Hạng B2
25/3/11
105
867
93
Em hỏi cụ Gù thì :

Điều 53, Luật GTĐB quy định điều kiện tham gia giao thông của xe cơ giới phải: “Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển”

Nghị định 171/2013/NĐ-CP quy định chế tài xử phạt vi phạm giao thông quy định:
Điều 17. Xử phạt người điều khiển xe mô tô, xe gắn máy (kể cả xe máy điện), các loại xe tương tự xe mô tô và các loại xe tương tự xe gắn máy vi phạm quy định về điều kiện của phương tiện khi tham gia giao thông
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

Như vậy, Luật quy định phải có đủ 2 gương nhưng chỉ có chế tài xử phạt nếu thiếu gương bên trái. Do vậy CSGT chỉ phạt khi xe mô tô thiếu gương bên trái hoặc có gương bên trái nhưng không có tác dụng.

Quy chuẩn Việt Nam về gương chiếu hậu cho mô tô, xe máy:

www.vr.org.vn/vaq/Standards/TCVNFiles/QCVN28-2010.pdf

Trong đó, có những chi tiết có thể dễ dàng xác định mà không cần đo bằng phương tiện kỹ thuật như:

Tại mục Quy định kỹ thuật, Quy định kỹ thuật chung:
- Gương phải có tác dụng phản xạ.
- Tất cả các gương phải điều chỉnh được vùng quan sát.

Tại mục Quy định về kích thước:
2.2.1 Diện tích của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 69cm2
2.2.2 Trong trường hợp gương tròn, đường kính của bề mặt phản xạ không được nhỏ hơn 94mm và không được lớn hơn 150mm

Như vậy, gương chiếu hậu mô tô, xe máy “tiêu chuẩn” là đáp ứng được các điều kiện trong Quy chuẩn trên. Không có quy định nào cấm hoặc xử phạt người sử dụng “gương thời trang” hay “gương cầu”, “gương không theo xe”.

# : -----------------------------------------------

I. Phải lắp mấy gương mới đúng quy định?
Theo quy định tại Điểm e Khoản 1 Điều 53 Luật Giao thông đường bộ năm 2008 - Các phương tiện tham gia giao thông là xe cơ giới phải "Có đủ gương chiếu hậu và các trang bị, thiết bị khác bảo đảm tầm nhìn cho người điều khiển".

Tại Tiêu chuẩn Việt nam TCVN 6770-2001 về các yêu cầu cơ bản đối với việc sử dụng gương lắp trên xe máy 2 bánh được quy định như sau:

- Xe gắn máy 2 bánh có vận tốc tối đa theo thiết kế không vượt quá 50km/h phải được gắn ít nhất 1 gương chiếu hậu ở bên trái phương tiện;
- Phương tiện có vận tốc tối đa theo thiết kế vượt quá 50km/h và các phương tiện 3 bánh phải được lắp 2 gương - Một gương bên trái và một gương bên phải phương tiện.

Tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về "Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ" - Phương tiện tham gia giao thông là xe gắn máy chỉ bị xử phạt hành chính khi không lắp gương chiếu hậu bên trái phương tiện. Cụ thể theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP:

Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có còi; Đèn soi biển số; Đèn báo hãm; Gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng...

Do vậy! Về nguyên tắc - Việc chỉ lắp gương chiếu hậu bên trái xe mà không lắp gương bên phải xe sẽ không bị xử phạt. Tuy nhiên, trường hợp có lắp gương chiếu hậu bên trái xe nhưng gương không có tác dụng thì vẫn có thể bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này.

II. Thế nào là gương có tác dụng, gương đúng quy định?

Về văn bản hướng dẫn gương chiếu hậu thế nào là đúng quy cách - Tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6770-2001 ban hành kèm theo Quyết định 46/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 27/7/2001 về các yêu cầu đối với việc sử dụng gương chiếu hậu lắp trên xe môtô và xe máy.

Cụ thể! Về cơ bản, gương chiếu hậu lắp trên phương tiện giao thông đường bộ phải đáp ứng được các yêu cầu chính sau đây:

- Tất cả các gương chiếu hậu đều phải điều chỉnh được một cách dễ dàng quanh cán gương nhưng cũng không quá rung lắc, lỏng lẻo khi xe chuyển động.
- Phải đảm bảo bền khi bị chèn ép hoặc va chạm. Khi bị vỡ thì các mảnh kính văng ra phải hạn chế tối đa việc gây sát thương cho người điều khiển phương tiện cũng như những người khác.
- Bề mặt phản xạ của gương phải có hình dạng phẳng hoặc cầu lồi tuỳ theo các loại gương. Diện tích cũng như dạng bề mặt của gương phải giúp cho người lái xe dễ dàng quan sát qua gương phía trước bánh xe, xung quanh xe, phía sau xe cũng như phía sau ở trong xe.

Chi tiết - Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 6770-2001 quy định Gương chiếu hậu mô tô và xe gắn máy:

- Diện tích không được nhỏ hơn 69cm2.
- Trong trường hợp gương tròn, đường kính không được nhỏ hơn 94mm.
- Trong trường hợp gương không tròn, kích thước phải đủ lớn để chứa được một vòng tròn nội tiếp có đường kính 78mm trên bề mặt phản xạ.


III. Cảnh sát Giao thông có quyền xử phạt lỗi không gương chiếu hậu không?

Tại Nghị định số 171/2013/NĐ-CP ngày 13/11/2013 về "Xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ" - Quy định thẩm quyền xử phạt của lực lượng CSGT như sau:

Cụ thể theo quy định tại Điểm a Khoản 2 Điều 68 Nghị định 171/2013/NĐ-CP - Cảnh sát Giao thông đường bộ có thẩm quyền xử phạt đối với các hành vi vi phạm được quy định trong Nghị định này như sau:

"Các hành vi vi phạm trong lĩnh vực giao thông đường bộ của người và phương tiện tham gia giao thông trên đường bộ được quy định tại Nghị định này" trong đó có lỗi được quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 17 Nghị định 171/2013/NĐ-CP - "Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau đây: Không có còi; Đèn soi biển số; Đèn báo hãm; Gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng...".

Vì vậy, nếu người tham gia giao thông bằng phương tiện xe mô tô, xe gắn máy không có gương chiếu hậu hoặc gương chiếu hậu không có tác dụng thì lực lượng Cảnh sát Giao thông có quyền dừng xe và xử lý lỗi hành vi này.
 
Chỉnh sửa cuối: