Hỏi/Đáp Kỹ Thuật Xe ô tô chết máy khi giảm ga

Hạng B2
12/10/04
110
6
18
53
:( Xe bị chết máy khi bỏ gấp chân ga, và đạp phanh. Chỉ khi chạy nóng máy một lúc mới bị hiện tượng này, và nếu nhả chân ga giảm tốc từ từ thì không sao, chỉ nhả gấp phanh gấp mới bị. Các bác phán bệnh hộ em với, xe BMW 520 1995, MT, động cơ M50 6 xilanh thẳng hàng.

Sau khi tổng hợp Mod edit lại nội dung trả lời cho câu hỏi xe ô tô chết máy khi giảm ga?

Nguyên nhân xe ô tô chết máy khi giảm ga

Xe ô tô chết máy do hệ thống làm mát xe ô tô bị hỏng

Hệ thống làm mát gặp vấn đề hay hư hỏng là một trong những nguyên nhân khiến động cơ nóng lên làm cho xe ô tô chết máy đột ngột. Lỗi xảy ra ở hệ thống làm mát thường là do xe bị thiếu nước làm mát. Khi xuất hiện lỗi này, khả năng tản nhiệt và làm mát của động cơ sẽ giảm đi rất nhiều.

Bên cạnh lỗi do thiếu nước làm mát, hệ thống làm mát cũng có thể đang gặp vấn đề khác như: bơm nước hỏng, két nước tắc nghẽn do bụi bẩn, vỡ mối hàn, quạt gió hỏng, đường ống bị rò rỉ, van hằng nhiệt hỏng… Bất kỳ những vấn đề nào xảy ra ở hệ thống làm mát, thì động cơ sẽ mất đi khả năng làm mát và tản nhiệt khiến nhiệt độ của động cơ tăng lên cao dẫn tới chết máy đột ngột.

Hệ thống làm mát xe ô tô bị hỏng


Dấu hiệu cảnh báo: Khi chiếc xe gặp vấn đề ở hệ thống làm mát, nhiệt độ của động cơ sẽ nhanh chóng tăng cao, bạn có thể nhận biết điều này bằng cách quan sát đồng hồ đo nhiệt độ nước làm mát. Lúc này, động cơ sẽ hoạt động ì ạch hơn và xuất hiện theo những tiếng gõ lạ.

Cách xử lý nhanh: Khi thấy nhiệt độ nước làm mát tăng cao bất thường, bạn nên nhanh chóng đỗ xe vào vị trí an toàn và có bóng râm. Tắt máy, tắt điều hòa và các thiết bị trên xe, lúc này khoang máy đang rất nóng nên bạn không nên mở nắp capo ra để kiểm tra ngay mà hãy đợi tới khi máy nguội hẳn.

Nếu thấy xe đã cạn nước làm mát thì bạn hãy châm thêm. Nếu không có sẵn nước làm mát thì bạn có thể dùng tạm nước lọc. Sau đó đợi nhiệt độ của động cơ giảm thì hãy đưa xe tới các garage để kiểm tra ngay.

Xe ô tô chết máy do dầu nhớt động cơ có vấn đề

Xe bị rò rỉ dầu khiến dầu bị thiếu hụt, hay sử dụng dầu kém chất lượng, hết hạn, bị biến chất… không chỉ ảnh hưởng tới việc bôi trơn các chi tiết của động cơ, mà nó còn khiến động cơ bị quá nhiệt dẫn tới trường hợp chết máy đột ngột. Bởi ngoài khả năng bôi trơn, dầu động cơ còn có công dụng làm mát.

Nếu xe bị cạn dầu hay dầu đã bị đóng cặn, sệt… các chi tiết bên trong động cơ sẽ không được làm mát hiệu quả. Ngoài ra, do khả năng bôi trơn của dầu bị kém hiệu quả nên độ ma sát sẽ tăng lên, từ đó nhiệt độ của động cơ cũng tăng cao. Đây cũng chính là một trong những nguyên nhân khiến động cơ mau nóng và xe ô tô chết máy đột ngột.

