn đỏ mà cứ cắm đầu đi theo luật rồi bỗng có thằng nhóc vượt đỏ tông vào mình thì cũng toi, lên thiên đàng rồi mà tự hào là đi đúng luật. Hoặc như có bác nào đó ở trong topic này đã có ví dụ về chuyện mình chạy 2 bánh tông vào thằng 4 bánh rồi thằng taxi phía sau chơi kẹp thịt mình luôn...).
Điều quan trọng em rút ra với bản thân: Cần hiểu và nắm rõ luật nhưng không phải lúc nào luật cũng đảm bảo an toàn cho mình. Hãy cẩn trọng và áp dụng luật cho khôn khéo!
Vì sao à? ... vì luật ( không chỉ luật GTĐB) ở VN mình và thực tế nó thế đấy, luôn có khoảng cách và đọ vênh các cụ ạ.
p/s: à em có thử làm thí nghiệm này rồi, khi bị thổi lại em đã rất lịch sự nhã nhặn trao đổi và được vui vẻ mời đi tiếp mà không trình giấy tờ gì cả. CSGT chỉ có lưu ý em là chạy cẩn thận vì đang lưu thông chung làn với ô tô.
Cám ơn bác đã đưa ra ý kiến đóng góp. Điều chúng ta đang bàn ở đây là đúng luật hay không đúng luật.
Khi chúng ta đã tự tin là đi đúng luật rồi, thì lúc đó mới tính đến chuyện an toàn Bác ạ.
Qua đây kiến thức về luật GTĐB của chúng ta đã cao hơn hẳn và có thể tự tin rằng mình đang đi đúng luật khi tham gia lưu thông và khi bị xxx ngoắt vào
 
Hạng D
4/5/12
4.401
26.585
175
bbbs nói:
minhtuantkh nói:
Vẫn chưa có ý cò nào đưa ra cho 1 là 1 với 2 là 3 nhỉ?
Sáng nay em có cafe với 1 bác dạy lái xe có thâm niên trong GTVT3 hắn chơi với một chú CSGT đội ở Trần Huy Liệu ( em cũng làm gần đấy) nên gọi ra 8 luôn, hỏi thì 2 bác ấy cũng xác nhận đúng là theo LUẬT nếu đường không có biển phân làn 412 và với giả thiết như đề bài ra ở trên thì xe gắn máy 2 bánh được chạy len ngoài chung với ô tô, nhưng thực tế việc chạy như vậy rất nguy hiểm nếu có chuyện rủi ro xảy ra thì được vạ má đã sưng.
Việc ra đường ngoài chuyện nắm chắc luật để đi cho đúng và không bị " chèn ép " thì cái quan trọng không kém là đi sao cho an toàn ( ví dụ: đèn xanh được đi, oK nhưng không quan sát cẩn thận phía đèn đỏ mà cứ cắm đầu đi theo luật rồi bỗng có thằng nhóc vượt đỏ tông vào mình thì cũng toi, lên thiên đàng rồi mà tự hào là đi đúng luật. Hoặc như có bác nào đó ở trong topic này đã có ví dụ về chuyện mình chạy 2 bánh tông vào thằng 4 bánh rồi thằng taxi phía sau chơi kẹp thịt mình luôn...).
Điều quan trọng em rút ra với bản thân: Cần hiểu và nắm rõ luật nhưng không phải lúc nào luật cũng đảm bảo an toàn cho mình. Hãy cẩn trọng và áp dụng luật cho khôn khéo!
Vì sao à? ... vì luật ( không chỉ luật GTĐB) ở VN mình và thực tế nó thế đấy, luôn có khoảng cách và đọ vênh các cụ ạ.
p/s: à em có thử làm thí nghiệm này rồi, khi bị thổi lại em đã rất lịch sự nhã nhặn trao đổi và được vui vẻ mời đi tiếp mà không trình giấy tờ gì cả. CSGT chỉ có lưu ý em là chạy cẩn thận vì đang lưu thông chung làn với ô tô.
Cám ơn bác đã đưa ra ý kiến đóng góp. Điều chúng ta đang bàn ở đây là đúng luật hay không đúng luật.
Khi chúng ta đã tự tin là đi đúng luật rồi, thì lúc đó mới tính đến chuyện an toàn Bác ạ.
Qua đây kiến thức về luật GTĐB của chúng ta đã cao hơn hẳn và có thể tự tin rằng mình đang đi đúng luật khi tham gia lưu thông và khi bị xxx ngoắt vào

Giao thông ở Việt Nam thì chịu thôi bác. Đi đường Huỳnh Tấn Phát quận 7 mà còn nhiều chú chạy 2 bánh ngu cố vượt lên cắt đầu xe Cont đang rẽ. Không hiểu sao giờ này tụi nó còn sống đầy ra đấy. Còn chạy xe chung với riêng à. Bác qua Malaysia đi, xem 2B chạy lane 100 chung với ôtô nhé. Em không dám leo lên ngồi sau 1 ông VN luôn mặc dù dân VN mình là trùm lạng lách. Và với tốc độ như vậy (người bên đó nói em) thì ôtô mà bị tai nạn thì 1 là sống 2 là chết chứ không có lặc lìa lặc lọi đâu.
 