Xe ô tô chết máy do dầu nhớt động cơ có vấn đề


Dấu hiệu cảnh báo: Người lái có thể nhận biết lỗi này thông qua đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ ngay trên cụm đồng hồ. Hoặc bạn cũng có thể chủ ý quan sát dưới gầm xe, xem có dầu chảy dưới gầm hay hao hụt bất thường.

Cách xử lý nhanh: Nếu bạn thấy xe bị thiếu dầu, hãy châm thêm. Nếu dầu xe đã cũ, biến đổi chất thì bạn nên xả sạch dầu và thay dầu mới vào. Sau đó nên đưa xe tới các garage để được kiểm tra một cách cẩn thận.

Lọc nhiên liệu bị tắc

Lọc nhiên liệu đảm nhận nhiệm vụ lọc các cặn bẩn và tạp chất của nhiên liệu trước khi đi vào động cơ. Vậy nên, theo thời gian thì lọc nhiên liệu sẽ bị bám bẩn và xuất hiện tình trạng tắc nghẽn. Điều này sẽ khiến nhiên liệu đi vào động cơ không đủ khiến xe ô tô chết máy đột ngột.

Dấu hiệu cảnh báo: Khi lọc nhiên liệu ô tô gặp vấn đề, xe thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu như động cơ bị nóng, xe ì không bốc như ban đầu, hao tốn nhiều nhiên liệu. Nếu tình trạng này diễn ra lâu, thì động cơ ngày càng yếu và cuối cùng là chết máy khi tăng ga.

Cách xử lý nhanh: Sẽ vô cùng khó khăn để một tài xế có thể tự kiểm tra hệ thống này. Vì vậy khi phát hiện tình trạng, hãy đến các gara ô tô gần nhất để kiểm tra và thay lọc nhiên liệu.

Xe ô tô chết máy do bơm xăng/bơm cao áp dầu bị hỏng

Bơm xăng (máy xăng) và bơm cao áp dầu (máy diesel) là bộ phận chịu trách nhiệm bơm nhiên liệu qua vòi phun để đi vào buồng đốt, thực hiện quá trình đốt cháy để sinh công. Vậy nên, nếu bơm nhiên liệu bị hỏng thì quá trình đốt cháy sẽ không được diễn ra hoặc diễn ra không hiệu quả. Lỗi này cũng là một trong những nguyên nhân khiến xe chết máy đột ngột.

Dấu hiệu cảnh báo: Thường thì bơm nhiên liệu gặp vấn đề rất khó để phát hiện. Nhưng nếu như bơm nóng hay bơm hoạt động kém hiệu quả, sẽ khiến động cơ xe ồn hơn bình thường.

Cách xử lý nhanh: Khi bơm nhiên liệu gặp vấn đề, cách duy nhất bạn có thể làm là đưa xe tới garage, để các kỹ thuật viên kiểm tra và đưa ra biện pháp sửa chữa hợp lý, tránh bị tình trạng xe ô tô chết máy giữa đường. Nếu hư hỏng nặng, tốt nhất bạn nên thay mới bơm nhiên liệu.

Kim phun nhiên liệu bị tắc

Kim phun nhiên liệu bị tắc


Kim phun ô tô chịu trách nhiệm phun nhiên liệu vào trong buồng đốt, để thực hiện quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí. Kể cả nhiên liệu đã được lọc sạch trước khi đưa vào kim phun, nhưng sau thời gian dài hoạt động thì kim phun vẫn sẽ bị bám bẩn. Nếu lâu ngày không được vệ sinh sẽ xảy ra tình trạng kim phun bị tắc nghẽn.

Khi kim phun tắc nghẽn, nhiên liệu đi vào buồng đốt sẽ không đủ khiến lưu lượng phun, kích thước hạt phun và thời điểm phun không được chính xác. Điều này sẽ ảnh hưởng tới quá trình đốt cháy nhiên liệu của động cơ, có thể khiến xe ô tô chết máy.

Dấu hiệu cảnh báo: Xe bị rung giật khi lên ga, máy yếu hoặc đang chạy bỗng dưng chết máy đột ngột.

Cách xử lý nhanh: Đưa xe đến garage để vệ sinh kim phun. Trong trường hợp kim phun đã hết hạn sử dụng nên sớm thay mới.

Bobin đánh lửa hay bugi ô tô gặp vấn đề

Để quá trình cháy diễn ra trong buồng đốt xylanh động cơ cần có 3 yếu tố: nhiên liệu, không khí và tia lửa. Hệ thống đánh lửa sẽ chịu trách nhiệm tạo ra tia lửa.

Hệ thống đánh lửa gồm 2 bộ phận chính là bobin đánh lửa và bugi. Nếu như một trong hai bộ phận này, hoặc cả hai gặp vấn đề thì sẽ không thể đánh lửa, tia lửa yếu hoặc thời điểm đánh lửa không chính xác. Điều này ảnh hưởng trực tiếp tới quá trình đốt cháy hỗn hợp nhiên liệu và không khí, khiến xe ô tô chết máy.

Dấu hiệu cảnh báo: Khi bobin đánh lửa ô tô hay bugi xe ô tô gặp vấn đề, xe thường sẽ xuất hiện những dấu hiệu như động cơ yếu, rung giật, xe hao xăng, khó đề, không nổ máy, đèn Check Engine báo sáng…

Cách xử lý nhanh: Nên kiểm tra, vệ sinh bugi và cả hệ thống đánh lửa thường xuyên. Nếu nhận thấy bugi đã xuống cấp thì nên thay mới.

Van điều áp bị lỗi cũng làm cho xe ô tô chết máy

Van điều áp bị lỗi cũng làm cho xe ô tô chết máy


Van điều áp có nhiệm vụ đảm bảo áp suất nhiên liệu trong các ống chia không đổi. Nếu van điều áp bị lỗi, áp suất nhiên liệu sẽ không được ổn định dẫn tới tình trạng áp suất quá thấp hoặc quá cao. Điều này ảnh hưởng rất nhiều tới công suất của động cơ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến động cơ bị lỗi, xe chết máy đột ngột.

Dấu hiệu cảnh báo: Khi van điều áp bị lỗi, xe thường có các dấu hiệu động cơ bị giảm công suất, tăng tốc yếu, xe tiêu hao nhiên liệu nhiều hơn, xe bị ra khói đen…

Cách xử lý nhanh: Khi van điều áp bị lỗi cách tốt nhất là kiểm tra và thay van điều áp càng sớm càng tốt để tránh hiện tượng xe ô tô chết máy đột ngột.

Van không tải bị lỗi

Van không tải đảm nhận nhiệm vụ tự động điều chỉnh tiết diện lưu thông của đường gió theo cơ chế hoạt động của động cơ. Nếu van không tải được vệ sinh thường xuyên, bụi bẩn bám quá nhiều sẽ dẫn tới tình trạng tắc nghẽn, ảnh hưởng tới chế độ không tải của động cơ.

Van không tải bị lỗi


Dấu hiệu cảnh báo: Khi van không tải bị lỗi, xe để máy ở chế độ không tải thường có dấu hiệu máy nổ không đều, xe bị oà ga hoặc chết máy giữa chừng.

Cách xử lý nhanh: Nên vệ sinh van không tải. Nếu van đã xuống cấp tốt nhất nên thay mới.

Cách hạn chế tình trạng xe ô tô bị chết máy đột ngột

Để tránh tình trạng xe ô tô đang đi chết máy, tắt máy nên lưu ý:
  • Kiểm tra, bảo dưỡng động cơ và các bộ phận liên quan đúng theo lịch bảo dưỡng của hãng xe.
  • Thường xuyên kiểm tra nước làm mát xe, châm thêm khi gần hết.
  • Thay dầu động cơ sau mỗi 5.000 – 8.000 km vận hành.
  • Định kỳ vệ sinh lọc xăng, thay lọc xăng sau mỗi 40.000 km hoặc 2 năm vận hành.
  • Định kỳ vệ sinh bugi ô tô sau mỗi 20.000 km, thay bugi ô tô mới sau 40.000 – 100.000 km vận hành.
  • Định kỳ vệ sinh kim phun ô tô sau mỗi 20.000 km vận hành.
 