Hạng D
10/10/11
3.769
753
113
Trong Điều 13, em cho rằng khoản 3 là quyết định tất. Ví dụ ô tô vẫn có thể chạy sát phải đc khi tốc độ di chuyển chậm, ngược lại xe máy di chuyển nhanh hơn thì đi làn trái.

Nếu ko thì ô tô chẳng lẽ chạy mãi ko vào làn phải đc thì sao nhễ.
 
  • Like
Reactions: Sang Inno
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.500
170.931
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
HieuLe309 nói:
Trong Điều 13, em cho rằng khoản 3 là quyết định tất. Ví dụ ô tô vẫn có thể chạy sát phải đc khi tốc độ di chuyển chậm, ngược lại xe máy di chuyển nhanh hơn thì đi làn trái.

Nếu ko thì ô tô chẳng lẽ chạy mãi ko vào làn phải đc thì sao nhễ.
Ờ đúng!
 
Hạng C
29/9/07
677
98
28
Sai Gon
Đọc lại Kh.2 Điều 13 thì em thấy lòi ra một ý nữa:
"...2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái."
Xe cơ giới không được đi làn bên phải (của xe thô sơ)?!

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Xe cơ giới
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Xe thô sơ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Lề đường
 
Chi Hội Trưởng S.O.S
8/1/11
21.500
170.931
113
13
tp HCM
trenduonggiobui.wordpress.com
badguy nói:
Đọc lại Kh.2 Điều 13 thì em thấy lòi ra một ý nữa:
"...2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái."
Xe cơ giới không được đi làn bên phải (của xe thô sơ)?!

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Xe cơ giới
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Xe thô sơ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Lề đường
18. Phương tiện giao thông cơ giới đường bộ (sau đây gọi là xe cơ giới) gồm xe ô tô; máy kéo; rơ moóc hoặc sơ mi rơ moóc được kéo bởi xe ô tô, máy kéo; xe mô tô hai bánh; xe mô tô ba bánh; xe gắn máy (kể cả xe máy điện) và các loại xe tương tự.
19. Phương tiện giao thông thô sơ đường bộ (sau đây gọi là xe thô sơ) gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự.
 
Hạng C
29/9/07
677
98
28
Sai Gon
HieuLe309 nói:
Trong Điều 13, em cho rằng khoản 3 là quyết định tất. Ví dụ ô tô vẫn có thể chạy sát phải đc khi tốc độ di chuyển chậm, ngược lại xe máy di chuyển nhanh hơn thì đi làn trái.

Nếu ko thì ô tô chẳng lẽ chạy mãi ko vào làn phải đc thì sao nhễ.
Em thấy Khoản 3 không đề cập đến "làn" mà chỉ đề cập "đi về bên". Nên theo em hiểu lại là bên phải/trái của làn được phép đi (?!)
Đúng là vẫn còn lờ mờ như sương. Nhờ các bác luật sư cho ý kiến ạ.

 
Hạng D
13/2/11
2.097
802
113
badguy nói:
HieuLe309 nói:
Trong Điều 13, em cho rằng khoản 3 là quyết định tất. Ví dụ ô tô vẫn có thể chạy sát phải đc khi tốc độ di chuyển chậm, ngược lại xe máy di chuyển nhanh hơn thì đi làn trái.

Nếu ko thì ô tô chẳng lẽ chạy mãi ko vào làn phải đc thì sao nhễ.
Em thấy Khoản 3 không đề cập đến "làn" mà chỉ đề cập "đi về bên". Nên theo em hiểu lại là bên phải/trái của làn được phép đi (?!)Đúng là vẫn còn lờ mờ như sương. Nhờ các bác luật sư cho ý kiến ạ. 
Em hiểu như Bác, xe di chuyển với tốc độ thấp phải đi về bên phải. Bên phải đây là bên phải của làn mình đang chạy chứ không phải làn bên phải.
 
Hạng B2
30/5/13
273
5
18
44
tp.hcm
badguy nói:
Đọc lại Kh.2 Điều 13 thì em thấy lòi ra một ý nữa:
"...2. Trên đường một chiều có vạch kẻ phân làn đường, xe thô sơ phải đi trên làn đường bên phải trong cùng, xe cơ giới, xe máy chuyên dùng đi trên làn đường bên trái."
Xe cơ giới không được đi làn bên phải (của xe thô sơ)?!

>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Xe cơ giới
- - - - - - - - - - - - - - - - - - - -
Xe thô sơ
>>>>>>>>>>>>>>>>>>>>
Lề đường
Nếu theo kh.2.Điều 13 thì khi xe cơ giới đi vào làn đường bên trái sát lươn được đúng không các bác.Vậy cũng theo kh.2 Điều 13 này nếu xxx bắt lỗi xe cơ giới đi vào làn của xe thô sơ thì mình phải cãi như thế nào các bác.