Last edited by a moderator:
Hạng B2
12/10/04
110
6
18
53
58.gif
Em đã súc rửa sạch họng gió, van garanti. Có thể cái van garanti này hỏng phải thay không bác, do nó không giữ được vòng quay . Nhưng mà sao chỉ khi đi nóng máy mới bị, còn trong vòng nửa tiếng đầu tiên thì hoàn toàn bình thường.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Khi máy còn lạnh , dù bướm ga đóng hết và đột ngột thì mạch bù lạnh buổi sáng còn hoạt động nên nó không " Chết ". Khi máy nóng , trách nhiệm duy trì hoạt động khi ta buông hết ga được " bán cái " sang mạch cầm chừng , mạch này lôi thôi là xe "Ngất" luôn khi ta nhả ga đột ngột
 
Hạng B2
12/10/04
110
6
18
53
Bác cho em hỏi cái mạch cầm chừng đó tiếng ANh nó gọi là gì để em tìm hiểu thêm. Thay hay sửa nó có vất vả quá không bác ?
 
Tập Lái
2/7/08
32
2
0
39
Tp HCM
Bác cho hỏi thêm chút: Xe bác khi nóng và khi nguội tốc độ cầm chừng là bao nhiêu? Khi xẩy ra hiện tượng này tình hình xe chạy có vọt nữa không. Nếu van cầm chừng bị hỏng thì nóng hay nguoi gì nó cũng bị tại vì Van cầm chừng và van bù lạnh buổi sáng là một mà thui.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Le_Vu_ckd nói:
... tại vì Van cầm chừng và van bù lạnh buổi sáng là một mà thui.
Bác viết cái gì thế ? Sao lại là một ? Một chế độ là để khởi động khi máy lạnh , nước lạnh , bướm Air khởi động đóng kín và bướm ga hé mở do ta mồi ga, yêu cầu Hòa Khí đậm đặc , một chế độ là để máy họat động cầm chừng ( Ralentie) khi máy nóng , bướm ga đóng hòan tòan do buông chân ga , bướm khởi động mở hết do nước đang rất nóng ...( ví dụ dừng đèn ) . Coi lại cấu tạo CHK bác nhé , lọai đơn giản nhất của ô tô đã thiết kế rõ hai chế độ rồi chứ không phải chỉ có các lọai hiện đại mới có đâu .

Bù ga sáng chạy theo mạch phun sau bướm gió , trước bướm ga khi nuớc lạnh , khi nước nóng lên , cơ cấu nhiệt kéo bướm gió (Bướm Air ) mở rộng tối đa ,họng hút thông hòan tòan , thấp áp họng hút lúc này do bướm ga ( Nằm dưới thấp trong hình ) quyết định ,cơ cấu khởi động lạnh hết nhiệm vụ :
CheHoaKhidongian.jpg

Còn đây là mạch Ralentie ( Cầm chừng ) được cung cấp xăng bởi chỉnh Jic-lơ sau bướm ga khi nó đóng kín vì ta nhả hết chân ga :
CheHoaKhi.jpg

( Bướm gió -hay còn gọi là Air gió ở trên đang mở hết cỡ vì động cơ đã nóng )
Xe BMW 520 SX1995 của bác đã sử dụng hệ thống nhiên liệu K-Jetronic thì bệnh tình còn liên quan đến bộ chia xăng nữa bác ạ , nó cũng bị tình trạng nóng lên thì phân phối nhiên liệu chập chờn và rất khó chỉnh Ralentie cho ổn định .
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
2/7/08
32
2
0
39
Tp HCM
520-1995 là xe phun xăng chứ bác. Van IDL nó là 3 chân hai cuộn dây điều khiển bằng hộp mà.
 
O.S.P.D
16/8/04
2.804
128
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Xe phun xăng thế hệ sau này cũng vậy thôi bác . BMW của bác chủ là đời xài phun K-Jetronic , cũng có lọai xài KE-Jetronic ( Tức là có cảm biến Oxy rồi ) .
Quá trình khởi động bao giờ cũng phải tìm cách làm giàu hòa khí hay là hạn chế không khí còn lạnh bên ngòai , quá trình cầm chừng là để xe nổ máy ở mức không có tác động từ bướm ga , mà chạy theo mạch phun được điều khiển ở cơ chế cầm chừng , do vậy mới có chuyện mạch chính và mạch phụ , van cầm chừng và van khởi động lạnh ( Không phải là van bì máy lạnh ) . Dù là phun vòi độc lập hay phun chung trong " Ống sáo " , phun trong họng CHK hay là phun hiện đại đa điểm , thì việc phân bổ chế độ cầm chừng và khởi động lạnh là không thể lẫn lộn.
Và thực tế ta thấy rõ , rất nhiều chứng phập phù vòng quay khi xe lạnh mà khi nóng lên thì khỏi , hay là cứ nóng máy thì dở chứng mất Ralentie .
Nóng và lạnh , có tải và cầm chừng ở động cơ đốt trong là các trạng thái rất khác biệt của quá trình vận hành mà ta phải nắm rõ để có hướng phán đóan bệnh tình.
Mạch khởi dộng lạnh còn liên quan tới cửa gió rất xa phía ngòai , van IDL mà bác nói dù có 3 dây , điều khiển hai tầng thì cũng không đảm đương tòan bộ nhiệm vụ khởi động lạnh đâu . Bởi vậy mới đề nghị bác chủ là nên xem xét hai vấn đề riêng biệt để tránh tốn tiền oan.
Van khởi động lạnh được điều khiển bằng điện , 2 dây vào( cũng có khi 3 , chả biết tại sao ?? :D :
Kaltstartventilbmw95.jpg

Van này cũng điều khiển bằng điện , cũng có 3 dây vào , nhưng nằm ở chỗ khác , nhiệm vụ khác , nó là van Idl :;)
leerlaufventilBMW52095.jpg
 
Last edited by a moderator:
Tập Lái
2/7/08
32
2
0
39
Tp HCM
Có thể em đã nhầm 520 với 520i. Với xe phun xăng bằng điện tử, việc khởi động lạnh hoàn toàn do ECU tính toán tỷ lệ hòa khí. Nhiệt độ động cơ được nhận biết bởi cảm biến nhiệt độ nước làm mát. Lượng gió đưa vào hoàn toàn đựợc đo kiểm bởi cảm biến đo gió. Vì thế khi khởi động lạnh ECU sẽ đưa ra lượng phun phù hợp với bất kỳ nhiệt độ nào của động cơ. Tuy nhiện bản thân bên trong ECU đã có sẵn chế độ bù lạnh buổi sáng riêng biệt so với chế độ bình thường. Van IDL được ECU điều khiển khi cánh bướm ga đóng hoàn toàn( được cảm nhận từ cảm biến vị trí bướm ga) và nó mở một đường bybass qua cánh bướm ga. Van IDL luôn luôn duy trì cho đông cơ một tốc độ nhỏ nhất mà ở đó tua máy đều nhất. Khi nhiệt độ động cơ thấp, nó mở một lượng gió lớn hơn để hâm nóng nhanh động cơ nên khi buổi sáng trong mấy giây đầu sau khi khởi động tua máy lên cao và sau đó giảm dần và ổn định. Với một số loại xe sau này, van IDL còn đảm nhận luôn chức năng bù ga máy lạnh. khi có tín hiệu AC, ECU điều khiển van IDL mở một lượng gió cho tua máy lên trước sau đó mới đóng Lock lạnh để tránh trường hợp chết máy khi bật máy lạnh( thay cho cục bù máy lạnh). Với xe mới hai quá trình này được phối hợp nhịp nhàng và ta không thể nào nhận ra sư thay đổi của tua máy khi bật máy lạnh. Hiện nay trên xe thông dụng một số van IDL như: loại động cơ bước 6 dây ra( trên xe Julie, camry ...), Loại động cơ lưỡng cực 4 dây( trên xe Daewoo, Isuzu ... ), loại van xoay 3 dây hai cuộn dây (trên xe Toyota; B+, ISCC và ISCO), loại 2 dây một cuộn dây và một lò xo hồi vị (suzuky VITARA, honda), loại 3 dây có IC bên trong( Toyota yaris, B+, E và ISD). Khi van này bị lão hóa thường dẫn tới ECU điều khiển bị vọc lố do hệ số điều khiển (độ lỳ) thay đổi dẫn tới òa ga hay chết máy khi nhả ga nhanh và đạp côn (Nubira II) hoặc sượng ga( ISUZU cupe...)
Em chỉ biết nhiêu đó nên đưa ra bàn cho vui. Mong các bác chỉ giáo.